Chức năng, nhiệm vụ, môi trường sản xuất kinh doanh và đối thủ cạnh

Một phần của tài liệu 167 Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô hòa bình (Trang 31 - 36)

I. Những đặc điểm của xí nghiệp ảnh hưởng đến công tác Quản lý nguồn

4. Chức năng, nhiệm vụ, môi trường sản xuất kinh doanh và đối thủ cạnh

tranh của VMC

4.1. Chức năng, nhiệm vụ của VMC

Là một xí nghiệp liên doanh hiện nay VMC có chức năng chính là: Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ôtô, mà công việc đầu tiên là lắp ráp rồi từng bước chuyển giao công nghệ để sản xuất phụ tùng, phụ kiện mà trong nước, tiến tới trong tương lai sẽ, chế tạo các loại ôtô tại Việt Nam để góp phần đưa công nghiệp chế tạo ôtô Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại để dần thay thế cho việc nhập khẩu ôtô từ nước ngoài.

- Sản xuất và lắp ráp các loại xe du lịch, xe tải nhẹ, xe chở khách,… của các hãng xe hơi trên thế giới như MAZDA, KIA, SUBARU, BMW,… đồng thời cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ôtô với mục đích bảo hành và kinh doanh.

- Nhập khẩu các trang thiết bị phụ tùng, phụ kiện sử dụng cho việc lắp ráp và sản xuất ôtô tại nhà máy của VMC. VMC tổ chức tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước, bảo đảm cân đối nhu cầu ngoài tệ nhập khẩu và mở rộng sự phát triển của liên doanh. VMC phải tự chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn mà mình đã đăng ký.

- Thực hiện chính sách ưu tiên lao động trong nước, đảm bảo quyền và lợi ích lao động của họ theo quy định của Bộ lao động.Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Tóm lại, để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình VMC cần phải có nguồn nhân lực được quản lý và phân bố hợp lý cho từng yêu cầu của những công việc cụ thể. Điều này đòi hỏi bộ phận Quản lý nguồn nhân lực cần nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của VMC.

4.2. Môi trường sản xuất kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của VMC

Xí nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì buộc phải nghiên cứu về môi trường nơi mà nó sẽ sản xuất kinh doanh. Những môi trường đó có thể là môi trường vĩ mô, môi trường vi mô của xí nghiệp. Những môi trường vi mô ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như: môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ kỹ thuật, môi trường chính trị, …

Ở đây, môi trường nhân khẩu học có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nó ảnh hưởng đến môi trường mục tiêu của xí nghiệp vì môi trường nhân khẩu học liên quan đến các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, tuổi tác, giới tính và nghề nghiệp,…

Để hoạt động sản xuất kinh doanh thì VMC cần tìm hiểu xem quy mô, mật độ phân bố dân cư, nghề nghiệp của người Việt Nam ra sao. Đối với người Việt Nam thì ôtô được coi là mặt hàng xa xỉ nên chỉ có những người có thu nhập cao ở độ tuổi trung niên (họ là những người chiếm số ít trong dân số Việt Nam) tiêu dùng mặt hàng này. Dựa vào đó mà VMC có thể đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp.

Môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn bởi nếu kinh tế của một nước mà mạnh thì nhu cầu của người dân cao, họ sẽ có nhu cầu nhiều hơn về phương tiện đi lại do đó nhu cầu về ôtô cũng cao hơn. Và ngược lại nếu nước kém phát triển thì nhu cầu về ôtô cũng sẽ không cao. Do đó môi trường kinh tế ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của VMC.

Môi trường tự nhiên thì có ảnh hưởng rất nhỏ đến môi trường sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bởi ở những nước phát triển như nước ta sự thiếu hụt nguyên liệu thô và sự gia tăng về chi phí năng lượng ngày càng cao giá xăng dầu tăng vọt nhưng xu hướng sử dụng các phương tiện đi lại bằng các phương tiện sử dụng đến xăng dầu ngày càng tăng chứ không giảm chút nào. Cho nên nhu cầu về ôtô cũng không giảm do đó yếu tố môi trường tự nhiên không ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của VMC.

Môi trường công nghệ kỹ thuật: môi trường này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của xí nghiệp. Vì hiện nay có rất nhiều công nghệ hiện đại được đưa vào Việt Nam thông qua các liên doanh nổi tiếng như FORD, TOYOTA,… Vì vậy VMC ngày càng phải nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật để có thể canh tranh với các liên doanh khác.

Ngoài ra, môi trường chính trị cũng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh cuả VMC. Môi trường chính trị ở đây bao gồm hệ thống luật, các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách về thuế,… Nếu môi trường chính trị thuận lợi thì VMC cũng sẽ hoạt động tốt còn ngược lại nếu môi trường chính trị gây ra những khó khăn, cản trở thì VMC hoạt động không tốt.

Trên đây là những môi trường bên ngoài còn môi trường bên trong cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Môi trường bên trong tác động mạnh mẽ và quan trọng nhất đến xí nghiệp đó là: nguồn nhân lực, tài chính, những người cung ứng, các trung gian,… Môi trường bên trong là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến xí nghiệp. Ở đây nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn bởi nguồn nhân lực là nguồn quyết định sự thành bại của xí nghiệp. Song có nguồn nhân lực mà không có tài chính thì xí nghiệp cũng không thể tồn tại. Do vậy vấn đề tài chính là vấn đề quan trọng liên quan đến sự sống còn cũng như sự thành bại của xí nghiệp. Như vậy không phải chỉ có vốn và lao động thì xí nghiệp có thể hoạt động, muốn xí nghiệp có thể hoạt động thì nhà cung ứng và các trung gian cũng đóng góp một phần rất quan trọng.

Để đạt được mục tiêu của xí nghiệp thì yếu tố công chúng trực tiếp là vô cùng quan trọng. Vì vậy đòi hỏi VMC cần phải phân loại và thiết lập mối quan hệ đúng mức với từng nhóm công chúng trực tiếp như giới tài chính, các tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chính quyền, các tổ chức quần chúng trực tiếp, đặc biệt là phải biết tập hợp nguồn nhân lực.

Để hoạt động kinh doanh thì môi trường là quan trọng song tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cũng hết sức quan trọng. Tìm hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình, tìm được điểm yếu của họ thì chính mình mới có thể đánh bại được họ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh như: TOYOTA, FORD, MECERDES BENZ,… Cho đến nay Toyota trở thành doanh nghiệp đứng đầu cả về quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam. Toyota hoạt động hiệu quả như vậy là nhờ họ đã có uy tín danh tiếng mà họ đã thiết lập được rất lâu nay trên thị trường thế giới về chất lượng sản phẩm, giá thành phải chăng. Ford cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gườm của VMC vì có thời gian thì VMC vượt Toyota nhưng có thời gian Toyota lại vượt VMC cả về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng bán ra. Nhưng cho

đến hiện nay thì Ford hoạt động vẫn hiệu quả trong khi đó thì VMC lại trùng xuống.

VMC hoạt động kinh doanh chững lại như hiện nay so với đối thủ cạnh tranh là do vẫn chưa chú trọng đến công tác Marketing nhiều, chưa có một chính sách hay một đột phá nào đó để quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam. Để làm được điều đó VMC cần phải phân phối và điều chỉnh lại cơ cấu nguồn nhân lực một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt là phải tuyển số lao động vào hoạt động Marketing có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao hơn.

4.3. Vị trí của VMC trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Từ khi được cấp giấy phép thành lập năm 1991 thì ngoài VMC có thêm liên doanh lắp ráp ôtô nữa đó là Mêkông. Về tầm cỡ thì đây là hai liên doanh ngang bằng nhau nhưng VMC thì hoạt động kinh doanh tốt hơn do có sự quản lý rất chặt chẽ và hiệu quả về nguồn nhân lực cũng như sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Sau khi hai liên doanh lắp ráp ôtô VMC và Mêkông ra đời thì liên tiếp các liên doanh khác ra đời theo vào các năm 1993 – 1994 như Daewoo và Vinastar. Mặc dù có thêm các liên doanh khác ra đời nhưng VMC vẫn chiếm ưu thế về số lượng xe bán ra cũng như chất lượng xe so với các liên doanh đó. Cho đến cuối năm 1995 thì hai liên doanh với thương hiệu hàng đầu thế giới được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam là FORD và TOYOTA thì thị trường ôtô đã thức sự bước vào những cuộc cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Hiện nay, đã hơn 14 liên doanh được cấp giấy phép hoạt động ở Việt Nam mà những liên doanh này đều lắp ráp những loại xe nổi tiếng trên thế giới như ở châu Âu có: Mercedes Benz, Toyota, Suzuki, Daihatsu, Isuzu, Mitsubishi, Hino (của Nhật Bản); Ford (của Mỹ); Daewoo (của Hàn Quốc),… Các liên doanh này từ khi được thành lập đã lắp ráp rất nhiều loại ôtô hàng đầu thế giới với nhiều kiểu dáng mới mẻ, hiện đại, … Các liên doanh này đã tạo dựng được nền móng ban đầu cho nền công nghiệp ôtô Việt Nam tạo việc

làm cho nguồn nhân lực của Việt Nam cũng như giúp Việt Nam học hỏi được khoa học công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới.

Đối với VMC từ năm 1991 – 1997 được đánh giá: đứng đầu về số lượng lắp ráp và bán ra hàng năm; là liên doanh có doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất; là liên doanh ôtô duy nhất có lãi đặc biệt là các năm 1995 – 1996; là liên doanh tạo ra chỗ làm việc nhiều nhất trong các liên doanh ôtô ở Việt Nam. Từ năm 1998 đến nay khi có nhiều liên doanh với những thương hiệu hàng đầu thế giới như Mercerdes Benz, Toyota, … thì VMC đã không được giữ vị trí hàng đầu về số lượng xe lắp ráp và số lượng xe bán ra, doanh thu thu được nhưng VMC vẫn cố gắng cải thiện về kỹ thuật để cho ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, hiện đại để cạnh tranh với các liên doanh khác. Để làm được điều đó đòi hỏi VMC phải có sự quản lý nguồn nhân lực một cách hợp lý cũng như đưa ra những chiến lược kinh doanh độc đáo để cạnh tranh với các liên doanh trên thị trường.

Một phần của tài liệu 167 Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô hòa bình (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w