3– Cương vực

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VÀ TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM (Trang 30)

4- Phương pháp nghiên cứu 7-

1.1.2.3– Cương vực

Theo Lương thư : “nước Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7000 lí và cách Lâm Ấp hơn 300 lí về phía tây nam. Đơ thành cách biển 500 lí. Một con sơng lớn từ tây bắc chảy về phía đơng và đổ ra biển. Nước rộng hơn 3000 lí. Đất thấp và bằng phẳng … [ Theo P.Pelliot, Le Fou Nam trong tập san trường Viễn Đơng bác cổ, Hà Nội – 1903. “Lâm Aáp là vương quốc cổ Chăm Pa” xem Lương Ninh – “Lịch sử trung đại thế giới quyển II”. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1984 ]. Tấn thư cũng viết nước Phù Nam “đất rộng 3000 lí cĩ những thành phố xây tường, cĩ lâu đài và nhà để ơ û”. Ghi chép trên cho ta biết vị trí, diện tích của Phù Nam. Xét trên địa đồ ngày nay, Phù Nam trong thời kì đầu nằm dọc theo lưu vực sơng Mê Kơng mà trung tâm của nĩ nằm ở địa phận tỉnh Prâyven (Campuchia) ngày nay. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, rõ ràng cĩ sự bành trướng của tiểu quốc này cho đến khi hình thành đế chế hùng mạnh.

Thật ra thời tiền sử ĐNA khơng chỉ cĩ một mình Phù Nam là ra đời sớm và hùng mạnh hơn các tiểu quốc khác. Những ghi chép để lại cho biết bên cạnh

Vyâdhapura (tức Phù Nam) ở vùng Ba Nam, cịn cĩ nhiều tiểu quốc khác ra đời trong khu vực như: Sơrétthapura (Sresthapura) ở vùng Bassak, Ixanapura

(Isanapura) ở vùng Compơngthom, Sambơhupura (Sambhupura) ở vùng bắc Kratiê… Trong đĩ quan trọng hơn cả là Phù Nam và Bassak nhưng Phù Nam lại hùng mạnh hơn và trở nên cĩ địa vị lãnh đạo tiêu biểu cho các quốc gia khác trong khu vực nam bán đảo Đơng Dương.

Trong suốt quá trình tồn tại của mình các quốc vương Phù Nam luơn tiến hành các cuộc chinh phạt đối với những tiểu quốc phụ thuộc bướng bỉnh. Họ xem việc lập chiến cơng là vinh dự lớn lao, giúp tiến nhanh hơn đến với Siva. Nhiều tài liệu để lại cho biết Phạm Sư Mạnh, vị vua thứ năm của Phù Nam là một nhà chinh phục vĩ đại được tơn xưng là “đại vương”. Trong thời kì trị vì của ơng, Phù Nam thơn tính được vùng đất rộng lớn gồm hơn 10 nước Phụ thuộc nằm trong châu thổ Mê Kơng và Tơnlêsáp từ sơng Đồng Nai–Mê Kơng đến tiểu quốc Sri Mara (Cam Ranh – Khánh Hồ). Cương vực của Phù Nam ngày càng mở rộng cùng với những chiến cơng của các vị vua, các hồng thân, tướng quân bách chiến bách thắng.

Lương Ninh cĩ ý kiến mới [7, trang 76 + 77 + 78 ] khi cho rằng tồn tại một nước tên là Naravara (Naravara–nagara–nước Chí Tơn) trên miền tây sơng Hậu (An Giang, Kiên Giang). Đốn định trên dựa vào phát hiện KCH tiến hành trong những năm 40 của các nhà khảo cổ người Pháp (đặc biệt là của L.Marellet) và vào những năm 80 của các nhà khảo cổ Việt Nam với di vật, dấu vết của thành thị hải cảng ở Vọng Thê (Thoại Sơn–An Giang)... Lương Ninh cịn cho rằng nước Chí Tơn thậm chí cịn mạnh hơn Phù Nam về kinh tế với thương cảng Ĩc Eo nhưng lại yếu hơn về quân sự nên bị Phù Nam thơn tính trở thành đầu mối giao thơng thương mại, nơi tiếp nhận chủ yếu sự giao thoa văn hố với AĐ của Phù Nam.

Ngồi ra trong thời kì này một số quốc gia hải đảo khác được hình thành như Đốn Thốn, Xích Thổ ở hạ lưu sơng MêNam và bán đảo Malaya; Thaton, Pêgu, Sri Kretra trên lưu vực sơng Irawađi, Salwin, Sitang; Cantoli và Malayu

trên đảo Sumatơra; Taruma ở Java … Một số quốc gia này trở nên phụ thuộc hoặc chấp nhận sự bảo hộ trên danh nghĩa của nhà nước Phù Nam và do đĩ nhiều thư tịch cổ TQ mới cho rằng cương vực của vương quốc cổ này rộng lớn như trên.

Sự phát triển nhanh mạnh đặc biệt là tiềm lực quân sự khiến cho Phù Nam cĩ thể gây được ảnh hưởng lớn mở rộng cương vực đất nước từ lưu vực sơng Mê Kơng như đã nĩi ra tồn bộ miền nam nước ta, trung và hạ Lào, lưu vực sơng Sê

Mun cả lưu vực sơng Mê Nam và bắc bán đảo Malayxia. Lúc này Phù Nam khơng cịn là một tiểu quốc theo đúng nghĩa của nĩ mà đã trở thành một đế chế với nhiều quốc gia phụ thuộc đĩng vai trị bá chủ trong khu vực ít nhất là ở miền lục địa ĐNA.

Một cuộc tranh cãi quyết liệt lại tiếp tục diễn ra giữa các nhà khoa học tâm huyết về vấn đề: Phù Nam tồn tại như là một đế chế với nhiều nước phiên thuộc giống như kiểu nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hay là chỉ là một sự phụ thuộc trên danh nghĩa. Về mặt này tơi hồn tồn đồng ý với Lương Ninh khi ơng cho rằng “khơng thể hình dung Phù Nam là một đế quốc đã được tổ chức thống nhất thành bộ máy cai trị và bĩc lột”“chỉ là sự tập hợp của những tiểu quốc, trong đĩ mỗi tiểu quốc vẫn giữ nguyên được tổ chức , tên gọi riêng và cả truyền thống của mình” [Lương Ninh. “Nước Chí Tơn, một quốc gia cổ ở miền tây sơng Hậu”, trong khảo cổ học , số 1, 1981, trang 38 ]. Sự phát triển về kinh tế, quân sự của Phù Nam vẫn cịn là hạn chế khơng thể thiết lập bộ máy nhà nước thống nhất và áp đặt ách cai trị trên phạm vi rộng lớn ngăn cách về tự nhiên của địa hình bán đảo Trung-Ấn lúc đĩ. Cĩ thể Phù Nam cũng giống như đế chế Sơrivigiaya (Inđơnêsia) ra đời sau đo,ù tức là vẫn cĩ các quốc gia phụ thuộc nhưng các tiểu quốc này giữ vị trí độc lập tương đối với bộ máy nhà nước riêng. Chính quốc cai trị chỉ cần tiểu quốc phụ thuộc nộp cống phẩm và giúp đỡ quân khi yêu cầu. Mơ hình nhà nước này cũng tồn tại nhiều ở các đế chế hải đảo trong thời sơ kì ĐNA.

Kết luận chính xác bây giờ là quá vội vàng song trên những gì đạt được thì cĩ cơ sở nhất vẫn là xem đế chế Phù Nam tồn tại như là tập hợp lỏng lẻo của các tiểu quốc khác nhau. Cĩ thể cương vực của Phù Nam cịn rộng hơn nữa hoặc là sẽ phải thu hẹp lại điều đĩ tuỳ thuộc vào những phát hiện mới hơn trong tương lai. Trước khi cĩ những nghiên cứu sáng tỏ hơn thiết nghĩ chỉ nên dừng quan điểm về cương vực của vương quốc này ở mức độ tạm được tránh mọi ý kiến chủ quan hồ đồ khi chưa cĩ đầy đủ tư liệu.

1.2 – Quá trình phát triển của vương quốc Phù Nam.

Quá trình phát triển của VQPN thể hiện trên ba mặt chủ yếu sau đây: Kinh tế, chính trị, văn hĩa- xã hội. Tất cả chúng chứng minh cho sự tồn tại một nền văn minh Phù Nam rực rỡ.

Nền kinh tế Phù Nam phát triển tương đối tồn diện cả về nơng nghiệp, thương nghiệp, thủ cơng nghiệp. Trong đĩ chúng ta biết đến Phù Nam trước tiên nhờ sự phát triển của nền thương nghiệp mạnh nhất lúc đĩ.

1.2.1.1– Thương nghiệp.

Một quốc gia khơng thể cĩ nền thương mại phát triển nếu như khơng cĩ vị trí thuận lợi cho sự phát triển đĩ. Phù Nam nằm ngay trên điểm nối giữa ĐNA lục địa với ĐNA hải đảo nĩ lại nằm ngay trên đường thơng thương từ vùng biển TQ xuống các nước ĐNA hải đảo và AĐ khi mà những tiến bộ kỹ thuật hàng hải thời bấy giờ chỉ cho phép thuyền buơn đi men theo các bờ biển tránh giĩ bão và đá ngầm ở các quần đảo. Một thuận lợi nữa là Phù Nam cĩ rất nhiều sơng lớn đổ ra biển. Cửa các sơng khi ra biển thường rộng và sâu khi mà đồng bằng châu thổ Nam bộ cịn thấp trũng và ngập nước vào mùa mưa. Rõ ràng các cửa sơng sẽ là bãi neo đậu thuyền an tồn khi gặp trắc trở và là nơi ghé vào cung cấp lương thực, nước ngọt cho chuyến đi tiếp theo của các lái thương.

Thiên nhiên cũng đem lại cho Phù Nam những điều kiện để phát triển nội thương. Hệ thống kênh ngịi sơng rạch chằng chịt là con đường giao thơng buơn bán thuận lợi. Tại di tích Đá Nổi (ấp Tây Hồ–Phú Hồ–Thoại Sơn) phát hiện trong lịng lung Xẻo Mây dấu vết thuyền bè chìm. Địa hình chủ yếu là đồng bằng bằng phẳng dễ dàng phát triển buơn bán trên bộ. Phương tiện vận chuyển là ngựa, voi (Lương thư, Tân Đường thư, Nam Tề thư ) và cĩ thể cĩ cả xe cộ do tìm thấy đường đi cổ được làm một cách cẩn thận và vết tích bánh xe cịn sĩt lại.

Phù Nam cĩ hệ thống cảng biển phục vụ cho hoạt động hàng hải. Trung tâm của chúng là Ĩc Eo nằm sâu trong nội địa hơn so với các địa điểm khác được các nhà khoa học coi là tiền cảng của nĩ. Đây là nơi hội lưu nhiều đường nước cổ dẫn đến các vùng khác. Ĩc Eo trở thành trung tâm đầu não của các hoạt động ngoại thương.

Các tiền cảng của Ĩc Eo chỉ là giả thuyết do nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khi khai quật được nhiều hiện vật khơng phải của cư dân Phù Nam tại đĩ. Cĩ thể kể ra các tiền cảng lớn như:

Nền Chùa cịn cĩ tên là Tã kêv (ơng Ngọc) nay thuộc Tân Hiệp–Kiên Giang. Năm 1944 trong một đợt thám sát L.Malleret phát hiện ra một con lung lớn cĩ tên là lung Giếng đá chảy theo hướng đơng bắc - tây nam (chếch nam 25 độ) từ di tích Ĩc Eo gặp rạch ơng Chạy (kinh thầy Thơng) cắt ngang theo hướng tây bắc

- đơng nam rồi tẻ thành hai nhánh Lung Sen ở phía đơng và Lung Năng ở phía tây tạo thành một vùng trũng rộng lớn, rồi tiếp tục đổ về về phía vịnh Rạch Giá mất dấu vết cách biển khoảng 15 km tức là ngay tại di tích Nền Chùa. Cĩ thể trước kia Nền Chùa là một cửa sơng lớn của con lung này và nhiều con lung khác đổ ra bờ biển cổ tây nam. Vào mùa nước nổi dịng chảy trong khu vực này dâng lên làm ngập một vùng đất lớn rất thuận tiện cho buơn bán. Tại di tích này khai quật được đồng tiền bằng kim lọai cĩ kiểu dáng khác nhau (tiền cĩ hình mặt trời, tiền đồng của vương triều Kushana) qua đĩ cĩ thể đốn định về sự xuất hiện của những thương nhân nước ngồi nơi đây. Dấu tích của “những dịch vụ thương mại, giao lưu văn hố đơng – tây” [8, trang 112] cho thấy đây là địa điểm buơn bán lớn. Nền Chùa khơng chỉ cĩ giá trị như là một tiền cảng của Ĩc Eo mà cịn là đầu mối buơn bán nội vực của khu vực giáp biển tây nam của Phù Nam. Ý kiến của L.Malleret là cĩ cở sở nhưng cần tiếp tục làm sáng tỏ thêm (Lê Xuân Diệm, 1984).

Cạnh Đền được phát hiện vào năm 1938 với cái tên Trăm Phố (Thnal M’ray, Thnol Moroy, Cent Rues) nay thuộc xã Vĩnh Phong-Vĩnh Thuận-Kiên Giang. Đây là một vùng lầy trũng ven biển. Người ta tìm thấy các con lung nước chảy trong rừng U Minh. Cạnh Đền là điểm trung chuyển hàng hố từ của biển theo các con lung cổ vào nội vùng và tiếp nhận hàng hố của cư dân tại đây bán cho thuyền buơn xứ khác. Như vậy, Cạnh Đền tồn tại như là một cảng khẩu quan trọng, cầu nối giữa vùng nội hạt phía trong với cư dân các quốc gia khác đến buơn bán, giao lưu văn hố.

Cần Giờ (Duyên Hải–TP. HCM) nằm án ngữ ngay nơi vào đất liền của lái buơn theo cửa các con sơng Đồng Nai, Vàm Cỏ, Sài Gịn. Tại đây lại cĩ thể bao quát một khu vực sơng rạch rộng lớn gồm sơng Ngã Bảy, Động Tranh, Sồi Rạp… Địa thế trên khiến cho người ta hình dung đây cĩ thể là một tiền cảng nữa của Ĩc Eo dù quy mơ khơng lớn và cĩ thể chỉ là nơi diễn ra neo đậu buơn bán với vùng nội địa. Dấu tích thuyền buơn nước ngồi thì chưa tìm thấy nhưng dấu tích giao lưu văn hố giữa các vùng thì rất nhiều (đồ gốm chịu ảnh hưởng của văn hố Sa huỳnh, hiện vật VHOE…) dẫn đến lập luận hoạt động buơn bán diễn ra chủ yếu giữa cư dân bản địa với nhau. Nếu như giả thuyết trên là đúng thì quả thật thương nghiệp của Phù Nam đã cực kì phát triển do hệ thống thương cảng mở rộng từ trung tâm (Ĩc Eo) đến các tiền cảng ít nhất là hơn 300 km. Một mạng lưới thương cảng khơng thua kém gì so với bây giờ.

Các tiền cảng trên đều cĩ mối quan hệ với trung tâm ngoại thương lúc đĩ là

Ĩc Eo. Đây là một đơ thị cổ với nhiều di chỉ cư trú, sản xuất đạt đến trình độ cao cả về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng. Di chỉ này ngày nay nằm trên cánh đồng

Giồng Cát–Giồng Xồi tựa lưng vào núi Ba Thê ven bờ con lung Giếng Đá cổ. Nghiên cứu của BFEO (Pháp) muộn hơn là Viện KHXHTP.HCM cho biết nơi đây cĩ rất nhiều đường thuỷ đạo nối liền với các con sơng lớn, đổ ra biển bờ biển tây nam cổ. Theo D.G.E Hall, thì các phố trong đơ thị cổ này được nối với nhau và với biển cả bằng những con kênh đủ rộng để cĩ thể tiếp nhận những chiếc tàu đi biển[27, trang 51]. Hệ thống thuỷ nơng do con người đào nên xen kẽ giữa các căn nhà sàn xuyên sâu vơ nội địa cĩ tác dụng mở rộng khả năng phát triển thương mại cho vùng xa biển hơn.

Rõ ràng cĩ mối quan hệ rộng lớn giữa Ĩc Eo với cư dân các nước khác đến vì mục đích làm ăn… Bên cạnh quan hệ với các nước trong khu vực Phù Nam cịn mở rộng buơn bán với các quốc gia xa xơi khác. Quan hệ thương mại với AĐ diễn ra thường xuyên. Dấu vết của tiểu lục địa này là rất nhiều tượng Ấn giáo, Phật giáo cĩ nguồn gốc Ấn. Buơn bán với TQ được khẳng định qua các hiện vật của đất nước này tìm thấy ở đây (gương đồng thời Đơng Hán, tượng phật mang phong cách Bắc Ngụy…). Ngồi ra những hiện vật như tiền đồng, tiền bạc hình mặt trời, huy chương cĩ khắc hình và chữ của Antoniuxơ Piuxơ năm 152, Marcuxơ Aureliuxơ (161–180); vương triều Sassanid (Ba Tư); vương triều Kushana (Trung Á) làm sửng sốt các nhà nghiên cứu. Một giả thuyết nêu lên là cĩ thể Phù Nam cịn cĩ quan hệ thương mại với các nước ở vùng Tây Á, Trung Á và Địa Trung Hải. Điều này cần làm rõ. Nếu là như vậy thì đây quả thật là thương cảng lớn lúc đĩ.

Như vậy, Phù Nam cĩ hệ thống thương cảng với cơ sở hạ tầng hồn thiện dựa trên ưu đãi của thiên nhiên. Hoạt động ngoại thương diễn ra sơi nổi và rầm rộ ở vùng bờ biển phía tây nam. Khơng chỉ phát hiện KCH nĩi lên điều này mà ngay con người thời đĩ cũng ghi chép về sự phát triển trên. Du khách người Hoa cĩ thể

“ đi thuyền băng qua Phù Nam ” (thư tịch cổ TQ). Sách Thuỷ Kinh Chú ghi vào thế kỉ III, đời Phạm Chiêm, Gia Lễ Tường người nước Đàm Dương từ AĐ đi qua đến làm ăn buơn bán tại Phù Nam. Các vua Phù Nam cũng cử các đồn thuyền buơn ra nước ngồi buơn bán. Theo Thuỷ Kinh Chú, vua Phạm Chiêm của Phù Nam của sứ thần theo thương thuyền từ cảng Takhola (Đầu Lâu Lợi) vượt vịnh Bengal, sơng Hằng giao lưu với vương triều Murunda của nước Tây Thiên Trúc rồi theo Nam Hải lên Giao Châu, Quảng Châu tiếp kiến vua Trung Hoa ở Nam kinh. Nam Tề thư viết “cuối đời nhà Tống (420-478), vua Phù Nam cĩ quốc tính là Kiều Trần Như (Kaundinya), tên là Bồ Gia Bạt Ma (Jayavarman) phái các thương gia sang Quảng Châu giao dịch buơn bán…”.

Phù Nam khơng cịn là quốc gia cĩ hoạt động ngoại thương phát triển đơn 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuần nữa mà đã trở thành một đế chế hàng hải khống chế con đường buơn bán chính của phương đơng (AĐ – TQ) bấy giờ và của cả khu vực.

Vậy Phù Nam mua gì và bán gì ? Thư tịch cổ TQ cho biết nhiều về điều này. Theo Lương Cơng Kí, Thái Bình Ngự Lãm thì “thuyền lớn Phù Nam, từ Tây Thiên Trúc đến (Quảng Châu) bán gương lưu ly xanh mà đường kính lên tới một thước rưỡi”; “hàng hố trao đổi cĩ vàng, bạc, vải hoa” (Nam Tề thư). Bộ luật nhà Lương cho biết rõ hơn “ xứ Phù Nam xuất vàng, đồng, thiếc, trầm hương, ngà voi, cơng, chim thằng chài, vẹt ngũ sắc ”. Ngồi ra cịn cĩ kim cương (Tân Đường thư), mía (Ngơ quân tuyển tập, Nam Tề thư ). Tĩm lại Phù Nam xuất chủ yếu là các mặt

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM VÀ TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN GIÁO TRONG LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM (Trang 30)