Tăng c−ờng năng lực về con ng−ời
Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế và cơ chế quản lý nợ, phát triển tổ chức và nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết. Các cơ quan quản lý nợ cần có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật, bao gồm cán bộ chuyên môn và ph−ơng tiện chuyên môn, để thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo về các loại hình nợ.
Chủ tr−ơng của Chính phủ về việc cần lồng ghép vấn đề vay và trả nợ vào giáo trình giảng dạy của các tr−ờng đại học, học viện kinh tế, tài chính,
ngân hàng; cử cán bộ, chuyên gia trực tiếp tham gia giảng dạy về những vấn đề thực tiễn, ph−ơng pháp luận về quản lý nợ; thực hiện các ch−ơng trình đào tạo để nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp quản lý nợ ở các ngành và địa ph−ơng là một biện pháp tăng c−ờng đào tạo đội ngũ cán bộ.
Nh− đã nêu, quản lý và cảnh báo rủi ro trong vay nợ n−ớc ngoài là hết sức cần thiết. Tuy nhiên đây là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi cán bộ giỏi và phải đ−ợc đào tạo chuyên sâụ Tuy nhiên những cán bộ này th−ờng hiếm. Hơn nữa có một thực tế tồn tại ở nhiều nơi là mức l−ơng trong Bộ Tài chính không đủ lớn để thu hút và giữ chân những cán bộ cỡ nàỵ Chính vì vậy cần có chế độ đãi ngộ đặc biệt, ví dụ áp dụng hình thức thuê chuyên gia trong n−ớc với mức l−ơng đủ lớn để thu hút đội ngũ cán bộ nàỵ
Cơ sở dữ liệu cho quản lý nợ
Các kỹ thuật phân tích và đánh giá nợ trên thế giới đã tiến khá xa cùng với công nghệ thông tin. Quản lý nợ về bản chất là công việc đa chức năng. Nó đòi hỏi phải có số liệu nhất quán và những phân tích chính xác tỉ mỉ. Những yêu cầu này đ−ợc công nghệ thông tin đáp ứng rất hiệu quả.
Cần hoàn thiện các tính năng hỗ trợ (chuẩn tiếng Việt Unicode, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử…) cho các phần mềm quản lý nợ đang sử dụng tại Bộ Tài chính. Chính phủ cần giao cho ủy ban nhân dân các địa ph−ơng nhiệm vụ theo dõi, thu thập tình hình nợ Chính phủ tại các địa ph−ơng và thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ về nợ của các địa ph−ơng cho Bộ Tài chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngay ở các địa ph−ơng ch−a thể thực hiện ngay đ−ợc, vì trình độ công nghệ thông tin ở các địa ph−ơng nói chung còn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầụ
Vấn đề khó khăn hơn là thu thập thông tin về nợ của các doanh nghiệp Nhà n−ớc. Theo Nghị định 134/2005, Ngân hàng Nhà n−ớc chịu trách nhiệm theo dõi, thu thập thông tin về nợ n−ớc ngoài của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà n−ớc. Tuy nhiên, nh− đã nêu, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực này tại NHNN còn ch−a đủ mạnh để có thể đ−a ra những đánh giá chính xác về tình hình nợ của các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra một mặt phải hoàn thiện hệ thống thông tin về thu thập, theo dõi và quản lý nợ tại ngân hàng, mặt khác cần phải có biện pháp/quy định rõ ràng về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin.
ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý nợ là cần thiết. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc vận hành máy tính không phải là bản thân hoạt động quản lý nợ mà chỉ là những kỹ năng phục vụ cho việc quản lý nợ. Hệ thống máy tính chỉ có ích trong tr−ờng hợp quốc gia đã có đ−ợc những yếu tố cơ bản của một hệ thống quản lý nợ hiệu quả.
Một hệ thống quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi phải có chiến l−ợc, có cấu trúc, có cán bộ và ph−ơng tiện, có thông tin, phân tích thông tin, kiểm soát và vận hành. Thêm vào đó, để hệ thống hoạt động có hiệu quả thì việc quản lý thông tin về nợ, các hệ thống phân tích và ra quyết định phải đ−ợc lồng ghép vào nhau trong một môi tr−ờng thể chế chung. Nói cách khác, các đơn vị đảm nhận các chức năng khác nhau trong quy trình quản lý nợ phải đ−ợc tổ chức sao cho không có sự chồng chéo cản trở lẫn nhau và các dòng thông tin, dù là thông tin thô hay thông tin tổng hợp đều phải đ−ợc chia sẻ và nhất quán. Nếu nh− các đơn vị quản lý nợ nằm tại các bộ, ngành khác nhau thì đây rõ ràng là một điểm bất lợi cho hệ thống quản lý nợ hiệu quả. Xu h−ớng tập trung các chức năng quản lý nợ vào một cơ quan duy nhất sẽ có thế mạnh về mặt hệ thống tổ chức.