Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 29)

Tổng công ty rau quả nông sản được thành lập trên cơ sở sát nhập Tổng công ty xuất nhập khẩu Nông sản và thực phẩm chế biến và Tổng công ty Rau quả Việt Nam theo quyết định số 66/QĐ/BNN – TCCB ngày 11/06/2003 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tổng công ty rau quả nông sản có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Vegetables, Fruit and Agriculture Products Corporation.

Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM

Tên đầy đủ: Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa – Hà Nội

Tổng công ty rau quả nông sản là Doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng.

Tổng công ty có mối quan hệ bạn hàng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chính là Nga, EU, Mỹ, Trung Quốc…

* Quá trình hình thành

Tổng công ty rau quả nông sản được hình thành và phát triển qua 2 thời kỳ: • Giai đoạn 1:Từ 1988-2002 : Tổng công ty rau quả Việt Nam cũ

Từ 1988-1990 là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuấ kinh doanh thời kỳ này đang nằm trong quỹ đạo của sự hợp tác rau quả Việt Xô (1986-1990) mà Tổng công ty được Chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nhiệp đều do Liên Xô cung cấp. Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của Tổng công ty được xuất sang Liên Xô là chủ yếu (chiếm đến 97,7% kim ngạch xuất khẩu).

Từ 1991-1995 là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục đựơc hoàn thiện. Các chính sách về khuyến khích sản xuất công nông nghiệp, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư phát triển ra đời tạo thêm môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Tuy nhiên Tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn. Nếu như trước 1990, Tổng công ty được Nhà nước giao cho nhiệm vụ là đầu mối tổ chức nghiên cứu

sản xuất và chế biến rau quả thì đến thời kỳ này ưu thế đó không còn. Do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư vào sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu rau quả, bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo thế cạnh tranh mạnh mẽ với Tổng công ty. Mặt khác thời kỳ này không còn chương trình hợp tác rau quả Việt Xô do sự kiện Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Và việc chuyển đổi cơ chế hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường bước đầu cúng gây cho Tổng công ty nhiều bỡ ngỡ, lúng túng.

Trong bối cảnh đó, Tổng công ty đã phải dồn toàn tâm toàn sức để tìm ra những giải pháp, những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển.

Từ 1996-2002 là thời kỳ Tổng công ty hoạt động theo mô hình “Tổng công ty 90”

Bước vào thời kỳ này Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau:

+ Những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường, từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã tìm cho mình những bước đi vững chắc hơn.

+ Hoạt động theo mô hình mới, lại được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn 1998-2000 và 2000- 2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triên rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999- 2010, đã tạo cho Tổng công ty cơ hội phát triển mới về chất.

Tuy vậy thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn:

+ Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục của mặt hàng nông sản trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.

+ Hết năm 1999, Chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho Tổng công ty, sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa.

+ Sự không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục, lại bị sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn của các đơn vị ngoài Tổng công ty,

làm cho giá nguyên liệu bị đẩy lên cao, giá thành chế biến tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

• Giai đoạn 2: Từ 2003 đến nay

Năm 2003 là năm đầu tiên Tổng công ty rau quả, nông sản được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2003, trên cơ sở sát nhập Tổng công ty rau quả Việt Nam và Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến.

Trong giai đoạn này Tổng công ty có những thuận lợi cơ bản sau:

+ Tình hình phát triển chung của thế giới và Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhiều thuận lợi. Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết về hợp tác kinh tế quốc tế tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để chuẩn bị và thực hiện hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.

+ Giá một số sản phẩm nông sản chế biến có xu hướng tăng (nước dứa cô đặc, nước dứa đông lạnh…) và đồng thời nhu cầu của thị trường thế giới cũng không ngừng tăng lên.

Những khó khăn trong giai đoạn này:

+ Hầu hết các nhà máy thiếu nguyên liệu để chế biến, nhiều đơn vị thiếu vốn lưu động để triển khai sản xuất. Tỷ giá đồng ngoại tệ đặc biệt là USD và EUR tăng.

+ Giá nhiều loại vật tư tăng lên: điện, xăng dầu, hộp sắt…Đơn giá tiền lương tăng. + Một số đơn vị phía Nam thiếu lao động.

+ Thời tiết khí hậu diễn ra phức tạp, rét, khô hạn kéo dài làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w