II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và
của các mô hình sản xuất
Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Thoại Sơn trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua huyện Thoại Sơn đã đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, các cây trồng khác ngoài lúa đồng thời với việc phát triển các mô hình đa canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp.
● Tình hình sản xuất nông nghiệp cụ thể của xã Phú Thuận:
Phú Thuận là một xã được tách ra từ xã Phú Hòa từ năm 2000, nằm về phía Đông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp Thị trấn Phú Hòa, phía Đông giáp TP. Long Xuyên, phía Nam giáp xã Vĩnh Trinh (Thốt Nốt – TP.Cần Thơ), phía Tây giáp xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn). Đa số các hộ sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp (chiếm 80 % hộ toàn xã, còn lại 20 % sinh sống ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ).
Có thể thấy được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích với những mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện sinh thái vùng qua thực tế ở xã Phú Thuận - mệnh danh là “ Vương quốc tôm càng xanh ”. Đây là một trong những xã đi đầu trong quá trình thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp của huyện. Song song với việc nâng cấp các công trình đê bao và hệ thống thủy lợi để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp thì nông dân xã Phú Thuận đã từng bước đầu
tư vào những mảnh đất có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, mạnh dạn phá thế độc canh cây lúa.
Với diện tích tự nhiên là 3124 ha. Trong đó đất canh tác 2468 ha, diện tích nuôi tôm 2006 là 390 ha . Với việc thực hiện mô hình nuôi tôm càng trong mùa nước nổi đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao so với cây lúa từ 3 - 5 lần. Thu hoạch hàng năm của một nông hộ từ mô hình 1 lúa 1 tôm từ 30- 40 triệu đồng/ha đã tạo điều kiện thúc đẩy từng bước sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Các hộ nông dân nuôi thuỷ sản hầu hết có thu nhập khá cao, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nghèo, nhàn rỗi trong xã và các vùng lân cận.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn qui hoạch vùng chuyên canh kỹ thuật chăn nuôi tôm, cá và đầu tư cho con giống. Với sự quyết tâm chỉ đạo lãnh đạo thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Đảng ủy - HĐND - UBND xã cùng với lòng quyết tâm vượt khó để vươn lên làm giàu của các hộ nông dân, thời gian qua ngành nông nghiệp của xã đã đạt nhiều kết quả khả quan. Đến năm 2006, danh sách các hộ nuôi tôm của xã Phú Thuận đã lên đến 211 hộ.
● Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với các mô hình sản xuất đa canh.
Qua các kết quả phân tích thì các mô hình sản xuất đa canh và kinh doanh tổng hợp đã đạt hiệu quả khá cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: thu nhập/ha, thu nhập/hộ, hiệu quả một đồng vốn so với mô hình 2 lúa.
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu từ lúa sang phát triển chăn nuôi, thủy sản với các hình thức quảng canh, thâm canh, luân canh… đã giúp người dân đối phó với các biến động của thời tiết, thủy văn và giá cả thị trường.Các mô hình sản xuất đa canh này là cơ sở nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế của huyện từ thu nhập thấp rủi ro sang nền kinh tế có thu nhập cao, ít rủi ro hơn và tiến tới phát triển ổn định bền vững.
HIỆU QUẢ KINH TẾ 1 VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN- 1 VỤ TÔM HÈ THU. 1. Hiệu quả kinh tế vụ lúa Đông Xuân:
a.Chi phí sản xuất lúa trên 1 ha:
+ Chi phí ra bình quân = 200.000 đ/ha + Chi phí mua giống: 100 kg x 3.000 đ/kg = 300.000 đ + Thuốc bảo vệ thực vật = 320.000 đ + Phân bón các loại: = 970.000 đ
+ Công chăm sóc: = 1.000.000 đ + Công thu hoạch: = 1.200.000 đ
Tổng cộng = 4.090.000 đ
b.Thu nhập lúa Đông Xuân: Năng suất 6,5 tấn/ha, giá bình quân 1.500đ/kg:
6.500 kg x 1.500/kg = 9.750.000 đ
c.Hiệu quả kinh tế: 9.750.000 đ – 4.090.000 đ = 5.660.000 đ
2. Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha tôm càng xanh vụ Hè Thu: a.Chi phí sản xuất:
- Công đào lấp lên đê bao: mặt 2m, đáy 5m, cao 1.5m, dài 400m, khối lượng đào lấp
là:
(2m + 5m): 2 x 1,5m x400m = 2.100m3 x 3.500 đ = 7.350.000 đ
- Công trang sửa gia cố đê bao: 400m x 5.000 đ/m = 2.000.000 đ - Mua giống tôm càng xanh : 50.000 con x 120 đ/con = 6.000.000 đ - Chất xử lí môi trường nước nuôi: 1.000 kg x 1.500 đ/kg = 1.500.000 đ
( Bao gồm vôi, dây thuốc cá, hoá chất…)
- Thức ăn: 1.800 kg x 10.000 đ/kg (thức ăn công nghiệp) = 18.000.000 đ - Thuê lao động và chi phí khác:
+Thuê lao động: 500.000 đ/tháng x 2 người x 6 tháng = 6.000.000 đ +Chi phí thu hoạch: = 1.000.000 đ +Lưới đăng, xăng dầu: = 7.000.000 đ
Tổng cộng = 48.850.000 đ
b.Sản phẩm thu hoạch
Tôm sau 6 tháng nuôi năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giá bình quân 75.000 đ/kg 75.000 x 1200 kg = 90.000.000 đ
c.Lợi nhuận:
+ Tổng thu: 90.000.000 đ + Tổng chi: 48.000.000 đ
+ Lợi nhuận: 90.000.000 đ – 48.850.000 đ = 41.150.000 đ
Bảng 3.15. Chi phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh ở huyện Thoại Sơn năm 2002
Họ và tên DT (ha) Giống (con) SL (tấn) Năng suất (tấn/ ha) Tổng chi (triệu đồng) Doanh thu Lời (triệu đồng) Lợi nhuận / ha (triệu đồng) Bùi Thanh Cần Văng Công Hường Nông Thanh Sơn Nguyễn Văn Muộn Văng Chí Linh Nguyễn Thanh Thảo
1 2 2 0,6 2 1,2 50.0001 150.000 140.000 50.000 180.000 200.000 0,8 2,8 3,8 0,54 2,0 2,4 0,8 1,4 1,9 0,9 1,0 2,0 50 80 100 29 70 74 65 182 247 37 120 168 15 102 147 8 50 94 15 51 73,5 12,3 25 78,33
Nguồn: điều tra một số hộ nuôi tôm hiệu quảở Thoại Sơn năm 2002
2.5. Tận dụng kinh tế mùa nước nổi để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập
Thời gian qua, nông dân huyện đã tận dụng khá tốt mùa nước nổi để tăng thêm thu nhập với các ngành nghề như: khai thác đánh bắt hải sản bằng câu lưới, trồng sen, trồng ấu, trồng rau nhút, hay hoa màu…Nhưng trong thời gian gần đây để tận dụng tốt hơn nữa trong việc khai thác mặt lợi của mùa nước nổi, các cấp chính quyền triển khai khảo sát lựa chọn các mô hình áp dụng hiệu quả đã phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản (tôm càng xanh, cá tra, cá lóc…). Có thể nói, kinh tế mùa nước nổi đã đem lại không ít lợi nhuận cho nông dân huyện, giúp giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nông dân nghèo. Ngày càng có nhiều hộ lao động tham gia sản xuất trong mùa nước nổi.
Qua khảo sát các mô hình sản xuất năm 2006 ở huyện Thoại Sơn cho thấy các mô hình nông dân thường áp dụng đạt hiệu quả kinh tế khá cao là như: nuôi tôm chân ruộng, nuôi cá chân ruộng, nuôi cá ao hầm, trồng rau nhút, trồng ấu, trồng nấm
rơm, bắt ốc bưu vàng, đóng xuồng ghe, nuôi lươn theo bồn trên cạn…những khu vực có đê bao thì trồng lúa 3 vụ.
Nói chung, các mô hình sản xuất mới ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện. Có thể rút ra những nhận xét:
+ Mô hình nuôi tôm càng xanh chân ruộng trong mùa nước nổi tập trung ở xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh. Với mô hình này đã đem lại lợi nhuận cao cho các hộ nuôi, giải quyết công ăn việc làm cho các thanh niên thất nghiệp, người đi bắt ốc bưu vàng bán cho các hộ nuôi tôm. Bắt đầu thả tôm vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch tức là sau vụ lúa Đông Xuân, sau khoảng 5 đến 6 tháng thì thu hoạch. Các hộ nuôi tôm ở đây dùng thức ăn cho tôm chủ yếu là các loại thủy sản đánh bắt từ tự nhiên như: cá tạp, cua ốc..nên chi phí thấp, năng suất 1,2 tấn/ha, giá bán 75- 90.000 đồng/kg., lợi nhuận bình quân 35- 40 triệu/ha.. Ngoài ra khi nước rút, đất nuôi tôm cũng tạo nên độ phì cho đất.
+ Mô hình nuôi cá chân ruộng, ao hầm cũng mang lại nhiều lợi nhuận như nuôi tôm càng xanh, chủ yếu là cá tra, cá lóc,..nuôi chủ yếu ở xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, Thị trấn Phú Hòa. Thức ăn cũng từ đánh bắt tự nhiên là các loại cá tạp giá rẽ. Năng suất khoảng 200 tấn/ha, giá bán từ 15- 20 đồng/kg, lợi nhuận bình quân khoảng 20- 40 triệu/ha.
+ Mô hình trồng nấm rơm: diện tích Đông Xuân-Hè Thu (thống kê sơ bộ của phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thoại Sơn (năm 2006): là 411,3 ha với 1232 hộ, trong đó Đông Xuân là 160,55 ha với 632 hộ và Hè Thu là 250,75 ha với 600 hộ. Năng suất 1,5 kg/mô, giá bán là 7.000 đến 11.000 đồng/kg. Với mô hình này đã đem lại nhiều mặt lợi cho nhân dân: thu lợi nhuận từ trồng nấm, bảo vệ môi trường, rơm mục đi là phân hữu cơ rất tốt cho một số loại cây trồng.
+ Các mô hình khác như: trồng ấu, trồng rau nhút, trồng sen, cũng đem lại thu nhập khá cho các hộ sản xuất các mô hình này.
Tóm lại, thời gian qua ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng hơn chú ý phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và đã mang lại nhiều kết quả khả quan, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của huyện. Đời sống vật chất tinh thần của người dân đang có xu hướng được nâng lên rõ rệt, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế trong bước đường chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp như:
- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt thấp, chủ yếu vẫn là ngành trồng trọt, chưa chú trọng nhiều đến luân canh lúa - màu, thiếu bền vững và chưa khai thác có hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của vùng.
- Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thuỷ sản những năm qua chủ yếu là theo số lượng, chất lượng sản phẩm từng bước đã được quan tâm nhưng chưa được áp dụng rộng rãi.
- Khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa có được sự kết hợp hài hoà giữa các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản nên nông dân chưa chủ động được kế hoạch sản xuất, thường bị phụ thuộc vào biến động thị trường.
- Trong nuôi trồng thủy sản giá thành còn cao, dễ bị ảnh hưởng khi thị trường có diễn biến xấu.
- Việc chuyển dịch nuôi tôm trong mùa lũ còn chậm do chưa nắm vững kỹ thuật nhân giống cũng như kỹ thuật nuôi, vốn đầu tư khá lớn và một số công trình thủy lợi chưa hoàn thiện so nhu cầu sản xuất.
- Chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, chưa đồng đều, giá thành còn cao, kém sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất thấp.
- Chưa xây dựng ngành hàng và mặt hàng, đăng ký thương hiệu, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chưa chặt chẽ, mối quan hệ lợi ích giữa các bên chưa xác định rõ.
- Môi trường vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái do sử dụng nhiều phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải từ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
- Cơ giới hoá chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất quy mô trang trại. Mức độ cơ giới hoá trong nhiều khâu sản xuất còn ít và chậm, nhất là công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch.
- Các mô hình tổ chức và quản lý nói chung chưa thật sự trở thành động lực và đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần phát triển đời sống vùng nông thôn.
Vì vậy, để nền kinh tế huyện được phát triển ổn định hơn nữa đòi hỏi phải có những định hướng và các biện pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
CHƯƠNG IV
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG
THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN 2015