M ục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà

Một phần của tài liệu XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO ỞPHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐLONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57)

7. Kết cấu của khóa luận

2.3.1. M ục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà

phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Trong năm 2010, tập trung triển khai và thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh giảm nghèo một cách bền vững, tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận các chính sách an sinh xã hội từ các nguồn lực của nhà nước và cộng đồng, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước, thu dần khoảng cách chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ giàu để đảm bảo tốt về mặt chính sách ởđịa phương. Với những chỉ tiêu cụ thể sau:

Dựa vào mục tiêu trên, Đảng ủy phường đưa ra các chi tiêu để giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2010 còn dưới 1%, đặc biệt quan tâm 45 hộ nghèo loại A, không có hộ tái nghèo. Cụ thể từng khóm như sau: [Bảng phụ lục 2]

- Kết hợp với các đoàn thể phường và 10 khóm cất và sửa nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo.(Qua khảo sát của Ban xóa đói, giảm nghèo phường có 11 hộ nhu cầu).

- Giúp vốn làm ăn (Qua khảo sát của Ban xóa đói, giảm nghèo phường có 89 hộ có nhu cầu vay vốn).

- Xét và đề nghị cụm tuyến dân cư (Qua khảo sát của Ban xóa đói, giảm nghèo phường có 32 đơn xin vào cụm tuyến dân cư, hộ nghèo không đất ở). - Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 700 lao động.

- Vận động hộ nghèo trong độ tuổi đi xuất khẩu lao động.

- Khám chữa bệnh miễn phí cho 100% hộ nghèo.

- 100% học sinh là con em hộ nghèo miễn đóng học phí. - Phấn đấu 100% hộ nghèo loại A đăng ký thoát nghèo.

2.3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới.

2.3.2.1. Giải pháp chung.

Th nht: Nâng cao nhn thc ca chính quyn, đoàn th, ca người dân v xóa đói gim nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng công tác xóa đói giảm nghèo trong cán bộ, đoàn viên-hội viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ-công nhân viên chức, các ngành, đoàn thể và các khóm để có sự phối hợp chặt chẽ, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ; nâng cao ý thức cộng đồng, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Thành lập các tổ tiết kiệm hùn vốn xoay vòng, bỏ tiền vào heo đất mỗi ngày, học tập kinh nghiệm, giúp đỡ nhau làm ăn tiến tới giảm nghèo. Th hai: Huy động ngun lc trong dân để thc hin công tác xóa đói, gim nghèo.

Thường xuyên tuyên truyền vận động để các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “vì người nghèo” để có điều kiện cất sữa nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết cho gia đình chính sách, cho hộ nghèo không còn nhà tre lá, xiêu vẹo tạo điều kiện cho hộ chính sách, hộ nghèo có nơi ăn, ở ổn định, an tâm sản xuất đi đến thoát nghèo.

Phường cũng nên vận động các mạnh thường quân, người dân đóng góp sửa chữa các tuyến đường giao thông bê tông hóa, nhựa hóa để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và đi lại học hành của trẻ em. Vận động đầu tư cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu; phòng chống dịch bệnh; phòng chống tệ nạn xã hội; giải quyết vay vốn mua bán, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, xuất khẩu lao động.

Th ba: To cơ hi để người nghèo tiếp cn các kênh thông tin và tham gia vào các hot động xã hi đểđời sng vt cht, tinh thn tt hơn, thc hin đúng các ch trương, chính sách ca Đảng và Nhà nước.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nhân dân, thực hiện tốt các chỉ tiêu hàng năm của phường như công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác phổ cập Trung học cơ sở tiến đến thực hiện phổ cập Trung học phổ thông; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao; học tập nghề nhằm nâng cao dân trí cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương.

Khuyến khích và nhân rộng các mô hình tiên tiến như: phụ nữ không sinh con lần ba, tổ phụ nữ tương trợ, tổ phụ nữ không để con bỏ học- không vướng vào các tệ nạn xã hội; câu lạc bộ “Tuổi thơ niềm tin và cuộc sống”, câu lạc bộ “Ông-bà-cháu”…

Nhân rộng và phát triển các mô hình câu lạc bộ “Đờn ca tài tử”, câu lạc bộ “thể dục-thể thao”; vận động, khuyến khích nhân dân mở các điểm thể dục-thể thao như bóng đá mini, bóng chuyền, đá cầu lưới…nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, thu hút thanh thiếu niên tham gia vui chơi giải trí, hạn chế tình trạng tụ tập uống rượu, cờ bạc dẫn đến đánh nhau, sử dụng chất kích thích…sa vào các tệ nạn xã hội.

Phát động phong trào 5 thi đua trong nông dân, phấn đấu đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà phường đã đề ra như:

- Thi đua sản xuất giỏi.

- Thi đua cần cù siêng năng, tiết kiệm trong tiêu dùng, thực hiện

tốt vệ sinh phòng bệnh, dân số-kế hoạch hoá gia đình. - Thi đua học nghề tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm sản xuất,

chăn nuôi giỏi.

- Thi đua hưởng ứng xây dựng nông thôn mới. - Thi đua hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo.

Th tư: Qun lý điu hành công tác xóa đói, gim nghèo.

Củng cố, bổ sung Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của phường nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy phường bằng định hướng, chỉ tiêu cụ thể trong Nghị quyết từng nhiệm kỳ, từng năm về công tác xóa đói, giảm nghèo. Hội đồng nhân dân, Uỷ Ban nhân dân và các ngành, đoàn thể, khóm phải cụ thể bằng chương trình, kế hoạch công tác năm; được lồng ghép thực hiện với nhiệm vụ chuyên môn của ngành, đơn vị mình. Định kỳ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo, gắn với việc khen thưởng, biểu dương những cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt công tác.

Kết hợp phòng Lao động-Thương binh và xã hội thành phố Long xuyên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ phụ trách công tác xóa đói, giảm nghèo phường để giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân và các hộ nghèo sử dụng đồng vốn, phương thức làm ăn có hiệu quả, tăng thu nhập, đi đến thoát nghèo.

Cần trang bị thêm máy vi tính để xử lý số liệu và lưu trữ tài liệu liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời cần có chếđộ phụ cấp thêm đối với cán bộ phụ trách kiêm nhiệm làm công tác xóa đói, giảm nghèo.

2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế.

Phường nên có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng màu, hoa kiểng; khuyến khích nuôi lươn, ếch. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Quyết định 869/UB tỉnh về tam nông: nông dân, nông nghiệp, nông thôn và 3 hoá: công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn và trí thức hóa nông dân.

Hàng năm, đặc biệt là vào mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 12) phường nên xây dựng kế hoạch sản xuất mùa nước nổi để hướng dẫn, giúp đỡ cho nông dân, hộ lao động không có đất sản xuất, hộ nghèo có điều kiện sống trong mùa nước lũ. Vì vậy, cần điều tra nắm lại danh sách những hộ dân có nhu cầu vay vốn, có nhu cầu mua xuồng và dụng cụđánh bắt thuỷ sản trong mùa nước nổi như câu, chài, lờ, lợp…vận động các hộ, các cơ sở có điều kiện giúp đỡ, đề nghị Ban chỉđạo xóa đói, giảm nghèo thành phố, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho vay tín chấp, tạo điều kiện cho hộ nghèo có dụng cụ, phương tiện sinh sống trong mùa nước nổi.

Cán bộ nông nghiệp phường nên kết hợp với Hội nông dân của phường xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể hàng năm. Kết hợp với phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Hội nông dân của thành phố Long Xuyên mở nhiều lớp, tập huấn, Hội thảo chuyển giao khoa học-kỹ thuật, truyền đạt kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân về: trồng nấm rơm, mè, rau đậu hay kinh doanh tạo điều kiện cho hộ nghèo ngày càng kinh doanh có hiệu quả, tăng giá trị làm ra trên một ha đất.

Với cơ cấu kinh tế là Thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, trên cơ sở đó vận dụng các chính sách của tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế mở thêm cơ sở, đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, sản xuất theo hướng tăng nhanh lĩnh vực Thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Về Thương mại-dịch vụ: sắp xếp hoạt động chợ Mỹ Phước; bố trí lại ngành hàng mua bán theo tuyến đường. Khai thác bến bãi, bờ sông, đường Quốc lộ 91 để kinh doanh các ngành hàng vật liệu xây dựng, cưa xẻ gỗ, trang trí nội thất…khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi mở các dịch vụ như ăn uống, giải khát, mởđại lý, dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê…

Vận dụng Chương trình khuyến công, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống như đóng xuồng, mộc gia dụng, làm leng, xẻng...hợp thức hóa nhà xưởng, đất để thế chấp, vay vốn sản xuất mở rộng qui mô kinh doanh. Có thể phối hợp với các Ngân hàng, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh An Giang giải quyết vốn vay cho các tổ sản xuất chăn nuôi, trồng trọt…tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, tăng thu nhập. Mở rộng việc cho vay vốn theo hình thức tín chấp (Hội phụ nữ, Hội nông dân phường đứng bảo lãnh).

Qua đó nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cơ sở sản xuất, đề suất với Thành phố có chính sách phát triển ngành nghề có thế mạnh, giải quyết nhiều lao động có việc làm như: sản xuất cửa nhôm, sắt; chân vịt nhôm; công cụ phục vụ nông nghiệp, sửa chữa cơ khí…

Hiện tại phường có một phần diện tích giáp với sông Hậu điều này rất thuận lợi cho việc phát triển chợ nổi, làng bè nuôi cá, tôm, dịch vụ tham quan, du lịch sinh thái. Do vậy, phường có thể lập những dự án đầu tư để phát triển nơi đây, như thế sẽ tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương

đồng thời cũng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của phường Mỹ Phước nói riêng và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nói chung.

2.3.2.3. Giải pháp về các chính sách.

Chính sách cho vay vốn ưu đãi: đối với các dự án chăn nuôi, mô hình kinh tế trang trại, các tổ ngành nghề truyền thống được vay từ nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm ở địa phương. Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo phường cần giúp đỡ, hướng dẫn họ sử dụng vốn đúng mục đích, giúp đỡ kinh nghiệm, kiến thức, khoa học-kỹ thuật để họ áp dụng vào chăn nuôi, sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tếở địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân; đặc biệt ưu tiên cho các đối tượng chính sách, những hộ không có đất, thiếu đất sản xuất và những hộ nghèo.

Chính sách hỗ trợ giáo dục: Ban chỉ đạo phổ cập Tiểu học-chống mù chữ phường nên tiếp tục có kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Trung học cho từng giai đoạn, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hộ dân có con em trong độ tuổi đến trường phải nghỉ học do những nguyên nhân nào đó, đưa con em đến học các lớp phổ cập ban đêm như: Phổ cập Tiểu học-chống mù chữ, phổ cập Trung học cơ sở để nâng cao tỷ lệ, chất lượng và cơ bản xóa tình trạng mù chữ, tình hình bỏ học của con em các hộ nghèo, hộ chính sách. Hội khuyến học phường nên có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các em học sinh ở các lớp chính qui như: bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi cuối cấp, phụđạo học sinh yếu; kết hợp với các đoàn thể phường, các khóm xem xét giúp đỡ cho các em học sinh thuộc con em hộ nghèo, hộ chính sách về tập, viết, sách giáo khoa, quần áo…để các em được đến lớp và học thấp nhất là phải tốt nghiệp Trung học cơ sở, có điều kiện theo đến phổ cập Trung học phổ thông để góp phần nâng cao dân trí, có điều kiện học nghề, tìm kiếm việc làm, từng bước ổn định cuộc sống và đi đến thoát nghèo.

Hỗ trợ người nghèo về y tế: đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, để người dân có ý thức phòng ngừa và bảo vệ tốt sức khoẻ của mình như: ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh…khi ốm đau phải biết đến cơ sở Y tếđể được khám và điều trị. Đối với hộ nghèo, phải tạo điều kiện cho 100% hộ nghèo được khám và điều trị bệnh bằng nguồn quỹ 139 của Ủy ban nhân dân tỉnh tại trạm Y tế phường; trạm Y tế phường có trách nhiệm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Chính sách bảo trợ xã hội: thực hiện tốt các chính sách xã hội như cho vay vốn, cất sửa nhà tình nghĩa đối với những gia đình chính sách, người có công với nước; cất sửa nhà đại đoàn kết cho dân nghèo. Đồng thời, đề nghị thành phố Long Xuyên xét trợ cấp xã hội hàng tháng cho những hộ người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có cuộc sống tốt hơn.

Dự án dạy nghề cho người nghèo: kết hợp với Trung tâm dạy nghề, phòng Lao động-Thương binh và xã hội tư vấn việc làm và mở các lớp dạy nghề cho người nghèo như may công nghiệp, các ngành nghề thủ công. Lao động-Thương binh và xã hội, xóa đói, giảm nghèo thường xuyên xuống địa bàn, tiếp cận khảo sát tình hình đời sống các hộ nghèo, tích cực chủđộng tham mưu các biện pháp thực hiện đề án, mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho người lao động nghèo, hợp tác với các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh-Bình Dương…vừa đào tạo nghề, vừa cung ứng lao động. Đối với lao động đã được học nghề, phường nên tạo điều kiện cho họ có việc làm trong thời gian ngắn nhất như: đưa họ đi xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn phường, thành phố Long Xuyên nhằm giúp họ nâng cao cuộc sống của gia đình và thoát nghèo một cách căn cơ, bền vững.

Û

Giảm nghèo là một trong những chính sách được ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước. Nhờ vậy, mà song song với quá trình tăng trưởng kinh tế thì đời sống của người dân nghèo ở phường ngày càng được cải thiện rõ rệt, hạn chế được khoảng cách giàu-nghèo và bất bình đẳng trong xã hội, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của phường Mỹ Phước nói riêng và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nói chung thêm giàu đẹp.

PHẦN KẾT LUẬN

Hiện nay, nước ta đang đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu “dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để góp phần thực hiện mục

Một phần của tài liệu XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO ỞPHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐLONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)