VI. TRÁCH NHIỆM CỦA HĐQT
9 Tỷ suất lợi nhuận sau
2.2.1.4 Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc PVFC do HĐQT bổ nhiệm và được NHNN chuẩn y. Tổng Giám đốc PVFC đồng thời là thành viên HĐQT. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc PVFC được quy định cụ thể tại Chương IX Điều lệ PVFC. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc PVFC được quy định cụ thể, rõ ràng, linh động. Việc quy định Tổng Giám đốc trong những trường hợp khẩn cấp có thể quyết định vượt thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước quyết định đó đã tạo sự linh hoạt trong quản trị, thích nghi với điều kiện môi trường kinh doanh biến động. Tuy nhiên quyền hạn của Tổng Giám đốc vẫn còn hẹp, nhiều quyết định điều hành lại thuộc về HĐQT gây hạn chế trong việc thực thi quyền quyết định trong hoạt động điều hành của Tổng Công ty. Ngoài ra, Điều lệ PVFC cũng không có quy định nào đề cập đến việc đánh giá kết quả hoạt động của Tổng Giám đốc. Do vậy, tính chịu trách nhiệm của Tổng Giám đốc trước HĐQT về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được HĐQT giao chưa thực sự cao.
Như vậy, nhìn chung Điều lệ PVFC đã xác định rõ ràng chức năng và phân chia cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc. PVFC là tổ chức tín dụng nên có điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác ở chỗ: Theo quy định tại Quyết định số 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26/05/2003 về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc Tổ chức tín dụng phi ngân hàng thì các chức danh thuộc HĐQT, Ban Kiểm soát và chức danh Tổng Giám đốc của PVFC phải được Thống đốc NHNN chuẩn y. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải hoàn tất hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước để xin chuẩn y các chức danh nêu trên. Hồ sơ gồm:
1. Tờ trình của Chủ tịch HĐQT (hoặc người được uỷ quyền) đề nghị Thống đốc NHNN chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh. Tờ trình phải xác nhận người được đề nghị chuẩn y bổ nhiệm không vi phạm Điều 3 Quy định kèm theo Quyết định 516/2003/QĐ-NHNN và có đủ năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật;
2. Quyết định của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
3. Biên bản họp HĐQT về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc;
4. Bản khai lý lịch (bản chính) của người được đề nghị chuẩn y bổ nhiệm chức danh HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
5. Bản sao văn bằng đã được công chứng của người được đề nghị chuẩn y bổ nhiệm chức danh Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
6. Bản chính Đơn xin từ chức của người đang giữ một trong các chức danh nói trên (đối với trường hợp miễn nhiệm);
7. Các văn bản liên quan khác.
Mục đích của việc quy định Thống đốc NHNN phải chuẩn y việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trên là nhằm đảm bảo an toàn về mặt hoạt động cho các tổ chức tín dụng. Bởi tổ chức tín dụng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Các tổ chức tín dụng luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đây là hoạt động chứa nhiều rủi ro, có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào khác vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế. Do đó, đội ngũ quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn luật định để đảm bảo năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng. NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, là cơ quan cấp phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng. Do vậy, những quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của các chức danh thuộc HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc đều do NHNN quy định và thực hiện chuẩn y.