3 Chất lượng dịch vụ trên mạng WLAN 802.11
3.2.1 Phân loại ứng dụng mạng
3.2.1.1 Các dịch vụ truyền số liệu (Elastic traffic Application)
Đây là các dịch vụ liên quan đến truyền số liệu. Thường không đòi hỏi yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ, không bị nhạy cảm với thời gian mà chỉ yêu cầu đảm bảo sự đúng đắn của thông tin được phân phối. Loại hình dịch vụ này còn được biết đến như là Best Effort Serive (không hứa trước chất lượng dịch vụ, chỉ cố gắng tối đa) và No Realtime Service (không phải tác động với yêu cầu thời gian thực). Ví dụ: các ứng dụng FTP, Telnet hay bất kỳ một ứng dụng nào có thể làm việc mà không bị ràng buộc việc phân phối theo thời gian.
3.2.1.2 Các dịch vụ thời gian thực (Inelastic traffic Application)
Đây là những ứng dụng có yêu cầu khi mà tín hiệu nhận được phải có thời gian trễ nhỏ hơn một ngưỡng cho trước. Ví dụ như các ứng dụng truyền video hay audio. Hiện nay, người ta chia các dịch vụ Inelastic làm hai loại:
o Dịch vụ tương tác – Interactive service: đây là loại hình dịch vụ có tương tác theo hai chiều. Ví dụ: VoIP, Video Conference. Loại dịch vụ này có yêu cầu chất lượng dịch vụ nghiêm ngặt nhất (nên được gọi là Guarantee service hay hard QoS).
o Dịch vụ không tương tác – Non Interactive Service: là những dịch vụ
không có tính tương tác, thông tin chủ yếu là theo một chiều. Ví dụ: E-learning, Video-On-Demand. Thông tin trao đổi có thể bao gồm cả những lưu lượng cần có độ ưu tiên cao hơn so với các lưu lượng còn lại (thời gian lưu chuyển nhanh, băng thông trung bình cao hơn, tỷ lệ rớt gói tin nhỏ đi). Do vậy các yêu cầu của loại dịch vụ này không khắt khe như dịch vụ tương tác nên còn đựơc gọi là Differentiated service hay soft QoS.
Hình 3-3: Các mức độ đòi hỏi triển khai QoS
Trên đây chúng ta đã trình bày về các loại hình dịch vụ cần tới sự hỗ trợ của QoS. Trong phần tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm và các tham số được sử dụng cho việc đánh giá và theo dõi chất lượng dịch vụ: