Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam tác động đến người dân

Một phần của tài liệu 219179 (Trang 51 - 53)

Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

2.2.2. Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam tác động đến người dân

Bà Chúa Xứ núi Sam cho người dân cả một niềm tin, là chỗ dựa vững chắc tinh thần của họ. Mọi người dân đều tin rằng Bà Chúa Xứ ban phúc cho mình.Việc ban phúc đầu tiên là cho người dân Vĩnh Tế! Ngày xưa, dân Vĩnh Tế nghèo cằn cỗi, quanh năm chỉ sống bằng nghề đập đá, nép mình sau những tấm phên rách, kiếm sống từng bữa qua ngày. Hôm nay, họ đang giàu có lên! Nhà lầu đúc hai ba tầng. Trước kia xóm làng thưa thớt, nay đã trở thành đô thị. Khách sạn, nhà trọ mọc lên như nấm. Dân chúng buôn bán tấp nập…

Miếu Bà Chúa Xứ thu hút khách thập phương ngày càng đông, số tiền người hành hương chiêm bái, hỉ cúng, đóng tiền cho việc trùng tu tôn tạo ngày càng cao. Số tiền này được quản lý chặt, công khai, minh bạch. Ngoài việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các công trình của miếu nhằm phục vụ khách hành hương, các thời kỳ Hội quý tế đã ủng hộ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng nhiều hình thức: tiếp tế tiền, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chôn cất liệt sĩ, tạo điều kiện ẩn náu cho cán bộ công tác vùng tạm chiếm… Đồng thời sử dụng một phần nguồn thu nhập này vào công tác phúc lợi xã hội, phục vụ cho cuộc sống con người.

Các công trình phúc lợi:

Theo các tư liệu còn thu thập được, một số công trình phúc lợi lớn được xây dựng từ quỹ miếu Bà Chúa Xứ:

Trường Trung học Vĩnh Tế: khởi công xây dựng từ 19-8-1970 hoàn thành 10-4-1972, khánh thành 5-10-1972, tổng chi phí trên 23 triệu đồng thời bấy giờ, gồm một tầng trệt, hai tàng lầu với 16 phòng học. Đây là trường trung học đầu

tiên của làng Vĩnh Tế, giúp cho các em học sinh bậc Trung học không còn phải ra Châu Đốc xa xôi.

Từ năm 1985 đến nay, đã trên 40 phòng học ở địa phương, sửa chữa nâng cấp các trường ở xã Vĩnh Tế, xây dựng phòng thí nghiệm, thư viện, nhà vệ sinh, nhà giáo viên, dụng cụ dạy nghề cho học sinh.

Từ năm 1987 đến nay, miếu Bà đầu tư rất lớn chi phí làm đường phục vụ sự đi lại cho nhân dân và du khách. Điển hình như nâng cấp, tráng nhựa, xây kè đá, mương thoát nước cho các con lộ: đường vòng núi Sam, quốc lộ 91 khu vực xã Vĩnh Tế, đường chợ Bến Đá, đường sau miếu, lộ tẻ vòng núi Sam…

Từ năm 1991 đến năm 1994, tu sửa đường Tháp lên đỉnh núi Sam và xây dựng 4 nhà nghỉ mát trên núi cho du khách nghỉ chân.

Năm 1990, xây dựng nhà bảo sanh thuộc Trạm y tế xã Vĩnh Tế, năm 1993 sửa chữa Trạm y tế và mua trang thiết bị tim mạch.

Năm 1993, xây dựng trạm bơm nước, năm 1994 xây dựng nhà máy nước phục vụ toàn xã. Năm 1994 – 1995, xây dựng đường ống nước. Nhờ các công trình này nhân dân xã Vĩnh Tế và du khách có nguồn nước sạch hơn để sinh hoạt.

Phục vụ ánh sáng cho dân trong xã, từ năm 1989 đến 1993 đã hỗ trợ cho mạng lưới điện toàn xã. Xây dựng công trình điện lên đỉnh núi Sam.

Nhằm giáo dục truyền thống và đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước, năm 1994 và 1995, xây dựng đền thờ nhà chí sĩ Trương Gia Mô trên sườn núi Sam. Xây nhà tưởng niệm liệt sĩ xã Vĩnh Tế, xây nhà tình nghĩa.

Phục vụ sản xuất địa phương. Năm 1991, đã xuất quỹ đào kinh Bến Vựa và đắp đê bảo vệ lúa.

Năm 1994, chi tiền trồng cây phủ xanh đồi núi Sam.

Năm 1997, hỗ trợ kinh phí cho công trình khu dân cư Bến Vựa. Đang thi công xây dựng nhà bia liệt sĩ và bãi đậu xe của xã.

Ngoài ra miếu Bà còn chi sửa chữa trùng tu các lăng miếu địa phương như: lăng Thoại Ngọc hầu, miếu Khổng Tử, miếu Âm Nhơn, đình Vĩnh Tế, xây dựng nhà trưng bày…[15;86-88].

Hoạt động xã hội:

Hoạt động xã hội cũng là một việc làm thường xuyên của miếu Bà, trong đó có một số hoạt động đáng kể:

Đóng góp quỹ khuyến học thị xã. Giúp học sinh nghèo trong thị xã.

Giúp một số Trường Phổ thông Trung học trong tỉnh. Mua xe nhà giàng phục vụ lễ tang ở địa phương.

Hỗ trợ kinh phí cho trung tâm nuôi dưỡng người già và mồ coi thị xã Châu đốc, cung cấp gạo, dầu ăn hàng tháng… [15;89].

Một phần của tài liệu 219179 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)