Một số chủ trương, giải pháp của thành phố Long Xuyên về

Một phần của tài liệu XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO ỞPHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐLONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 46)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2.2.2.Một số chủ trương, giải pháp của thành phố Long Xuyên về

công tác xóa đói, giảm nghèo.

Chủ trương, giải pháp, nhiệm vụ trong năm 2010 của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo. Cụ thể như sau:

Mục tiêu, chỉ tiêu: tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo, phấn đấu đào tạo nghề cho 30.000 lao động theo hướng xã hội hóa công tác dạy nghềđể nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, gắn với giải quyết việc làm theo ba hướng: làm việc tại địa phương, làm việc ngoài tỉnh và đi xuất khẩu lao động nước ngoài tập trung các nước có thu nhập cao; phấn đấu giải quyết việc làm cho 7.000 lao động; tăng cường công tác cập nhật, quản lý hộ nghèo và thực hiện các chính sách ưu đãi cho hộ nghèo đầy đủ và kịp thời tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, phấn đấu năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 0,5% đến 0,75%.

Giải pháp thực hiện: để đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu trên, các ngành, các cấp cần tăng cường các biện pháp thực hiện một cách đồng bộ nhằm tác động tạo sự chuyển biến trong nhận thức của đối tượng hộ nghèo để phấn đấu vươn lên thoát nghèo, khắc phục tình trạng đối tượng trông chờ, ỷ lại

vào sự trợ giúp của nhà nước. Vì vậy, năm 2010 thành phố cần tập trung thực hiện các giải pháp như sau:

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức như họp sinh hoạt tại tổ dân phố hoặc tại khóm, ấp, trên hệ thống đài truyền thanh địa phương gồm các nội dung về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động để người dân nắm thông tin kịp thời và hiểu biết đầy đủ các chính sách vềđào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Tổ chức đối thoại giữa chính quyền phường, xã với các hộ nghèo, để xác định các hộ nghèo cần gì và nhà nước phải làm gì để những hộ này có điều kiện nâng cao thu nhập thoát nghèo một cách bền vững.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách trợ giúp người nghèo nhằm tạo điều kiện giúp đối tượng có cuộc sống ổn định và vươn lên thoát nghèo, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu nêu trên. Cụ thể như: chính sách cho vay vốn ưu đãi, chính sách hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chính sách bảo trợ xã hội, chính sách hỗ trợ y tế, chính sách hỗ trợ về giáo dục.

Tổ chức thực hiện kế hoạch trên:

Trách nhiệm của các cơ quan cấp thành phố Long Xuyên: phòng Lao động-Thương binh và xã hội, phòng Kinh tế, phòng Giáo dục, phòng Tài chính-Kế hoạch, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan trên địa bàn để xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng, quý, năm theo những mục tiêu, chỉ tiêu đã nêu trong kế hoạch. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể thành phố Long Xuyên: tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp để hỗ trợ các ngành và địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục nhằm làm chuyển biến nhận thức từ nội bộ ra quần chúng về tầm quan trọng cũng như tính cấp bách trong thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo để làm chuyển biến nhận thức trong nhân dân, của hộ nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng, có ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trách nhiệm của phường, xã: ngoài việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm tại địa phương theo nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân dân, cần chú ý đề ra những giải pháp đảm bảo thực

hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo tại địa phương.

Chế độ sơ tổng kết, thông tin báo cáo: định kỳ, từng cấp tổ chức sơ tổng kết nhằm đánh giá rút kinh nghiệm để có biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế nhằm mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, các ngành, các cấp cần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chếđộ báo cáo, thông tin hai chiều để kịp thời có biện pháp chỉ đạo tập trung, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

2.2.2.3. Một số chủ trương, giải pháp của phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo.

Mục tiêu chung trong công tác xóa đói, giảm nghèo của phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là: thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững và toàn diện, tạo môi trường thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội, tự lực vượt qua nghèo khó.

Hoạt động xóa đói, giảm nghèo của Ban chỉ đạo chương trình phường Mỹ Phước: từđầu năm 2006, phường mở Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch giảm nghèo. Qua đó, đưa ra các mục tiêu, giải pháp, chỉ tiêu nhằm định hướng xây dựng chương trình, mục tiêu giảm nghèo cho phường. Ban chỉ đạo chương trình xóa đối, giảm nghèo phường thường xuyên củng cố tổ chức, đề ra kế hoạch mục tiêu giảm nghèo, đề xuất giải quyết các chính sách cho hộ nghèo, tổ chức hướng nghiệp và liên kết với Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo được vay vốn tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo.

Các ngành, đoàn thể phường phối hợp thực hiện có hiệu quả trong công tác giảm nghèo như: tổ chức các lớp dạy nghề, hướng dẫn giới thiệu việc làm, vận động tích cực cho quỹ vì người nghèo, cất sửa nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo ổn định cuộc sống. Đồng thời Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo phường cũng phân công các thành viên phụ trách từng khóm nhằm hướng dẫn các khóm về nội dung trong chương trình xóa đói, giảm nghèo với trọng tâm giúp các khóm thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Những tháng cuối năm 2009, phường đã đề ra kế hoạch xóa đói, giảm nghèo với những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện như sau:

Tập trung thực hiện Chương trình việc làm, giảm nghèo, hạn chế tái nghèo để cuối năm 2009 tỷ lệ nghèo giảm còn 1,2%, tương đương 75 hộ. Xây dựng kế hoạch lồng ghép giữa Ban Lao động-Thương binh-xã hội phường và các đoàn thể thực hiện đẩy mạnh công tác việc làm, giảm nghèo để đạt chỉ tiêu như: đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; khóm có kế hoạch đối thoại trực tiếp hộ nghèo; tập trung giáo dục, tuyên truyền, vận động hộ nghèo học nghề và nâng cao trình độ để có dịp tiếp cận khoa học kỹ thuật, biết cách làm ăn để thoát nghèo.[38]

Phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2009: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2009 còn 1,2%.

- Vận động giới thiệu việc làm đạt chỉ tiêu 700 lao động.

- Tuyên truyền vận động hộ nghèo: 5 hộđi xuất khẩu lao động. - Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn làm ăn với lãi suất ưu đãi.

- Khám và chữa bệnh miễn phí cho 100% hộ nghèo.

- Học sinh là con em hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác.

- Tập trung giúp đỡ hộ nghèo loại A, những hộ có người già, neo đơn, tàn tật, trẻ mồ côi đưa vào hưởng trợ cấp tại cộng đồng.

Phấn đầu giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2009 phải có ít nhất từ 1 đến 3 khóm không còn hộ nghèo: khóm Đông Thịnh 5, Mỹ Lộc, Đông Thịnh 8 (trừ những trường hợp neo đơn phải trợ cấp xã hội).

Giải pháp giảm nghèo những tháng cuối năm 2009:

Tập trung rà soát nhu cầu của hộ nghèo về vốn, việc làm, nhà ở, học nghề, phân loại hộ nghèo, cho chủ hộđăng ký tham gia thoát nghèo.

Định kỳ tiếp tục cập nhật, rà soát điều tra các trường hợp thoát nghèo phát sinh để bổ sung và giải quyết kịp thời các chính sách giúp đỡ theo quy định.

Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp người nghèo nhằm tạo điều kiện giúp cho đối tượng có cuộc sống ổn định vươn lên thoát nghèo cụ thể như:

- Chính sách vay vốn ưu đãi: tập trung giúp hộ nghèo loại A có nhu cầu vay vốn vó kế hoạch sản xuất, kinh doanh với lãi xuất ưu đãi đồng thời ủy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thác cho Hội, đoàn thể phụ nữ xét và đề xuất vay vốn làm ăn (riêng khóm Mỹ Lộc đang làm hồ sơ 04 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn).

- Chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm: các ngành, đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động tại địa phương, phấn đấu đạt chỉ tiêu 700 lao động.

- Chính sách hỗ trợ nhà ở: tiếp tục huy động các nguồn lực trong xã hội thông qua quỹ vận động vì người nghèo, thường xuyên theo dõi hộ nghèo nhà tre lá, tạm bợđể kịp thời giúp đỡ.

- Chính sách hỗ trợ xã hội: cần tăng cường công tác kiểm tra, xác minh hoàn cảnh của đối tượng và thường xuyên khảo sát đời sống các hộ để kịp thời có biện pháp giúp đỡ, đặc biệt đời sống hộ nghèo có người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi để thực hiện trợ cấp hàng tháng theo quy định nhằm giúp đỡ, ổn định cuộc sống (đặc biệt khóm Đông Thịnh 5: hàng tháng vận động hỗ trợ gạo cho một đối tượng hộ nghèo).

- Chính sách hỗ trợ y tế: thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xác nhận chính sách yêu cầu về họ, tên, chữ đệm, năm sinh, giới tính và phải cấp Bảo hiểm y tếđúng đối tượng, nhằm giúp cho người người nghèo có nhu cầu được tiếp cận thuận lợi trong việc khám chữa bệnh hoặc giảm viện phí đúng quy định.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục: tiếp tục rà soát và đề nghị các trường thực hiện miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp và các chính sách hỗ trợ khác để giúp cho con em hộ nghèo có điều kiện học hành nâng cao dân trí.

Tổ chức thực hiện: để công tác giảm nghèo và việc làm năm 2009 được thực hiện tốt, khóm phải thường xuyên theo dõi cập nhật và phân loại hộ nghèo A, B, C để có giải pháp giúp đỡ từng đối tượng

- Hộ nghèo loại A: là hộ có lao động trong độ tuổi, chí thú làm ăn, quyết tâm vươn lên và đăng ký thoát nghèo, không có con em trong độ tuổi bỏ học.

- Hộ nghèo loại B:

* Loại B1 là hộ nghèo có lao động nhưng không quyết tâm cao trong việc vươn lên thoát nghèo.

* Loại B2 là hộ không có lao động (người già, người tàn tật…)

- Hộ nghèo loại C: là hộ có người rơi vào các tệ nạn xã hội, không có gắng lao động, còn trông chờỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và cộng động. Từđó có chính sách hỗ trợđúng đắn, đồng thời giao hộ nghèo loại B, C cho đoàn thể, khóm quản lý, giáo dục, tuyên truyền vận động hộ có chí thú làm ăn để vươn lên thoát nghèo bền vững, theo Nghị quyết của Đảng ủy phường phấn đấu đến cuối năm 2009 xóa hộ nghèo tại các khóm Đông Thịnh 5, Đông Thịnh 8 và khóm Mỹ Lộc.

2.2.3. Những thành tựu và hạn chế thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ

năm 2006 đến năm 2009. 2.2.3.1. Thành tựu.

Đảng bộ và chính quyền phường Mỹ Phước đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những công tác trọng tâm. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường luôn quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện với nhiều biện pháp kết hợp. Bên cạnh đó, cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã tác động không nhỏ đến ý thức quần chúng nhân dân. Thời gian qua, bộ phận chuyên trách cùng với ban ngành, đoàn thể và khóm tuyên truyền vận động thực hiện các nhiệm vụ như: học nghề, giải quyết việc làm đồng thời làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, giúp vốn, hỗ trợ cất sữa nhà cho người nghèo và các chính sách hỗ trợ khác, góp phần từng bước giảm nghèo. Và đạt được những thành tựu ở các mặt:

Đối với hộ nghèo: đầu năm 2006, toàn phường có 374 hộ nghèo/tổng số 5643 hộ dân trên địa bàn, chiếm tỷ lệ 6,63%. Bằng nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, trong năm 2007, số hộ nghèo sau khi rà soát là 230 hộđã giảm 144 hộ chiếm tỷ lệ 3,87%. Đến năm 2008 số hộ nghèo sau khi rà soát toàn phường là 156 hộ chiếm tỷ lệ 2,52%. Cuối năm 2009, số hộ nghèo được đề nghị của phường là 141 hộ chiếm tỷ lệ 1,89%. [2, 16, 17 và 34]

Đối với hộ thoát nghèo: năm 2006, toàn phường có 86 hộ. Với phương châm tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ để hộ thoát nghèo không rớt xuống hộ ngưỡng nghèo hay hộ nghèo và có thể thoát nghèo bền vững. Vì vậy, hàng năm số hộ thoát nghèo của phường đều tăng, năm 2007 số hộ thoát nghèo sau khi ra soát của phường có 90 hộ thoát nghèo, năm 2008 số hộ thoát nghèo tăng lên 99 hộ và đến năm 2009 toàn phường có 45 hộ thoát nghèo và 129 hộ thoát ngưỡng cửa nghèo. [2, 16, 17 và 34]

Về hộ nghèo chính sách: với chủ trương không để hộ chính sách nghèo Ủy ban nhân dân phường tham mưu phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hỗ trợ vốn cho các hộ có khả năng lao động còn những hộ không có khả năng lao động được trợ cấp thêm hàng tháng để có thu nhập cao hơn hộ nghèo.

Về vốn: trong năm 2009, phường đã giúp đỡ cho hộ nghèo và những hộ có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp như: mua bán nhỏ, chăn nuôi phát triển sản xuất, giúp vốn theo đề án 31 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Kết quả đã cho 300 hộ vay với tổng số tiền 3,2 tỷ đồng. Công tác thu hồi nợ đến năm 2009 với tổng thu nợ từ các nguồn là 227.667.000 đồng. Trong đó, thu trong hạn là 140.667.000 đồng, thu quá hạn là 22.621.000 đồng và đã thu lãi được 64.389.000 đồng với tỷ lệ nợ quá hạn hộ nghèo còn 4 %. Qua đó, phường cũng đã tìm hiểu nguyên nhân các hộ vay không trảđược nợ vay đúng hạn là do làm ăn rủi ro, gia đình có người bệnh phải điều trị. [37]

Trong năm 2009, cán bộ trong Ban xóa đói, giảm nghèo kết hợp với Hội phụ nữ phường, khóm xét và phát vay cho 77 hộ nghèo, hộ khó khăn với số tiền 320.200.000 đồng để mua bán nhỏ, chăn nuôi phát triển sản xuất và nhiều hiện vật như: gạo, đồ dùng sinh hoạt,...cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nhờđó các hộ này ngày càng có cuộc sống tốt hơn. [37]

Về Y tế: trạm Y tế phường khám bệnh và phát thuốc cho hơn 3549 lượt hộ nghèo. Ban dân số phường cũng đã giúp 100 xuất cho hộ nghèo khám bệnh và phát thuốc miễn phí với số tiền 18.000.000 đồng. Trong những tháng đầu năm 2009, trạm Y tế phường đã cấp 1597 thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. Ngoài ra, trạm Y tế phường còn giới thiệu nhiều lượt người có hoàn cảnh khó khăn gặp các căn bệnh hiểm nghèo đi điều trị bệnh ở tuyến tỉnh và một số bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. [36 và 37]

Về an sinh xã hội: trong những tháng đầu năm 2009, xét trợ cấp thường xuyên cho 42 đối tượng người già neo đơn, trẻ mồ côi với số tiền 8.700.000 đồng/tháng, riêng khóm Đông Thịnh 5 hỗ trợ 10 kg gạo hàng tháng cho 1 hộ

Một phần của tài liệu XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO ỞPHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐLONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 46)