Tình hình kinh tế xã hội thị xã Châu Đốc năm

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển nhân loại cho hấy văn hóa là nền tảng tinh thần c ủa xã hội, nó không chỉ là mục tiêu (Trang 34 - 49)

Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

2.1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội thị xã Châu Đốc năm

Nhìn chung, kinh tế xã hội thị xã tiếp tục phát triển trong năm 2007 với tốc độ tăng trưởng là 14,89%; các hoạt động kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc; an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm đầu tư; đặc biệt thị xã Châu Đốc được công nhận đạt chuẩn đô thị loại III vào đầu năm, tạo được sự phấn khởi trong nhân dân. Công tác đối ngoại được

giữ vững, duy trì và tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đoàn kết truyền thống với phía bạn Campuchia.

Về kinh tế

Đánh giá kết quả tăng trưởng kinh tế 3 khu vực:

Thương mại – dịch vụ - du lịch: phát triển đúng định hướng, đạt tỉ lệ tăng trưởng 17,88%, chiếm tỷ trọng 63,89% trong cơ cấu GDP, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Ngành công nghiệp – xây dựng: tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động đầu tư xây dựng nhưng nhìn chung tình hình xây dựng và sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng, đạt tốc độ 17,79%, tăng 0,09% so kế hoạch, chiếm 20,37% trong cơ cấu GDP. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 201,5 tỷ đồng so với kế hoạch đạt 102,30%, so với cùng kỳ tăng 6,23%, giá trị tăng thêm đạt 84,630 tỷ đồng. Giải ngân chương trình khuyến công 65 tỷ đồng cho 200 cơ sở, đạt 144,4% so với chỉ tiêu và tăng 36,59% so với cùng kỳ; có 51 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được thành lập mới với tổng vốn đầu tư ban đầu là 2,2 tỷ đồng (145,71% kế hoạch).

Nông nghiệp - thủy sản: Tình hình sản xuất năm 2007 ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng 1,58%, chiếm tỉ trọng 15,70% trong cơ cấu GDP thị xã

Văn hóa – xã hội: Giáo dục:

Chất lượng giáo dục được nâng cao ở các cấp học với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả tích cực như: huy động học sinh ra lớp đạt tỷ lệ cao (Mẫu giáo: 111,475%; Tiểu học: 102,1%; THCS: 89,61%; THPT: 77,44% (mức bình quân chung của tỉnh là 71,68%)); môi trường sư phạm được đầu tư cải thiện đảm bảo yêu cầu phục vụ dạy và học.

Y tế:

Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ nhân dân, 100% khóm ấp được bố trí nhân viên y tế, đã khám và chữa bệnh cho 467.160 lượt người; tiếp tục tổ chức khám chữa bệnh cho học sinh, người cao tuổi, nhân dân vùng sâu, vùng xa. Công tác phòng chống dịch bệnh được duy trì thường xuyên nên phát hiện kịp thời và dập dịch đạt hiệu quả cao, nhất là bệnh sốt xuất huyết. Công tác Dân số

sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình đến vùng có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 cao và vùng khó khăn” ở 7 phường, xã .

Văn hóa thông tin – thể dục thể thao:

Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao chào mừng các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn trong năm: Tết Nguyên Đán, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, kỷ niệm ngày miền Nam giải phóng 30/4, Quốc khánh 2/9, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thương binh liệt sĩ 27/7… Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển rộng khắp từ thị xã đến cơ sở với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Công tác xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh, đã công nhận 23.167/24440 hộ gia đình văn hóa đạt 94,79%, đạt 44,4% khóm, ấp văn hóa, 115 cơ quan văn hóa, 3 chợ đạt chuẩn Trật tự - An toàn – Vệ sinh; tổ chức thành công liên hoan gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc ở 2 cấp phường, xã thị trấn.

Công tác truyền thanh, truyền hình được thực hiện tốt, phản ánh kịp thời các sự kiện hoạt động trong đời sống nhân dân, tuyên truyền các ngày lễ lớn, hội nghị thị xã. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được thực hiện tốt, thường xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm. Các hoạt động lễ hội tại các di tích, cơ sở tôn giáo, thờ tự được tổ chức theo nghi thức truyền thống, đảm bảo an ninh trật tự [29].

2.1.2. Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang An Giang

Sự phồn thịnh của tín ngưỡng thờ bà Chúa Xứ trong tâm thức người nông dân Việt Nam Bộ được thể hiện bằng việc các miếu thờ Bà Chúa Xứ có mặt ở nhiều nơi, thậm chí có vùng, miếu Bà Chúa Xứ xuất hiện ngay cả trong khuôn viên đình làng. Trong số các nơi thờ tự Bà Chúa Xứ, miếu bà chúa Xứ ở núi Sam là nơi linh thiêng và tiêu biểu cả về truyền thuyết lẫn điện thần, và lễ hội.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (dân địa phương quen gọi vía Bà) thuộc văn hóa dân gian, bắt nguồn từ lễ hội kỳ yên của làng Vĩnh Tế, hình thành từ thế kỷ XIX, được duy trì và phát triển liên tục, đến nay đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống bậc nhất của vùng Nam Bộ, nơi thu hút khách thập phương đông đảo nhất; lễ hội kéo dài hơn một tuần lễ, cao điểm nhất trong các ngày từ ngày 22 – 27/4 âm lịch. Đặc biệt, ở lễ hội này có những hiện tượng dường như bí ẩn làm hấp dẫn không ít các nhà nghiên cứu, khoa học xã hội, nhân văn.

Lễ hội vía Bà núi Sam, theo người xưa truyền lại, bắt nguồn từ sự xuất hiện tượng Bà và sự ra đời của Miếu Bà Chúa Xứ, nhưng chẳng ai biết chính xác

tượng Bà cò từ đâu và miếu Bà Chúa Xứ dựng lên từ bao giờ? Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam đã được người Việt phụng thờ đã hơn một thế kỷ nay, nhưng đến bây giờ chẳng ai biết đích thực tác giả của nó, vấn đề chủ nhân pho tượng Bà Chúa Xứ có thể xem như còn bỏ ngỏ và hiện có nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục đi tìm.

Xung quanh tượng Bà Chúa Xứ đã được dân gian bao phủ một bức màn huyền bí bằng truyền thuyết và các hiện tượng văn hóa tâm linh còn đọng lại, chính cái bức màn hư ảo ấy là bệ đỡ, là cái nôi nuôi dưỡng cho cái hiện tượng Bà Chúa Xứ tồn tại một cách vững bền, bất chấp sự biến thiên của lịch sử. Các truyền thuyết về tượng Bà Chúa Xứ có nhiều dị bản, cho tới nay có nhiều truyền thuyết về sự xuất hiện của Bà:

Truyền thuyết thứ nhất, xưa kia tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, nơi đó còn một bệ đá (Hiện nay, bệ đá nằm phía Đông Nam đỉnh núi Sam được nhiều người đến chiêm bái. Bệ đá có chiều ngang 1,6m, dày khoảng 0,03m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 3 tấc 4, loại đá trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, nguồn gốc không phải ở địa phương. Năm 1993, Ban quản trị Lăng miếu núi Sam cất ngôi nhà mát rộng gần 10m vuông, cao 2,5m để che nắng cho bệ đá và dựng bia ghi dấu di tích này). Vào những năm đầu của thế kỷ XIV, vùng này người Xiêm thường kéo quân sang quấy nhiễu, giặc Xiêm phát hiện ra tượng Bà định tâm ăn cắp nhưng chúng không làm sao khiêng nổi vì bỗng nhiên pho tượng nặng vô cùng; sau khi người Việt làm chủ vùng này, dân làng thấy tượng Bà bèn họp nhau khiêng xuống làng lập miếu thờ cúng, nhưng không sao khiêng nổi mặc dù đã huy động hết trai tráng khỏe mạnh trong làng. Bỗng một hôm có một cô thôn nữ trong làng – người ta cho rằng được Bà đạp đồng vào, tự xưng là Bà Chúa Xứ, tuyên rằng: Bà cho phép khiêng Bà về làng nhưng phải là chín cô gái đồng trinh. Dân làng làm theo quả đúng như lời Bà dạy, chín cô gái khiêng tượng Bà xuống núi, nhưng khiêng đến nơi miếu Bà hiện nay, bỗng nhiên tượng Bà trì xuống không làm sao xê dịch được. Các quan viên kỳ hào và các bô lão cho rằng Bà đã chọn nơi này để ngự và cho dựng tại nơi đó một ngôi miếu. Hôm đó nhằm ngày 25-4 âm lịch dân lấy ngày này làm lễ vía Bà [26;41].

Truyền thuyết thứ hai, kể là có một người thiếu phụ ở Campuchia đi tìm chồng, đến chân núi, mệt mỏi, ngồi nghỉ ngơi, đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, thiếu phụ nhập vào cốt đồng, nói chuyện quá khứ, tương lai, thường xuyên giúp đỡ người hiền kẻ tốt, trừng phạt kẻ thất đức, kẻ dữ. Vì thế, dân làng lập miếu thờ, gọi là Bà Chúa Xứ [20;194-195].

Ngược lại với các truyền thuyết trên, có truyền thuyết lại cho rằng tượng Bà là tượng Phật được chở từ trấn Tây Thành về. Kể rằng, vào những năm 1820 – 1825, Thoại Ngọc Hầu trấn thủ vùng Châu Đốc, Hà Tiên đồng thời đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông là bà Châu Thị Tế ở nhà thường cầu nguyện Phật, trời phù hộ độ trì cho chồng mình hoàn thành nhiệm vụ bình an trở về, nếu được như ý, bà sẽ lập đền thờ Phật để đáp đền ân đức; khi Thoại Ngọc Hầu về bà thuật lại cho chồng nghe, cảm động trước tấm lòng của vợ, ông cho lính sang trấn Tây Thành chở cốt Phật về thờ và đặt tên chùa là Tây An. Một thời gian ông sợ việc này thấu đến triều đình vì ông đã tự tiện lập chùa thờ Phật của người nước ngoài, vì thế ông đã đổi tên chùa Tây An thành Miếu Bà Chúa Xứ để tránh phiền phức về sau [20;194].

Có thể có sự khác nhau nhưng truyền thuyết nào cũng có tình tiết ly kỳ huyền bí, phi hiện thực hoặc hiện thực huyền ảo, nhưng dưới cái vỏ huyền bí ấy vẫn có những tình tiết hợp lí nói lên quan điểm của những người sáng tạo nên truyền thuyết đó. Gắn các truyền thuyết ấy vào một pho tượng, tâm thức dân gian đã khiến cho nhân vật được phụng thờ vừa thực với dáng hình trước mặt các đệ tử, vừa linh ảo với các truyền thuyết đầy chất kỳ bí. Bà Chúa Xứ, vì thế, trở thành một nhân vật quyền năng vô lượng. Một số truyền thuyết lại xuất hiện, để chứng minh cho sự linh thiêng của Bà. Tuy nhiên, cần thấy, quá trình này diễn ra chưa trọn vẹn, nên nhân vật chưa về với cõi tục. Thành ra, Bà Chúa Xứ chưa có một hóa thân ở cõi phàm trần như bà Liễu Hạnh, bà Chúa Ngọc. Nói khác đi, các lớp văn hóa chưa lắng đọng dày dặn khiến nhân vật chưa có một “nội năng” cần thiết cho việc hóa thân nơi cõi trần. Dẫu vậy, người ta vẫn tin rằng pho tượng Bà chính là thân xác của nữ thần linh thiêng, quyền năng vô lượng – Bà Chúa Xứ. Chính tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã khiến họ chấp nhận pho tượng này. Cho nên, Bà Chúa Xứ thành một thánh mẫu đầy quyền năng:

Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kính, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lương

Nghĩa là:

Xin thì được, ban cho thì linh thiêng, báo trong giấc mộng

Người Xiêm sợ hãi, người Hoa kính mộ, ý tứ khôn lường.

Trở thành nhân vật trung tâm được phụng thờ tại miếu Bà Chúa Xứ, Bà trở thành nhân vật tín ngưỡng của lễ hội nơi đây. Hiện tại, miếu nằm trong địa phận phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, ngay nơi chân núi Sam.

Về miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lúc đầu được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu miếu Bà khang trang hơn nhưng cũng là loại miếu nhỏ (khoảng 25 mét vuông). Năm 1870, miếu được xây dựng bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng. Năm 1972, theo yêu cầu của Hội quý tế miếu Bà, kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng thiết kế và xây dựng mới theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Từ đó ngôi miếu cổ không còn, duy nhất bức tường sát tượng Bà cùng với bốn cây cột cổ lầu trước chính diện và nhà kho còn sót lại thay vào đó là ngôi

miếu đồ sộ, lộng lẫy. Miếu Bà gồm các công trình chính sau: thứ nhất, cổng tam

quan và hàng rào; thứ hai, khuôn viên sân rộng rãi, bằng phẳng, trồng nhiều loại

hoa đẹp; thứ ba, ngôi chính điện thờ Bà; thứ tư, phòng khách, phòng làm việc của

ban bảo vệ di tích; thứ năm, nhà trọ cho khách thập phương.

Là một công trình kiến trúc theo dạng chữ quốc ngữ, hình khối tháp, miếu Bà trông như một đài hoa sen đang vươn lên khoe sắc thắm. Mái tam cấp, ba tầng lầu, lợp ngói đại, ống màu xanh thẫm, các chui mát vút cao. Các hoa văn dập khuôn ở cổ lầu chính diện thể hiện sự giao lưu, kế thừa nghệ thuật Ấn Độ và Hồi giáo. Phía trên cao là những đầu kèo bê tông nối vào tường. Nghệ thuật chạm khắc gỗ khá tinh vi, đặc sắc với những cảnh chim muông, tứ linh bát tiên, những hoa văn, những cây, lá, hoa quen thuộc, dân dã.

Điện thần của miếu Bà gồm hai lớp. Lớp trong cùng là bàn thờ Bà mà tượng Bà đặt trên, sát hai bên là hai con hạc trắng. Bên phải là linga đặt trên một bàn thờ, trước đây người ta gọi là bàn thờ cô, gần đây theo góp ý của một số người hiểu biết, đã đổi lại là bàn thờ cậu. Bên trái là bàn thờ một tượng gỗ gọi là bàn thờ cô. Lớp thứ hai là bàn thờ hội đồng, sát liền là hai con phượng. Bên phải là bàn thờ hậu hiền khai cơ, bên trái là bàn thờ hậu hiền khai khẩn.

Như vậy, điện thần của miếu Bà Chúa Xứ đã có những nét thay đổi so với điện thần ở các nơi khác. Cũng là tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng tại điện thần này còn có tượng cậu – vốn là một linga bằng đá, tượng cô – vốn là một tượng gỗ được dân tạc thêm cho cân xứng khi bài trí. Chiếc linga bằng đá vốn là tín ngưỡng phồn thực của một lớp cư dân thuộc tộc người khác, một dạng biểu hiện của tôn giáo nông nghiệp buổi sơ khai, không phải của văn hóa Việt, nhưng lại xuất hiện trong điện thần thì lại mang sắc thái của văn hóa Việt. Bà Chúa Xứ, cô,

cậu là ba linh tượng chính trong điện thần nhưng bên cạnh đó, trong miếu còn bàn thờ hội đồng, bàn thờ tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ. Lịch thờ cúng tại miếu Bà Chúa Xứ, phần nào cho ta thấy những tín ngưỡng hội tụ tại nơi này:

15, 16 tháng giêng, cúng âm hồn. 25, 26 tháng tư, cúng Bà Chúa Xứ. 25 tháng năm, cúng ông Tín.

5 tháng sáu, cúng Thoại Ngọc Hầu. 8, 9 tháng bảy cúng bà nhị phẩm. 14 , 15, 16 tháng tám cúng đình thần. 26 – 27 tháng chạp, cúng lập miếu

Rõ ràng tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây đã có sự đan xen với các tín ngưỡng khác. Linh tượng được coi Bà Chúa Xứ, vốn là một pho tượng đá, thể hiện hình dáng một người đàn ông ngồi, chân trái của tượng xếp bằng tròn, mũi bàn chân giáp chân phải, chân phải để gập, co, từ gối trở xuống bàn chân là thẳng. Tay trái để ở tư thế chóng vào nách, bàn tay xoãi xuống mặt bệ đá, phía sau đùi trái. Tay phải thả tự nhiên, bàn tay úp trên đầu gối phải. Tóc uốn thành những búp xoắn thả về phía sau. Trên mặt tượng có một vành như vương miện đặt trên đầu. Vành này có những hoa văn hình móc câu, phía trước giữa trán vành này là một hình tròn, chung quanh có một ngấn, như vòng đeo tay. Toàn bộ dáng hình pho tượng, như một người đàn ông tràn đầy sức sống. Ngực nở, bụng phệ, trên ngực có một vành đai như vòng kiềng, trước ngực là mảnh trăng hình lưỡi liềm khá rộng. Toàn bộ pho tượng cao chừng 1,25m, đúc liền với một thớt đá cùng loại, dày chừng

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển nhân loại cho hấy văn hóa là nền tảng tinh thần c ủa xã hội, nó không chỉ là mục tiêu (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)