Thực tiễn xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang từ năm 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang từ năm 2002 đến nay (Trang 33 - 42)

- Những khó khăn

2.2 Thực tiễn xây dựng lối sống mới của Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang từ năm 2007 đến nay

Giang từ năm 2007 đến nay

2.2.1 Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nhận định: “Trên thế giới, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” [10, tr. 73]. Tuy nhiên, thành tựu 20 năm đổi mới làm cho thế và lực nước ta mạnh hơn nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn [10, tr. 74]. Trong bối cảnh đó, dưới gốc độ công tác thanh niên – công tác vận động quần chúng có tính đặc thù, sự tác động được nhìn nhận ở một số vấn đề lớn sau:

- Tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội nhưng xu thế chung vẫn là hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa vừa thúc đẩy sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, các nền kinh tế lớn, vừa tạo ra nhiều cơ hội cũng như đặt ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển.

tưởng, suy nghĩ và hành động của thanh thiếu niên, làm cho lối sống của thanh niên ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp hơn.

- Thanh niên có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, học tập nhưng sẽ rất dễ bị chệch hướng, hòa tan nếu thiếu tri thức, bản lĩnh và sự định hướng kịp thời về mục tiêu, lý tưởng. Trong đó, sức ép của quá trình hội nhập thị trường lao động quốc tế về tay nghề, trình độ chuyên môn, khả năng tin học, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp…là nhân tố tác động trực tiếp đến thanh thiếu niên, nhất là thanh niên nông thôn trong quá trình hội nhập.

Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2007 – 2012 được tiến hành trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, đó là: Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ( kỳ họp thứ 8 ) sẽ bàn và ra Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thế hệ trẻ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Đảng bộ An Giang quan tâm sâu sát đến thanh niên và công tác thanh niên; Nhà nước tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo luật thanh niên, thông qua chiến lược phát triển thanh niên và thực thi các chính sách liên quan đến thanh niên.

Kết quả điều tra xã hội học do Ban thường vụ Tỉnh Đoàn tiến hành cho thấy: đại đa số thanh niên có biểu hiện tích cực, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, thành công của công cuộc đổi mới, tự nguyện tham gia các hoạt động Đoàn – Hội và tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Phần lớn thanh niên vẫn tích cực, nỗ lực vươn lên hoàn thiện nhân cách, nêu cao tinh thần tình nguyện, xung kích cống hiến vì lợi ích của xã hội; số thanh niên đến với các hoạt động của Đoàn – Hội, số Đoàn viên được kết nạp vào Đảng tăng đều qua các năm. Nhu cầu học tập, rèn luyện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phát triển tài năng, việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, giao lưu văn hóa, giải trí và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần là những vấn đề quan quan tâm của đông đảo thanh niên [16, tr. 26]. Theo số liệu thống kê đến năm 2006, dân số An Giang là 2.209.238 người. Trong đó, thanh niên ( từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi ) hiện có khoảng 665.515 người chiếm khoảng 30,12% dân số [16, tr.26]. Cơ cấu thanh niên sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phân hóa về học vấn, thu nhập, mức sống, nhu cầu, đặc biệt là lối sống của thanh niên sẽ diễn ra phức tạp.

2.2.2 Những chương trình hành động của Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang Giang

Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ IX xác định mục tiêu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi từ 2007 - 2012 là: “Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho thanh thiếu niên. Đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp. Xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [12, tr. 18].

Trên cơ sở mục tiêu chung, công tác Đoàn và phong trào thanh nhiên An Giang nhiệm kỳ 2007 – 2012 xác định mục tiêu: “Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, lòng yêu nước; nâng cao ý thức công dân, bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, nghề nghiệp, năng lực hội nhập. Quan tâm giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của thanh niên; phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn, chất lượng cán bộ Đoàn; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh” [16, tr.28].

Để từng bước đạt được mục tiêu, nội dung trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên được xác định là: “Đa dạng hình thức, đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của thanh niên, hướng công tác giáo dục đến các đối tượng thanh niên cụ thể. Đồng hành cùng thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ thanh niên trong học tập, đào tạo nghề, tìm việc làm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất, kinh doanh làm giàu chính đáng. Vận động thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hoạt động của Đoàn” [16, tr. 28].

Đoàn TNCS HCM tỉnh An Giang chủ động đề ra các giải pháp, chương trình hành động của Đoàn trong giai đoạn mới, thể hiện tập trung ở một số chương trình hành động cách mạng đó là: Triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; triển khai hai chương trình: “4 đồng hành vì sự phát triển của thanh niên” và “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, với những nội dung cơ bản sau:

Một là, xây dựng lớp thanh niên An Giang giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, hiểu biết lịch sử dân tộc; nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng niềm tin, lý

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được cụ thể hóa thành các tiêu chí (gọi là cuộc vận động “5 xây, 5 chống”): Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái vì cộng đồng; chống bàng quan vị kỷ cá nhân. Xây dựng thái độ học tập say mê, nghiêm túc, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, tiến quân vào khoa học công nghệ; chống tiêu cực, gian dối, không trung thực. Xây dựng tinh thần lao động cần cù sáng tạo; chống ỷ lại, lười lao động. Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đứng khả năng; chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa. Xây dựng ý thức công dân, thói quen ứng xử văn hóa; chống lai căng tự do, tùy tiện, vô kỷ luật. Gắn kết việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với các hoạt động tuyên dương những gương sống đẹp, gương điển hình tiên tiến trên các lình vực ngay tại địa phương, đơn vị; nêu cao giá trị truyền thống tương thân, tương ái, hiếu học, cần cù lao động, tiết kiệm, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Phát động phong trào “Dân ta phải biết sử ta” nhằm động viên thanh thiếu niên học tập, tìm hiểu lịch sử thông qua những địa danh lịch sử, những con đường, ngôi trường mang tên những danh nhân…theo phưng châm “Mỗi tuần hiểu biết thêm về một nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử” nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, tự tin vươn lên trong học tập, công tác; khẳng định bản thân và cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đẩy mạnh các hoạt động lồng ghép giữa phong trào - gương tiêu biểu đời thường – mô hình cụ thể một cách hài hòa, nhuần nhuyễn nhằm nâng chất các hoạt động giáo dục gắn với thực tế cuộc sống. Đưa những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Đoàn đến thanh thiếu niên để tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thành công của công cuộc đổi mới, tăng khả năng tự đề kháng của thanh thiếu niên trước âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Tăng cường giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân và tuyên truyền những nội dung cơ bản trong các Bộ luật liên quan đến thanh thiếu niên như: Luật thanh niên, Luật giao thông, Luật bảo vệ môi trường…góp phần nâng cao đạo đức công dân, vận động thanh thiếu nhi gương mẫu chấp hành pháp luật.

Hai là, Đoàn TNCS HCM đã triển khai sâu rộng chương trình “4 đồng hành vì sự phát triển của thanh niên”.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đoàn TNCS HCM về triển khai phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp”, Đoàn

TNCS HCM tỉnh An Giang phát động thực hiện đề án “Hỗ trợ 5.000 hộ thanh niên thoát nghèo tỉnh An Giang giai đoạn 2007 -2012”.

Đồng hành cùng thanh niên trong học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, học vấn: Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho thanh thiếu nhi học tập, đào tạo nghề, tin học, ngoại ngữ…tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các đối tượng thanh niên học tập với phương châm “Học mọi nơi, làm việc gì cũng phải học”, phát triển rộng rãi các loại hình hỗ trợ học tập như: học bổng, giúp bạn vượt khó, chi Đoàn đỡ đầu chăm sóc thiếu nhi vượt khó học giỏi…để thanh thiếu nhi chủ động trong học tập, làm việc, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, vui chơi giải trí…góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển của Tỉnh.

Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng, chuyển giao và sáng tạo khoa học công nghệ, trong sản xuất và đời sống, phát động đoàn viên thanh niên trong trường học và cơ ngành tham gia tích cực phong trào “Sáng tạo trẻ”, học tập và ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ mới…

Đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp: Xây dựng Đề án Đoàn trợ giúp 5.000 hộ thanh niên thoát nghèo và làm giàu chính đáng thông qua các chương trình hỗ trợ vốn ( Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn 120, vốn tự giúp nhau, Quỹ khởi nghiệp…), hỗ trợ nghề ( dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm, hướng dẫn mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả…), hỗ trợ pháp luật ( giáo dục luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp lý ), hỗ trợ thông tin ( cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu tuyển dụng, phổ cập tin học…).

Đồng hành cùng thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần: Phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hóa thể thao và du lịch tổ chức và vận động thanh niên tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở, khai thác và sử dụng có hiệu quả công năng của Nhà Văn hóa Xã trong công tác tập hợp thanh thiếu niên. Chú trọng đến các hoạt động truyền thông về dân số, sức khỏe, môi trường, phòng chống ma túy, các loại tệ nạn xã hội, HIV/AIDS và công tác nữ thanh niên.

Đồng hành cùng thanh niên trong nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành xã hội: Giúp thanh niên nâng cao bản lĩnh và nhận thức về lối sống, thẩm mỹ, phong cách làm việc, năng lực hội nhập thông qua các hoạt động bồi dưỡng các kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử, quản lý, làm việc nhóm…

Trong thời gian tới sẽ thành lập các trung tâm hỗ trợ thanh niên trực thuộc Tỉnh Đoàn như: Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm tin học, Trung tâm

Thông qua các hoạt động của chương trình “4 đồng hành vì sự phát triển của thanh niên” đã thể hiện vai trò nòng cốt của Đoàn thanh niên trong sự nghiệp giáo dục lối sống mới, góp phần đáng kể vào việc chăm lo vì sự phát triển toàn diện của đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng đội ngũ trí thức trẻ đủ sức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ, tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên ngày càng gắn bó hơn với tổ chức Đoàn - Hội. Đồng thời, chương trình cũng rèn luyện cho thanh thiếu niên ý thức lập thân, lập nghiệp, tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ba là, Đoàn TNCS HCM đã triển khai sâu rộng chương trình “5 xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, đặc biệt triển khai Đề án “Vận động cất mới 1.000 căn nhà tình bạn giai đoạn 2007 – 2012”.

Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng: Đẩy mạnh phong trào thanh niên tình nguyện mà cao điểm là “Tháng thanh niên” và “Hè tình nguyện” theo hướng tại chỗ, thiết thực, hiệu quả, thường xuyên, liên tục gắn chặt với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; gắn chặt với vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn nhằm phát triển lực lượng và tổ chức Đoàn. Tổ chức các đội hình tình nguyện gắn với chuyên môn, đặc thù lao động, ngành nghề, lĩnh vực công tác, học tập của các đối tượng thanh niên để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động tình nguyện. Triển khai chương trình vận động xây dựng 1.000 căn nhà tình bạn cho thanh thiếu niên.

Xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội: Vận động thanh niên tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới, đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng các mô hình sản xuất mới, làm kinh tế mới…Những lĩnh vực đòi hỏi tính tiên phong, trí tuệ, kiến thức khoa học góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phối kết hợp với các ngành liên quan triển khai có hiệu quả các chương trình liên tịch như: Phong trào 4 mới, nuôi trồng thủy sản…

Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Đẩy mạnh phong trào “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng” và cuộc vận động “Thanh niên quân đội mẫu mực xây dựng chính quy” trong thanh niên quân đội; phong trào thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân và cuộc vận động “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên lực lượng vũ trang trong hoạt động và củng cố tổ chức Đoàn - Hội trên địa bàn đóng quân; tăng cường các chương trình hành

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo triết học Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng lối sống mới của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang từ năm 2002 đến nay (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)