Vị trí địa lý và lịch sử hình thành thị xã Châu Đốc

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển nhân loại cho hấy văn hóa là nền tảng tinh thần c ủa xã hội, nó không chỉ là mục tiêu (Trang 33 - 34)

Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

2.1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành thị xã Châu Đốc

Châu Đốc là một thị xã biên giới của tỉnh An Giang, diện tích khoảng

100,59 km2, với khoảng hơn 100.000 người cư trú và đông đảo khách vãng lai, du

lịch [4;6]. Thị xã Châu Đốc nằm phía Tây Nam Tổ quốc, bắc giáp Campuchia, nam giáp huyện Châu Phú, tây giáp huyện Tịnh Biên và đông giáp huyện Phú Châu với vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch, có sinh hoạt nhộn nhịp, buôn bán sung túc, sông ngòi nhiều cá tôm, đồng ruộng phì nhiêu màu mỡ.

Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757, khi chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu (Sa Đéc). Sau khi Gia Long lên ngôi, năm 1805 đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên, trấn Hà Tiên và Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Vĩnh Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định Thành. Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc. Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn. Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn thành Tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc. Để xứng đáng là tỉnh lỵ, năm 1834 cho triệt phá thành Châu Đốc cũ xây thành Châu Đốc mới theo hình bát quái. Năm 1868, sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 24 Hạt Tham Biện. Trong đó, Hạt Châu Đốc trong coi Hạt Đông Xuyên (Long Xuyên) và Sa Đéc. Ngày 30/12/1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định: đổi Hạt Tham Biện thành Tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh: Châu Đốc và Long Xuyên. Đến cuối 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu

Phú tỉnh An Giang. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa 1966, thành lập thị xã ủy Châu Đốc . Năm 1971, Châu Phú vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Châu Hà. Tháng 2/1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27/1/1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25/4/1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú B thành phường Châu Phú A, Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định số181/CP của Chính Phủ. Ngày 23/8/1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CP của Chính Phủ. Từ đó, thị xã Châu Đốc gồm phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, xã Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Tế và xã Vĩnh Mỹ. Ngày nay, thị xã Châu Đốc gồm 4 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ và 3 xã: Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế, Vĩnh Châu.

Thị xã Châu Đốc nằm bên ngã ba sông thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu Giang với thương thuyền tấp nập, bè cá san sát nối đuôi nhau. Trước mặt thị xã là giao điểm của sông Châu Đốc và sông Hậu. Sau lưng là dãy Thất Sơn chập chùng, hùng vĩ. Núi Sam thuộc thị xã Châu Đốc là vùng đất có vị trí địa lý đặc biệt. Núi Sam có độ cao gần 250m, chu vi khoảng 5.200m. Nhìn từ xa, núi Sam có vốc dáng như con Sam. Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5km, cách biên giới Campuchia 3km [28;16]. Núi Sam đứng đơn độc nhưng lại là cao điểm chiến lược có thể quan sát, khống chế cả một vùng biên giới rộng lớn. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa lịch sử cùng hàng trăm chùa chiền, am, miếu và nhiều thắng cảnh đẹp. Khu vực núi Sam có nhiều công trình lịch sử văn hóa được công nhận là di tích, có giá trị về mặt lịch sử, truyền thống, tín ngưỡng – tôn giáo, giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan môi trường và giá trị về mặt hiện vật. Bên cạnh các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại Núi Sam, lễ hội là một loại hình văn hóa đặc sắc của vùng đất. Đặc trưng nhất của nét văn hóa lễ hội vùng Núi Sam là Lễ Vía Bà Chú Xứ.

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển nhân loại cho hấy văn hóa là nền tảng tinh thần c ủa xã hội, nó không chỉ là mục tiêu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)