hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Xuất bản lần hai, BCHTƯ Đảng lao động Việt Nam xuất bản, 1963, tr17-18).
lượng nông nghiệp nói chung và chiếm chưa đầy 6,4% so với giá trị sản lượng lương thực nói riêng. Đến năm 1959 giá trị sản lượng cây công nghiệp cũng chỉ đạt được 3,1 5 so với tổng sản lượng lương thực nói chung. đó là những tỷ lệ không thích hợp trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không ít đến công cuộc xây dựng công nghiệp phát triển kinh tế.
Tình hình phát triển, biến đổi cây công nghiệp và chăn nuôi trên đây mọi mặt chứng tỏ những thành tích đã đạt được, nhưng mặt khác cũng nói lên tình trạng mất cân đối trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn. Tuy vậy, nông nghiệp của miền Bắc cũng đang có sự chuyển biến từ một nền nông nghiệp độc canh với năng suất rất thấp và bấp bênh, trở thành một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, và từng bước chuyển từ tự cấp tự túc, thành một nền nông nghiệp có ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá để cung cấp lương thực và thực phẩm cho thành thị, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu. Chúng ta cũng đã bước đầu tiến hành phân công lao động không những theo ngành sản xuất, mà còn theo khu vực kinh tế, để đi dến chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp nhằm thâm canh tăng năng suất, tăng sản phẩm hàng hoá có giá trị cao.
Ngoài ra, bước đầu đã thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. trong nghị quyết của trung ương về hợp tác hoá đã nói rõ là nôij dung của hợp tác hoá bao gồm hai mặt chinh là cải tạo quan hệ sản xuất và cải tạo kỹ thuật. Và vì vậy để xây dựng và phát triển nông nghiệp nước ta trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, một mặt Đảng ta chủ trương thực hiện cuộc cách mạng cải tạo quan hệ sản xuất ở nông thôn, một mặt chủ trương thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hai mặt đó gắn liền chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 14 (tháng 11/1958) đã chỉ rõ: “ song song với cuộc đấu tranh giải phóng sức sản xuất và dựa vào quan hệ sản xuất mới, chúng ta cần đẩy mạnh cuộc đáu tranh với thiên nhiên, ra sức cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao trình độ kinh tế của ta”. “ khoa học và kỹ thuật là biện pháp và phương tiện để giải quyết mâu thuẫn
giữa người và thiên nhiên, là một điều kiện không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng CNXH…” cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bao gồm nhiều mặt và là một qua trình lâu dài, còn tiếp diễn sau khi cuộc cách mạng cải tạo quan hệ sản xuất đã kết thúc.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, trong toàn bộ sợi dây truyền của cuộc cách mạng kỹ thuật đó, cần nắm vững khâu nào là chủ yếu trong những điều kiện cụ thể nhất định của toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung và của nông nghiệp nói riêng. Đảng đã vạch rõ phải gắn liền phong trào hợp tác hoá với việc cải tiến từng bước toàn bộ kỹ thuật canh tác. Trong sợi dây chuyền kỹ thuật, trước hết phải nắm vững những khâu quan trọng: nước, phân, giống, công cụ cải tiến.
Thuỷ lợi là vấn đề quan trọng bậc nhất. Nếu trong kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân ta trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đã đạt được những thành tích to lớn, thì sau khi hoà bình lập lại thành tích đó còn to lớn hơn nữa. ở một nước “ động nắng thì hạn, động mưa thì lụt” như nước ta, nếu không hạn chế ngăn ngừa được hạn hán, úng thuỷ thì khó mà có thể đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. “Thủy lợi là biện pháp hàng dầu để phát triển nông nghiệp. Thực hiện công tác thuỷ lợi nhanh và mạnh gắn liền với phát triển hợp tác hoá là một phương hướng trọng yếu, xuất phát từ đặc điểm và đòi hỏi căn bản của nông nghiệp miền Bắc trong giai đoạn hiện nay9. Với những khẩu hiệu: “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “nghiêng đồng đổ nước ra sông”, trong việc thực hiện phương châm “ba chính” (giữ nước là chính, tiểu thuỷ nông là chính, dân làm là chính) của Đảng trong công tác thuỷ lợi, nông dân miền Bắc nước ta, hàng năm đã cứu được hàng vạn ha ruộng khỏi mất mùa. Năm 1955 là 922.600 ha; 1956: 1.570,800ha.Và năm đến năm 1959 diện tích được tưới so với năm 1958 tăng 331000ha. nếu tính khối lượng đất làm công tác thuỷ lợi và đắp đê thì năm 1958 là 21.140000 mét khối, sang năm 1959 đã lên tới 68.197000 mét khối tức tăng hơn 3 lần. nhờ đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, nên trong vụ mùa năm 1959, mặc dù có mưa to như năm 1956