Nghị quyết của hội nghị Trung ương lần thứ 5, tháng 7/

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 - 1960 (Trang 27 - 32)

nhưng diện tích bị úng thuỷ ít hơn, thiệt hại nhẹ hơn; năm 1956 diên tích bị úng thuỷ là 172.830 ha, trong số bị mất trắng 32.900 ha. Năm 1959 diện tích bị úng thuỷ chỉ có 110.750 ha trong đó chỉ mất trắng có 19.700 ha.Thành tích đó tuy lớn nhưng mới chỉ là những thành tích bước đầu trong công tác thuỷ lợi. Với tình hình sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và lại trồng lúa là chính thì việc tiếp tục cải tạo và phát triển nông nghiệp vẫn còn là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.

Sau thuỷ lợi là phân bón, trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, ở vùng nhiệt đới, đất ít người đông yêu cầu về nông phảm ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vấn đề cấp thiết đặt ra cho nền nông nghiệp nước ta là, một mặt phải tiến hành thâm canh tăng năng suất cây trồng, mặt khác phải thực hiện tăng vụ, khai hoang để mở rộng dần diện tích gieo trồng cũng như diện tích canh tác, đồng thời tiến hành thâm canh trên toàn bộ diện tích ấy. Tình hình và nhiệm vụ đó đã xác định vị trí của vấn đề phân bón trong nền nông nghiệp nước ta bên cạnh vấn đề thuỷ lợi. Riêng phân hoá học, từ năm 1955-1957 khối lượng được dùng trong sản xuất nông nghiệp là 29.342 tấn. đến năm 1959 số đó đã lên tới 108.058 tấn, tăng hơn 1958 là 55.312 tấn và hơn 3,7 lần của cả ba năm khôi phục kinh tế. Bảo đảm đủ nước đủ phân, và bón phân đúng kỹ thuật thì có thể thực hiện được tăng vụ, tăng năng suất một cách rộng rãi và có kế hoạch, do đó có thể tiến tới rút hẹp diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

Nông thôn miền Bắc đang tiền hành khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuât nên vấn đề nông cụ cũng giữ một phần rất quan trọng. Sở dĩ vấn đề phát triển và cải tiến nông cụ được đề ra với tầm quan trọng vì tình hình nông cụ của chúng ta rất thiếu thốn và lạc hậu, nhất là trong những năm đầu sau hoà bình lập lại. Theo thống kê năm 1956 ở 3 nơi là Kiến an (Hải phòng); Hải Dương; Hưng Yên có 6.613 gia đình, ruộng đất có 11.729 mẫu mà chỉ có 1.757 cái cày, 2.577 cái cuốc. ở Quảng bình, trong 2 xã có 1.526 gia đình, ruộng đất có 4900 mẫu nhưng chỉ có 900 cái cày, mỗi cái phải đảm bảo 5,5 mẫu. ở miền núi thuộc vùng tự do cũ trong 2 tỉnh

Cao Bằng và Tuyên Quang có 1308 gia đình, ruộng đất có 2993 mẫu, mà chỉ có 1724 cái cày, 460 cái quốc. Tính trung bình còn thiếu từ 40% đến 60% so với yêu cầu. Vùng mới giải phóng còn thiếu nhiều hơn vùng tự do cũ. Tình hình đó ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm cày cấy hết diện tích và kịp thời vụ. Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng sau khi hoà bình được lập lại, các cơ sở sản xuất nông cụ đã được khôi phục lại hầu hết và xây dựng thêm một số cơ sở mới. Năm 1955 có: 2500 cơ sở, năm 1956 có: 2800, năm 1957 có 2900. Số nông cụ các loại đã sản xuất được năm 1955: 2.523.000 cái, năm 1957:2.953000 cái. Riêng cày 51 tính đến cuối năm 1958 đã sản xuất được 31.435 cái cày và 76.165 bộ lưỡi diệp, máy tuốt lúa đươch 418 chiếc.

Bước sang năm 1959 phong trào cải tiến kỹ thuật canh tác được đề ra với phương châm “đủ nước, nhiều phân, giống tốt, cày sâu, cấy dày, cải tiến nông cụ và sử dụng nông cụ, phòng trừ sâu bệnh, làm đúng thời vụ, chăm soc đồng ruộng”. Trước tình hình đó phong trào cải tiến nông cụ và sử dụng nông cụ cải tiến tăng lên khá mạnh và rầm rộ, tuy chưa vững chắc và bền bỉ. Nhiều địa phương do việc cải tiến và sử dụng nông cụ mới đã thu được kết qủ tốt trong việc đảm bảo kịp thời vụ, tăng năng suất, tiết kiệm được lao động.

Tuy nhiên phong trào cải tiến nông cụ mới chỉ là bước đầu, chưa được vững chắc liên tục và toàn diện. Tính đến cuối năm 1960, ước lượng trên toàn miền Bắc số cày cải tiến mới chỉ chiếm trên dưới 10% so với tổng số cày hiện có. Nếu kể tất cả các phương tiện khác thì tỷ lệ nông cụ cải tiến càng thấp hơn nữa. Trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp không thể thiếu vai trò của máy móc hiện đại, không thể không cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp. Như Lê nin nói: “ Công việc cải tạo người tiểu nông, cải tạo toàn bộ tâm lý và cả những thói quen của họ là mộtcông việc đòi hỏi cả hàng bao nhiêu thế hệ. Chỉ có thể dựa vào một cơ sở vật chất, và kỹ thuật, vào việc áp dụng-trong một phạm vi rộng lớn-máy kéo và các máy móc trong nông nghiệp, vào việc điện khí hoá thực hiện trên những quy mô rộng lớn, chỉ có dựa vào tất cả những cái đó thì mưói có thể nói là làm cho toàn bộ

tâm lý của họ lành mạnh được”. 10Trong công tác phát triển và cải tiến nông cụ, đã tiến hành thành lập các hợp tác xã sản xuất nông cụ như các trạm, tổ sản xuất, sửa chữa và cải tiến nông cụ ở các tỉnh, huyện, xã. Đồng thời cũng tiến hành liên hiệp nhiều hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn và kết hợp việc đưa hợp tác xã bậc thấp lên hợp tác xã bậc cao. Đây là một bước chuyển biến mới trong nông nghiệp.

Qua việc phân tích trên ta có thể thấy nông nghiệp miền Bắc đã có những bước chuyển biến căn bản và quyết định: chúng ta đã hoàn thành cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp biến nền nông nghiệp nước ta từ một nền nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ, cá thể, phân tán đã trở thành một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên sản xuất tập thể với quy mô ngày càng lớn. Tiếp đó nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp độc canh với năng suất rất thấp và bấp bênh, đang trở thành một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Ngoài ra nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc đang trở thành một nền nông nghiệp có nhiều sản phẩm hàng hoá. Và cuối cùng là, nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp nghèo nàn về cơ sở vật chất và lạc hậu về kỹ thuật đang trở thành một nền nông nghiệp bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tiến bộ.

Trên cơ sở những thắng lợi giành được, mức đời sống vật chất và văn hoá của nông dân đã không ngừng được nâng cao. Nông dân đã và đang từng bước được làm chủ nông thôn, đã tự quản lý, tổ chức cuộc sống của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân và với sự giúp đỡ của nhà nước. Bộ mặt nông thôn đã đổi mới. Chế độ người bóc lột người, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã bị xoá bỏ. Trải qua thực tiễn đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh giai cấp, nông dân miền Bắc đã ngày càng thấu suốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, dần dần biến những chỉ dẫn của Đảng thành lối nhìn, nếp suy nghĩ, cách làm ăn của

10j. sta lin: “ vấn đề nông dân và vấn đề tập thể hoá nông nghiệp ở Liên Xô”, tiếng Việt, NXB sự thật, Hà nội, 1958, tr218. 1958, tr218.

mình. Khí thế cách mạng ở nông thôn đang sôi nổi hơn bao giờ hết. Tư tưởng tình cảm và đạo đức mới ở nông thôn đâm chồi nảy lộc mạnh mẽ.

Thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp trong thời gian trên là thắng lợi của đường lối nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH. Đó là thắng lợi của đường lối công nghiệp hoá XHCN lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp, của phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc và phương hướng thâm canh tăng năng suất.Thắng lợi đó gắn liền với sự giúp đỡ vô tư của các nước XHCN anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.

2.2. Trong công nghiệp

Nước ta có nhiều tài nguyên phong phú về khoáng sản, cũng như về nông, lâm, hải sản đủ cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp với một quy mô lớn. Bên cạnh những mỏ với trữ lượng lớn trên thế giới như than đá, cơ-rô-mít, a-pa-tít, trong lòng đất nước ta còn có những mỏ kim loại quý như chì, măng gan, thiếc, kẽm… nguồn thuỷ điện rất dồi dào và tương đối dễ khai thác. Ngoài lúa là chính, ở nước ta có nhiều cói, lau, sậy, tre, nứa có thể dùng để sản xuất giấy và bông tơ nhân tạo. Nước ta cũng có nhiều điều kịên trồng các cây công nghiệp khác như bông, đay, mía, dâu nuôi tằm,…dân ta lại đông đúc, khéo léo và cần cù; thị trường rộng nhân dân đông đúc, khéo léo và cần cù; thị trường rộng, nhân công sẵn. đó là những điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá nước ta.

Nhưng trong gần ngót một thế kỷ “khai hoá” của đế quốc Pháp, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Công nghiệp nhỏ bé què quặt. Năm 1939 giá trị sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 10% tổng sản lượng công nông nghiệp. Miền Bắc được giải phóng chấm dứt giai đoạn cách mang dân tộc dân chủ, đồng thời mở đầu giai đoạn cách mạng XHCN. Công nghiệp nước ta chỉ còn bằng 1,5 % tổng gía trị tổng sản lượng công nông nghiệp ở miền Bắc, trong đó công nghiệp nặng chiếm khoảng 1%.công nhân công nghiệp chỉ có trên 10.000 người, kỹ sư công nghiệp vẻn vẹn chỉ có 23 người, số cán bộ kỹ thuật có chưa đến 100 người, các nguồn

cung cấp nguyên liệu bị đình đốn. Trước tình hình thực tiễn đất nước gặp nhiều khó khăn như vậy, đã đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề lớn cần phải giải quyết.

Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện trong và ngoài nước, Đảng ta đã đề ra chủ trương công nghiệp chủa chúng ta là: “xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại”11. đồng thời Đảng cũng nhận định: miền Bắc nước ta nhất thiết và có đầy đủ khả năng tiến lên CHXH. Chúng ta phải thực hiện công nghiệp hoá XHCN với tốc độ nhanh kiên quyết đi theo con đường mà Lê nin vạch ra: “ Không có một nền đại công nghiệp được thiết bị đến trình độ cao, thì nói chung, đừng hòng bàn tính đến CNXH, nhất là lại đối với trình độ một nước nông dân thì càng không thể nói đến CNXH được”. 12Như vậy là nhiệm vụ công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, chúng tagiữ vững nguyên tắc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt coi trọng phát triển ngành chế tạo cơ khí, vì đó là quy luật chung trong sự phát triển xã hội.. Trong bản Đề cương báo cáo chính trị của Trung ương đã xác định: “công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Điểm mấu chốt của công nghiệp hoá XHCN là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”. Thật vậy, công nghiệp nặng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi nếu chúng ta không xây dựng được một nền công nghiệp nặng thì chúng ta không thể có điều kiện để cải tạo nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân theo CNXH, không thể tăng được năng xuất lao động xã hội để tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống nhân dân, do đó không thể bảo đảm được độc lập về chính trị, không thể có CNXH

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc 1954 - 1960 (Trang 27 - 32)