Mô hình trồng màu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰCHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾNÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006 (Trang 57)

II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp

1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

1.4.3. Mô hình trồng màu

Ô Quy hoạch theo vùng:

● Xã Vĩnh Trạch (VT):

- Tiểu vùng VT5: diện tích 80 ha.

(Dự kiến trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò)

● Xã An Bình (AB):

- Tiểu vùng AB2: diện tích 102 ha.

(Dự kiến mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò, trồng màu…)

● Thị trấn Óc Eo (OE):

- Tiểu vùng OE5: diện tích 50 ha.

( Dự kiến mô hình trồng màu và chăn nuôi bò).

Ô Quy hoạch theo tuyến kinh cấp 1 và 2: diện tích : 3.220 (ha)

- Xã Phú Hoà: diện tích 250 ha. - Xã Phú Thuận: diện tích 320 ha. - Xã Vĩnh Chánh: diện tích 280 ha. - Xã Vĩnh Khánh: diện tích 250 ha. - Xã Vĩnh Phú: diện tích 185 ha. - Xã Vĩnh Trạch: diện tích 195 ha. - Xã Định Thành: diện tích 250 ha. - Xã Định Mỹ: diện tích 260 ha.

- Xã Thoại Giang: diện tích 105 ha. - TT. Núi Sập: diện tích 50 ha. - Xã Vọng Đông: diện tích 185ha. - Xã An Bình: diện tích 195 ha.

- Xã Mỹ Phú Đông: diện tích 115 ha. - Xã Tây Phú: diện tích 140 ha. - Xã Vọng Thê: diện tích 150 ha. - TT. Óc Eo: diện tích 165 ha. - Xã Bình Thành: diện tích 160 ha.

(Trích từ: kế hoạch phát triển vùng nuôi thủy sản và trồng màu Thoại Sơn giai đoạn từ 2006 đến 2015)

1.5. Để tổ chức thực hiện tốt việc qui hoạch cần chú ý - Đối với ngành Nông nghiệp:

+ Liên hệ với các trại giống thủy sản trong và ngoài tỉnh để tìm nguồn giống tốt cho nông dân đồng thời nhận các đề tài chuyển giao các tiến bộ KHKT và công nghệ về cho các trại giống trên địa bàn huyện ứng dụng.

+ Tổ chức các điểm trình diễn về mô hình nuôi thủy sản sử dụng thức ăn công nghiệp để nông dân thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng dạng thức ăn này.

+ Cùng với UBND 02 xã Vĩnh Chánh và Phú Thuận triển khai thực hiện dự án thủy sản được trung ương đầu tư giai đoạn năm 2006-2010.

+ Tổ chức khuyến nông hướng dẫn nông dân về kỷ thuật nuôi, phòng trừ bệnh và các biện pháp xử lý môi trường ở vùng nuôi.

+ Vận động nông dân gia nhập hiệp hội nghề nuôi cá của tỉnh để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người nuôi.

+ Liên hệ với các doanh nghiệp thu mua và chế biến thủy sản để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

+ Phối hợp Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ vận động các hộ nuôi thủy sản tham gia vào hội nghề cá, tổ liên kết sản xuất, HTX.

+ Kết hợp với các ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nuôi trồng thủy sản đúng theo qui hoạch.

- Ngành Tài nguyên – Môi trường:

+ Phối hợp Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đơn vị chủ trì và các ngành có liên quan cùng UBND các xã, thị trấn xây dựng phương án điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất cấp xã theo hướng phát triển thủy sản trên địa bàn huyện.

+ Căn cứ qui hoạch điều chỉnh cấp thẩm quyền phê duyệt tạo điều kiện thuận lợi để hộ nuôi thủy sản được phép chuyển mục đích sử dụng đất đúng theo pháp luật qui định.

+ Phối hợp với các ngành có liên quan, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để xây dựng dự án phát triển vùng nguyên liệu thủy sản phù hợp với điều kiện đặc điểm của huyện.

+ Để có cơ sở pháp lý quản lý việc bảo vê môi trường Phòng Tài Nguyên & Môi Trường kiểm tra và có văn bản hướng dẫn các chủ nuôi thủy sản lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt chuẩn môi trường (gọi tắt là báo cáo ĐTM) đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình lở đào ao nuôi cá.

+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dự kiến phát triển nuôi cá, thủy sản khác nhưng chưa đào ao nuôi trong khu vực phù hợp qui hoạch lập báo cáo ĐTM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ khi hoàn thành thủ tục chuyển mục đích mới cho tiến hành đào ao thả nuôi thủy sản.

+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối với các khu vực nuôi cá và thủy sản khác, xử lý các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vi phạm làm ô nhiễm môi trường và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.

- Đối với UBND các xã, thị trấn:

+ Cùng các ngành chuyên môn thường xuyên kiểm tra môi trường ở các khu vực nuôi thuỷ sản.

+ Thường xuyên kiểm tra quản lý việc đào ao nuôi cá đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo đúng qui hoạch đã được duyệt.

2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản xuất

2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp

Cần đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, đây là nhiệm vụ cần phải làm để góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thời gian qua với việc áp dụng cơ khí hóa trong nông nghiệp Thoại Sơn đã đạt được nhiều thành quả trong sản xuất nông nghiệp như: tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhẹ lao động cực nhọc cho người dân, giảm thất thoát, hư hao trong sản xuất.

Tuy nhiên, nhìn chung cơ khí hóa trong nông nghiệp ở Thoại Sơn thời gian qua vẫn còn hạn chế. Mức độ cơ khí hóa trong sản xuất lúa chỉ mới đáp ứng ở một số khâu và còn chậm nhất là trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, mức độ cơ khí hóa đối với cây trồng khác ngoài lúa, trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chưa có gì đáng kể và còn rất ít. Máy móc thiết bị phần lớn có niên hạo cao, cũ kỷ, lạc hậu, đa dạng về chủng loại nên thiếu phụ tùng thay thế. Ngành cơ khí chế tạo và sửa chữa chủ yếu vẫn ở qui mô nhỏ với năng lực còn hạn chế, chất lượng sản phẩm kém cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ chế biến nông lâm thủy sản chỉ đang bước đầu xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Qua tình hình này chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nửa việc cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp. Những giải pháp để đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp Thoại Sơn trong thời gian tới (đến 2015) là:

- Khuyến khích sử dụng các loại máy công cụ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như: máy kéo, thiết bị làm đất như bánh lồng, phay đất (dàn xới), dàn chảo cày lật đất làm tăng độ phì cho đất. Sử dụng thiết bị gieo hàng trong canh tác lúa, cây trồng cạn như: bắp, đậu mè, nhằm tiết kiệm giống, dễ chăm sóc hạn chế bệnh góp phần thực hiện tốt chương trình 3 giảm 3 tăng. Bên cạnh đó, cần tăng cường thêm các loại máy thu hoạch: máy thu hoạch lúa (máy gặt, máy suốt, đặt biệt là máy gặt đập liên hợp) nhằm giảm hao hụt khi thu hoạch.

- Làm tốt khâu bảo quản sản phẩm, phát triển công nghệ sau thu hoạch, nhằm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị hàng nông sản. Công nghệ sau thu hoạch gồm các khâu sau thu hoạch và chế biến như: suốt, phơi sấy, vận chuyển, xay xát, chế biến, tồn trữ bảo quản. Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khá lớn nhất là trong điều kiện huyện Thoại Sơn thường xuyên ngâp lũ và có nhiều tháng mưa trong năm với vũ lượng khá lớn, nhất là trong vụ hè thu. Đồng thời Thoại Sơn là huyện có nhiều xã vùng sâu, vùng xa (xã Vọng Đông, xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo) với điều kiện phơi sấy, vận chuyển, tồn trữ khó khăn. Vì vậy, cần phát triển nhiều hình thức phơi sấy, đầu tư cho hệ thống kho chứa lúa và nông sản khác, khuyến khích đầu tư các thiết bị xay xát, lau bóng…

- Phát triển công nghiệp chế biến: trong tình hình phát triển nông nghiệp Thoại Sơn hiện nay rất cần có các nhà máy chế biến nông sản làm tốt khâu sơ chế, chế biến góp phần đảm bảo chất lượng cho hàng nông sản.

2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực giống cây con vực giống cây con

Khuyến khích hỗ trợ việc nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng về giống cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống để có những giống và cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, trọng tâm là cây lúa, tôm càng xanh, cá tra…Do tình hình khó khăn trong việc nghiên cứu lai tạo nên việc ứng dụng này phải chọn phương thức “ đi tắt, đón đầu ”, tức là làm tốt khâu thử nghiệm đánh giá rồi từ đó đưa vào thực tế của huyện từ các cây con giống tốt. Phối hợp tốt với Sở Nông Nghiệp của tỉnh, với các tỉnh bạn. Khi cần có thể nhập thẳng các giống cây trồng vật nuôi từ nước ngoài. Có như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian công sức, tiền của cho nhân dân.

3. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp cho sản xuất nông nghiệp

Muốn sản xuất nông nghiệp được tốt thì phải làm tốt công trình thủy lợi. Vì vậy, thủy lợi được coi biện pháp hàng đầu trong các biện pháp phát triển nông nghiệp. Thủy lợi là điều kiện để thâm canh tăng vụ, đảm bảo tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản.

Thời gian qua, huyện Thoại Sơn đã có nhiều công trình thủy lợi quan trọng như: nạo vét các kênh rạch, bao đê ngăn lũ, đặt nhiều cống bọng…phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Nhưng những công trình này chưa thật sự đáp ứng tốt nhất cho xu thế phát triển nông nghiệp như hiện nay và trong tương lai. Đòi hỏi huyện phải đầu tư nhiều công trình hạng mục lớn hơn nữa. Chẳng hạn, các kênh rạch còn nhỏ, nông cần phải nạo vét thêm; hệ thống đê điều thì chưa thật vững chắc…phải đảm bảo không bị vở đê ảnh hưởng đến sản xuất, đặt biệt là những vùng nuôi tôm càng xanh, cá tra. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu, thời tiết ngày càng thất thường cho nên việc đảm bảo các công trình này là cần thiết và thiết thực.

Một yếu tố quan trọng trong việc lưu thông vận chuyển hàng nông sản đó là hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của huyện Thoại Sơn còn yếu kém, các tuyến đường giao thông còn nhỏ hẹp…Vì vậy, cần tăng cường đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy để đảm bảo cho việc vận chuyển, lưu thông hàng nông sản, vật tư nông nghiệp, dễ dàng giao lưu với các huyện, các vùng lân cận.

Cần nâng cấp các tuyến đường giao thông như: tỉnh lộ 943, tuyến lộ nông thôn của các xã, thị trấn. Cũng như tuyến kênh cấp I, cấp II. Trong đó đáng chú ý là tuyến rạch Bờ Ao - tuyến nối với vùng nuôi thủy sản của xã Phú Thuận, các tuyến kinh khác như: kênh thuộc xã Vĩnh Chánh, xã Vĩnh Khánh…

4. Tổ chức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp tác theo mô hình 4 nhà

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, một loại sản phẩm nông nghiệp muốn tồn tại và phát triển ổn định lâu dài thì nó phải có chất lượng, có giá thành hạ. Trước tình hình này đã tạo ra một thách thức lớn cho nền nông nghiệp của huyện Thoại Sơn nói riêng và An Giang nói chung.

Để có được một sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, ngoài các vấn đề trên thì khâu liên kết của các nông hộ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất đạt kết quả. Đó là vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như Hợp tác xã nông nghiệp, các liên kết sản xuất nông nghiệp khác.

Trong đó, ở Thoại Sơn HTX được coi là một hình thức đáng kể. Thời gian qua một số HTX nông nghiêp của huyện hoạt động khá hiệu quả, góp phần đáng kể vào kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện, nhưng bên cạnh đó cũng có các HTX hoạt động không hiệu quả, mang tính hình thức.

HTX hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng cùng có lợi, lấy lợi ích kinh tế làm chính. Đồng thời coi trọng lợi ích xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Mục tiêu của việc phát triển kinh tế tập thể là nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh cao, đầu tư chiều sâu và tiếp cận với nhu cầu thị trường, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tích cực hỗ trợ cho kinh tế cho các hộ.

Những giải pháp cần lưu ý để cũng cố phát triển HTX trong thời gian tới của huyện Thoại Sơn là:

- Cần đẩy mạnh tuyên truyền giải thích cho nông dân về vai trò hữu hiệu và lợi ích của việc tham gia thành lập HTX trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. HTX có vai trò trong việc hỗ trợ nông dân như: phát triển thủy lợi, tiếp thị, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, khuyến nông…

- Không nên nôn nóng ép buộc quá trình thành lập HTX nông nghiệp theo một kịch bản giống nhau và một mốc thời gian bắt buộc. Vì làm như vậy chỉ tạo tiền đề cho việc chuyển đổi một cách hình thức chứ không phát huy được tính tự nguyện, tính sáng tạo của các cấp cơ sở và nông dân trong việc xây dựng HTX mới theo luật.

- Luôn luôn gắn phát triển kinh tế hộ gia đình với kinh tế HTX. Các mối quan hệ này không có gì mâu thuẫn mà còn có mối quan hệ hợp tác, liên kết hỗ trợ nhau.

- Nâng cao thể chế hoạt động tín dụng cho ngân hàng và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ về tín dụng giữa ngân hàng với HTX .

- Làm rõ vai trò liên minh các HTX. Liên minh các HTX cần có định hướng và cung cấp cho HTX những dịch vụ cần thiết giúp các HTX phát triển kinh tế.

- Không nên có quá nhiều hình thức trợ cấp đối với HTX, cần kiểm soát và giúp đỡ HTX để họ hoạt động có hiệu lực và có kết quả, để các HTX không ỷ lại vào nhà nước, không chờ đợi các khoản ưu tiên từ nhà nước, mà sự thành lập và hoạt động của HTX phát xuất từ lợi ích của xã viên, không mạnh tính hình thức. Vì như vậy sẽ không tồn tại bền vững. Nhà nước có thể hỗ trợ các tổ chức và cơ quan có chức năng giúp công tác tư vấn, đào tạo, huấn luyện cho HTX, giúp họ có kiến thức quản lí tốt về HTX hoặc thiết lập một loại quĩ chỉ để giúp tư vấn hỗ trợ đào tạo cho HTX, tạo điều kiện cho HTX vay vốn tín dụng…

Ngoài việc hoạt động hiệu quả của các HTX nông nghiệp thì việc phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp tác theo mô hình 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) là việc làm rất cần thiết, nó sẽ mang lại kết quả lớn cho sản xuất nông nghiệp.

5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong đó vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước là quan trọng và điều tiết của nhà nước là quan trọng

Trong thời gian qua, giá của các mặt hàng nông sản luôn biến động thất thường, gây hoan man cho người dân trong khâu sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói giá cả thị trường quyết định lợi nhuận cho nhà nông. Do đó, cần phải có các giải pháp tối ưu để cho giá cả luôn bình ổn, đây là việc làm hết sức khó khăn. Vì giá cả thị trường không phụ thuộc hoàn toàn vào người dân mà phụ thuộc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰCHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾNÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)