Thăng Long trên thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa ở Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Trang 30 - 35)

THUỐC LÁ THĂNG LONG

Thăng Long trên thị trường trong nước

xuất và kinh doanh trên 20 nhãn hiệu thuốc lá khác nhau, các nhãn hiệu đó được chia làm 2 loại cơ bản là thuốc lá có đầu lọc và không có đầu lọc. Sản phẩm thuốc lá bao của công ty được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường trong nước, còn một phần được xuất khẩu sang Lào, Campuchia và một số nước Đông Âu.

Do mục tiêu kinh doanh của công ty là hướng vào người tiêu dùng trong nước nên công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá cùng thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và của các mác thuốc lá ngoại có thương hiệu được mang vào Việt Nam qua con đường nhập lậu, trốn thuế. Một số mác thuốc lá mạnh của công ty như Dunhill, Vinataba, Hoàn Kiếm bạc hà, Thăng Long...( chiếm hơn 80% doanh thu) luôn luôn phải chạy đua với các sản phẩm tương tự của các công ty khác thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Thị trường tiêu thụ trong nước của công ty Thuốc lá Thăng Long tập trung chủ yếu ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ. Trong những năm tới đây, công ty dự định xây dựng mới một mạng lưới phân phối và tiêu thụ, đưa vào những sản phẩm phù hợp với thị trường miền Nam và có chất lượng cao nhằm mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam. Đồng thời, công ty cũng tăng cường công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới, ổn định thị trường cũ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu về ngoại tệ.

Có thể nói, trong những năm qua, thị trường tiêu thụ thuốc lá của công ty tương đối ổn định, mặc dù có sự tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người. Việc từ bỏ thuốc lá là rất khó khăn cho những người đã trót mắc nghiện thuốc lá.

Theo dự báo của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá thì nhu cầu tiêu dùng thuốc lá trên cả nước có mức tăng bình quân là 3%/ năm. Bộ Công Nghiệp cũng cho biết sản lượng thuốc lá tiêu thụ đã tăng từ 3,3 tỷ bao ( năm 2004) lên đến 4,2 tỷ bao ( năm 2006) và đạt tới 5,3 tỷ bao( năm 2007). Đây là một tín hiệu tốt để các cơ sở sản xuất thuốc lá trong nước nói chung và công ty Thuốc lá Thăng Long nói riêng đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, để kiềm chế ngành thuốc lá phát triển, Nhà nước đã tăng thuế TTĐB và thuế VAT đánh vào sản phẩm thuốc lá lên lần lượt là 65% và 10% tại thời điểm hiện nay và theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế thì thuế TTĐB có thể tăng đến mức tối đa là 85% trong những năm tới. Bên cạnh đó, thách thức đặt ra đối với công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm của công ty chính là sự lớn mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá ở các địa phương trong cả nước.

Năm 1993- 1994 cả nước mới chỉ có 14 cơ sở sản xuất thuốc lá thì đến đầu năm 2000, ngoài 5 nhà máy, công ty trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam là Thăng Long, Bắc Sơn, Thanh Hóa, Sài Gòn, Vĩnh Hội, còn có hơn 30 cơ sở sản xuất thuốc lá điếu trực thuộc các cấp từ tỉnh, thành phố, đến quận huyện, hợp tác xã, trong đó chỉ có 3 cơ sở là Bến Thành, Khánh Hòa và Hải Phòng là do UBND tỉnh và thành phố quản lý, còn lại hầu như bị buông lỏng hoàn toàn. Điều này đòi hỏi công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long phải có sự đầu tư nghiên cứu về chiều sâu để ổn định, giữ vững thị phần, khách hàng của mình.

Ngoài ra, việc áp dụng Công ước khung về kiểm soát thuốc lá cũng như lộ trình cắt giảm thuế quan khi hội nhập kinh tế khu vực đã làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty.Thuế suất cao khiến cho giá bán sản phẩm thuốc lá của công ty khi đến tay người tiêu dùng đội lên khá cao, giảm mất ưu thế cạnh tranh so với thuốc lá nhập ngoại và thuốc lá lậu.

Việc kiểm soát và chống thuốc lá lậu cũng khó khăn hơn, cùng với nó là tình trạng thuốc lá giả, thuốc nhái nhãn hiệu quốc tế từ các nước láng giềng và sản xuất trong nước. Theo Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thì sản lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta hàng năm chiếm khoảng 20% sản lượng thuốc lá cả nước và tập trung chủ yếu ở miền Nam với 2 nhãn thuốc chủ yếu là Hero và Jet.

Điều này có ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuốc lá tuân thủ pháp luật nói chung và công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long nói riêng do sự chênh lệch về giá cả.

Bảng 6 : Tình hình tiêu thụ theo từng đơn vị sản phẩm

Các nhãn hiệu thuốc 2005 2006 2007 Dunhill 5.200.456 6.989.204 6.450.639 Vinataba 42.574.322 47.488.923 52.396.256 Vinataba bạc hà 125.236 125.775 124.368 Vinataba Sài Gòn 2.230.958 2.254.661 2.862.413 Hồng Hà 432.123 446.552 501.982 Hồng Hà xanh 432.569 446.890 412.652 Hồng Hà mới 1.593.200 1.884.425 1.842.463 Hồng Hà dẹt 25.895 25.003 22.301 Thăng Long hộp 420.230 465.660 531.275

Thăng Long bao cứng 42.200 43.119 45.971

Thăng Long bao mềm 10.255.321 15.331.157 18.691.158

Golden Cup 265.533 318.440 310.468

M 202.833 201.845 200.734

M xanh 589.268 668.710 750.191

M bao cứng 79.236 85.994 84.821

Tam Đảo 19.235.356 20.997.765 22.458.637

Tam Đảo xanh 354.235 443.555 514.284

Thủ Đô 12.789.236 13.004.118 13.226.313

Hoàn Kiếm 49.235.259 49.948.575 48.541.598

Hoàn Kiếm bao cứng 221.562 228.773 230.967

Galery 162.355 187.334 178.664

Hạ Long 549.358 564.205 560.847

Điện Biện đầu lọc 23.523.562 24.888.310 25.057.309

Sapa 236.236 271.008 296.105

Sapa xanh 7.522.652 7.849.992 8.012.398

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nội địa ở Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w