3 Chất lượng dịch vụ trên mạng WLAN 802.11
3.2.2 Các tham số Chất lượng dịch vụ
3.2.2.1 Tỷ lệ mất gói (Packet Error Rate-PER):
Tỷ lệ phần trăm gói bị mất ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thoại mạng IP. Tỷ lệ gói bị mất tính bằng tỷ lệ phần trăm các gói gởi từ host A mà không đến được nơi nhận cuối cùng của nó tại host B.
Number dPackets Transmitte Number s LostPacket PER _ _ =
Có 3 nguyên nhân chính làm gói bị mất, giảm chất lượng truyền dẫn do: - Sự cố ở thiết bị truyền dẫn.
- Ðộ trễ gói vượt quá mức ngưỡng “Time to live”.
- Do nghẽn mạng. Khi tình trạng nghẽn mạng tăng cao, thuật toán giải nghẽn của router sẽ giải phóng các hàng đợi của chúng bằng cách thải hồi các gói trong hàng đợi, điều này dẫn đến tình trạng mất gói. Các gói thoại bị mất sẽ tạo ra các khoảng ngắt trong cuộc đàm thoại. Tuy nhiên, trong một số công nghệ thoại IP, thuật toán mã hoá thoại cho phép nội suy ra nội dung của 3-5% số gói bị mất mà vẫn đảm bảo chất lượng thoại.
3.2.2.2 Trễ-Delay
Độ trễ được tính bằng độ chênh lệch thời gian giữa thời gian gói tin xuất phát cho đến thời điểm nhận được gói tin tại điểm đến. Hay nói cách khác độ trễ gói tương ứng với sự sai khác thời gian từ khi người nói bắt đầu nói cho đến khi người nghe nhận được âm đầu tiên.
Theo khuyến cáo ITU-T G.114 mức ngưỡng của độ trễ gói theo một chiều là 400 ms cho các cuộc đàm thoại.
Ðộ trễ gói trong thoại VoIP gồm có 2 thành phần chính: độ trễ cố định do quá trình đóng gói thoại và độ trễ thay đổi do quá trình đợi và xử lý gói ngang qua mạng. Do đó độ hiệu số giữa mức ngưỡng theo G.114 và độ trễ cố định do hệ thống gateway tạo ra có thể xem như là khuyến cáo cho độ trễ gói một chiều trong mạng IP.
3.2.2.3 Độ biến đổi trễ - Jitter
Độ biến đổi trễ được tính bằng độ chênh lệch về trễ của các gói kề nhau. Tham số này ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn thời gian thực. Ðể cho chất lượng thoại tốt, hệ thống gateway nhận phải ráp lại như cũ các gói thoại thành luồng thoại liên tục và thể hiện luồng thoại này một cách đều đặn bất chấp thời gian đến của gói thay đổi. Sự thay đổi thời gian đến của gói do ảnh hưởng biến đổi trễ. Phương pháp tốt nhất để giảm tối thiểu biến đổi trễ là đáp ứng băng thông đầy đủ.
3.2.2.4 Băng thông – Bandwith
Băng thông là đại lượng đo khả năng truyền tin của đường truyền thường được tính bằng số lượng bít thông tin có thể truyền được trong một giây (bps). Khác với throuput cũng được tính bằng lượng bít truyền được trong 1 giây (bps), nhưng lại là lượng thông tin được truyền qua thiết bị (nút mạng) trong một đơn vị thời gian.
Trong mạng tích hợp thoại và dữ liệu thì ta phải quyết định băng thông cho mỗi dịch vụ dựa trên cơ sở băng thông hiện có. Nếu dành cho thoại quá ít băng thông thì chất lượng dịch vụ sẽ không chấp nhận được. Dịch vụ thoại nhạy cảm với việc thiếu băng thông hơn các dịch vụ khác trên mạng IP. Do đó băng thông dành cho thoại và báo hiệu của nó phải được ưu tiên hơn các dịch vụ khác. Băng thông yêu cầu cho dịch vụ VoIP tùy thuộc vào số cuộc gọi ở giờ cao điểm.
Với từng loại hình dịch vụ thì các yêu cầu về QoS sẽ là khác nhau. Ví dụ với dịch vụ truyền số liệu thì cần PER, Bandwidth. Nhưng với VoIP thì ta cần quan tâm cả bốn tham số đặc biệt là độ trễ và độ biến đổi trễ. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một số cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ trên hệ thống mạng máy tính.