Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang (Trang 49 - 51)

Khả năng cạnh tranh của công ty được đánh giá dựa trên phương pháp cho điểm. Theo đó mức độ cạnh tranh của công ty so với các đối thủ được đánh giá dựa trên 7 nhân tố chính ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá này ta xác định được khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Sau đây là bảng đánh giá điểm tổng hợp của các yếu tố cạnh tranh củ doanh nghiệp;

Bảng 2.13 Bảng điểm tổng hợp các yếu tố cạnh tranh

Công ty CP

Chi phí sản xuất 7 8 6 Giá cả 7 8 7 Chất lượng 8 7 8 Khả năng cung ứng 9 6 8 Chủng loại 8 6 9 Các dịch vụ sau bán hàng 8 6 8 Tài chính 8 6 7 Tổng 7.77 6.91 7.46

Tất cả các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10. Theo đó từ 1-4 điểm là rất xấu, từ 5-6 điểm là trung bình, từ 7 – 8 điểm là khá, từ 9 – 10 là tốt. Hệ số cho mỗi chỉ tiêu là chi phí sản xuất: 0,18, Giá cả: 0,2; chất lượng : 0,15, Khả năng cung ứng là 0,15; chủng loại sản phẩm là 0.12; Các dịch vụ sau bán hàng là 0,1 ; tài chính là 0,1.

Chỉ tiêu chi phí sản xuất được đánh giá cao vì đây là nhân tố chính để có thể cạnh tranh bằng giá cả. Chi phí của doanh nghiệp thấp sẽ được cho điểm cao và ngược lại.Theo bảng này chi phí sản xuất của công ty được đánh giá 7 điểm trong khi đó điểm của các lò gạch thủ công là 8 điểm của các công ty khác là 6 điểm. Chứng tỏ các lò gạch thủ công có lợi hơn về chi phí sản xuất.

Về giá cả do chi phí của các lò gạch thủ công thấp nên các lò gạch này định giá thấp hơn của doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác. Đây là yều tố lợi thế của các lò gạch thủ công so với các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynen.

Vì các lò thủ công sản xuất bằng công nghệ cũ, gạch chưa được nung với nhiệt độ thích hợp nên trọng lượng gạch thì lớn, độ bền kéo nén thấp, độ bền thời gian không cao thấm hút nước nhiều do đó không thích hợp với các công trình nhà ở cao tầng. Chính vì vậy tuy giá của các sản phẩm này thấp hơn sản phẩm của các doanh nghiệp nhưng lại kém hơn về chất lượng. Chính vì vậy khi so sánh về chỉ tiêu giá cả/ chất lượng thì sản phẩm của các doanh nghiệp là cao hơn. Vì vậy về chất lượng sản phẩm của công ty và doanh nghiệp khác đều đạt 8 điểm trong khi đó các lò gạch thủ công chỉ đạt 7 điểm.

Về khả năng cung ứng, công ty có quy mô sản xuất lớn nên khả năng đáp ứng các đơn hàng với quy mô lớn, thời gian cung cấp ngắn là cao hơn các doanh nghiệp khác, và có lợi thế hơn hẳn so với các lò thủ công nhỏ lẻ. Hơn nữa do uy tín với các khách hàng là doanh nghiệp nên chỉ số này doanh nghiệp được đánh giá tốt. Cụ thể chỉ tiêu này doanh nghiệp được đánh giá 9 điểm , các doanh nghiệp khác 8 điểm và các lò thủ công 6 điểm .

Dựa vào các chỉ tiêu phân tích ở trên các chỉ tiêu còn lai được đánh giá trong bảng trên.

Điểm tổng hợp cho công ty là 7,7 các lò gạch thủ công là 6,91 và các doanh nghiệp khác là 7,46. Thông qua đây ta thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hơn hẳn các lò gạch thủ công và các doanh nghiệp khác. Thông qua đây ta thấy công ty cần tận dụng các lợi thế của mình về chất lượng sản phẩm, khả năng cung ứng và tài chính là những vũ khí chính trong việc mở rộng thị trường. Điểm của các lò gạch thủ công thấp cho thấy xu thế các lò gạch thủ công sẽ bị thay thế trong tương lai.Đây là cơ hội tố cho doanh nghiệp mở rộng thị trường. Chính vì vậy công ty cần phải có những biện pháp tích cực nhằm giành lầy miếng bánh “ thị trường” hiện tại đang nằm trong tay của các lò gạch thủ công.

Một phần của tài liệu Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang (Trang 49 - 51)