Đặc điểm người lao động tại Văn phòng Tổng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Trang 35 - 37)

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong Văn phòng Tổng công ty

Chỉ tiêu Số lượng Phần trăm (%)

Tổng lao động 70 100 % 1. Theo giới tính a. Nam 44 62,86 % b. Nữ 26 37,14 % 2. Theo độ tuổi a. < 30 9 12,86 % b. 30 – 45 41 58,57 % c. > 45 20 28,57 %

3. Theo trình độ đào tạo

a. Trên đại học 5 7,14 %

b. Đại học 62 88,57 %

c. Cao đẳng, trung cấp 3 4,29 %

4. Theo ngành nghề đào tạo

a. Lâm nghiệp 19 27,14 %

b. Kinh tế 29 41,43 %

c. Ngoại ngữ 08 11,43 %

d. Khác 14 20 %

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)

Về cơ cấu tuổi.

Từ bảng trên ta thấy quá nửa số lao động ở văn phòng Tổng công ty là ở độ tuổi từ 30 đến 45, số người ở độ tuổi trên 45 nhiều hơn số người ở độ tuổi dưới 30. Như vậy, Văn phòng Tổng công ty có lực lượng cán bộ đầy chuyên môn và kinh nghiệm, được bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tín nhiệm, tin tưởng. Với vai trò to lớn của Văn phòng Tổng công ty, những con người này có một nhiệm vụ lớn

lao trong công tác phát triển ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Nguồn nhân lực này rất phù hợp với đặc điểm, vai trò, chức năng của Văn phòng Tổng công ty.

● Cơ cấu giới tính:

Cơ cấu lao động theo giới tính cho phép đánh giá nguồn nhân lực trên các góc độ: Phân công, bố trí, hợp tác lao động và điều kiện phát triển nhân lực cho phù hợp với sức khoẻ, năng lực, sở trường của từng người.

Số CBCNV nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn số CBCNV nữ. Cụ thể là số cán bộ nam gấp 1,69 lần số cán bộ nữ. Như vậy, đặc điểm này cũng rất phù hợp với đặc điểm, vai trò của Văn phòng Tổng công ty, bởi lẽ, các cán bộ trong ngành lâm nghiệp thường xuyên phải đi công tác xa, cũng có thể là đi sang các nước châu Âu để mở rộng thị trường xuất khẩu, cũng có thể là đi sang Lào, Campuchia để quản lý nguồn nguyên liệu… rất cần những cán bộ nam năng động, nhiệt tình và có sức khoẻ. Số CBCNV nữ chủ yếu là làm các công việc tại văn phòng.

● Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Tất cả các CBCNV của Văn phòng Tổng công ty đều có trình độ đại học, hoặc trên đại học. Riêng có 3 người gồm lái xe, nhân viên phục vụ phòng là dưới trình độ đại học. Như vậy, CBCNV đều có trình độ học vấn đạt yêu cầu để có thể hoàn thành những nhiệm vụ của mình. Số cán bộ được đào tạo trong ngành kinh tế lớn nhất, số cán bộ học lĩnh vực lâm nghiệp còn ít. Tuy nhiên có những cán bộ được đào tạo bài bản ở nước ngoài, được nghiên cứu chuyên sâu, học hỏi các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Các cán bộ khác học các lĩnh vực khác như kinh tế, ngoại ngữ cũng góp một phần quan trọng để Văn phòng Tổng công ty hoạt động một cách suôn sẻ và họ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mà Tổng công ty sản xuất ra.

Nhận xét:

Lao động của Văn phòng Tổng công ty chủ yếu là cán bộ quản lý, kỹ thuật và nghiệp vụ, được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau có năng lực đã trải qua quá

trình công tác lâu năm, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh và trải qua nhiều năm trong cơ chế thị trường, nhiệt tình trong công tác và tâm huyết của Tổng công ty. Song bộc lộ các tồn tại sau:

- Khối lượng công việc hoàn thành chưa cao.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ ở một số phòng và vị trí cho phù hợp

- Cơ cấu cán bộ kỹ thuật Lâm sinh và chế biến gỗ quá ít, một số cán bộ được sử dụng chưa đúng ngành nghề.

- Tư duy và phong cách làm việc của một số cán bộ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của cơ chế thị trường và sản xuất công nghiệp.

- Tinh thần trách nhiệm và ý thức vươn lên của một số cán bộ chưa cao

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Văn phòng Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w