Hiện nay, huyện Thọ Xuân hiện có khoảng 29 lễ hội truyền thống ở các xã khác nhau trong địa bàn huyện. Mỗi lễ hội có ý nghĩa và chức năng riêng.
Dưới đây là bảng thống kê lễ hội ở huyện Thọ Xuân.
Bảng 2.2.1. Hệ thống lễ hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân (2008)
Stt Tên lễ hội Địa chỉ (xã) Thời gian (âm lịch) Nhân vật thờ
1 Lễ hội Lam Kinh Xuân Lam 21-22/08 Lê Lợi
2 Lễ hội Lê Hoàn Xuân Lập 07-08/03 Lê Hoàn
3 Lễ hội Xuân Phả Xuân Trường 10/02 Long hải Đại Vương 4 Lễ hội Lê Thánh Tông Xuân Lam 29/01 Lê Thánh Tông
5 Lễ hội Làng Choán Xuân Lam 15/02 Lê Sao, Lê Bị, Lê Nhi 6 Lễ hội làng Trung Thôn Bắc Lương 10/03 Già Lam
7 Lễ hội làng Mỹ Lý Hạ Bắc Lương 10/03 Già Lam 8 Lễ hội làng Mỹ Lý
Thượng Bắc Lương 10/03 Già Lam
9 Lễ hội làng Tuế Thôn Bắc Lương 15/03 Già Lam
10 Lễ hội làng Mạnh Chư Xuân Phong 10/02 Cao Sơn, Long Nguyên linh thánh 11 Lễ hội làng Đại Lữ Xuân Phong 15/03 Cao Sơn
12 Lễ hội làng Dừa Xuân Phong 15/03 Cao Sơn
13 Lễ hội làng Lư Khánh Xuân Khánh 06/06 Tam Lộ đại vương và Lê Phụng Hiểu
14 Lễ hội làng Thượng Vôi Xuân Hòa 24/03 Trần Thị Ngọc 15 Lễ hội Kỳ phúc Yên Trường Thọ Lập 10/02
Thiên vương chấn thủy Đại vương tôn thần
16 Lễ hội Cao Sơn Xuân Quang 15/03 Cao Sơn
ba vị khai quốc công (Lê Sao, Lê Triện và Lê Giao)
18 Lễ hội dòng họ Nguyễn Nhữ Lãm Thọ Diên 25/03 Nguyễn Nhữ Lãm 19 Lễ hội làng dòng họ Lê Văn Linh Thọ Hải 07/04 Lê Văn Linh 20 Lễ hội làng Hương Nhượng Thọ Hải Lê Khả Lãng 21 Lễ hội dòng họ Lê Văn An Thọ Lâm Tháng 4 Lê Văn An 22 Lễ hội làng Đống Nãi Tây Hồ 13/01 Cao Sơn
23 Lễ hội làng Hội Hiền Tây Hồ Tháng 3 Đinh Thời Dĩnh
24 Lễ hội làng Nam Thượng Tây Hồ 15/01 Long Nguyên linh thánh 25 Lễ hội đền Bà Am Tây Hồ Tháng 9 Định Thị Hoa
26 Lễ hội làng Phú Xá Xuân Lập 04/02 Lý Kim Ngô 27 Lễ hội dòng họ Tống Văn Mẫn Xuân Lập 20/09 Tống Văn Mẫn 28 Lễ hội làng Yên Lược Thọ Minh 23/10 Lương Công Đoán 29 Lễ hội chùa Tạu Xuân Trường 10/02 Thờ Phật
“Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin - thể thao huyện Thọ Xuân”
Theo cách phân loại lễ hội đã trình bày, lễ hội ở huyện có thể phân thành ba loại: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với tự nhiên; lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với xã hội; lễ hội tôn giáo và văn hóa. Tuy nhiên, sự phân loại lễ hội chỉ mang tính tương đối do ranh giới giữa các lễ hội không phải lúc nào cũng rạch ròi. Do đó theo tôi, lễ hội ở huyện Thọ Xuân bao gồm: Lễ hội trong mối quan hệ với xã hội và lễ hội tôn giáo, văn hóa.
2.2.1.1. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với xã hội
Trong cuộc sống, con người có nhiều mối quan hệ và quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ đặc biệt nhất. Văn hóa Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, trong đó đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là truyền thống lâu đời của nhân dân ta và mãi được gìn giữ. Cái trục xuyên suốt của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là lòng biết ơn và đền đáp công ơn của con người đối với con người, đối với làng bản xóm thôn, đối với giang sơn đất nước. Trong đó đời sống của con người hiện tại đều được nảy sinh nhờ được chuẩn bị, tạo điều kiện thuận lợi từ tất cả những cái tương ứng trong quá khứ. Cái hiện tại đó lại chuẩn bị mọi điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của cái tương lai,… Như vậy, các thế hệ sau bao giờ cũng biết ơn và đền đáp công ơn đối với các thế hệ trước. Sự đền ơn đáp nghĩa qua các thế hệ được củng cố vững chắc thêm nhờ tác động
của tín ngưỡng, tôn giáo, càng làm cho sự đền ơn đáp nghĩa ở hiện tại thêm phong phú và sâu sắc.
Trong lễ hội truyền thống của người Việt luôn luôn bao hàm truyền thống “uống
nước nhớ nguồn này”. Huyện Thọ Xuân cũng có nhiều lễ hội diễn lại các tích liên quan
đến các vị anh hùng có công với dân với nước như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Lê Thánh Tông, lễ hội Cao Sơn,…
2.2.1.2. Lễ hội tôn giáo và văn hóa
Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷ niệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức Chúa Jesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức Bồ Tát,… ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan,… những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơn phần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc, mà tiêu biểu ở Thọ Xuân là lễ hội chùa Tạu.
Bên cạnh đó, những lễ hội mang ý nghĩa tín ngưỡng của nhân dân trong vùng cũng hết sức phong phú. Lễ hội này hầu hết là lễ hội làng, ở mỗi làng đều có thờ thần Thành Hoàng, Thành Hoàng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần. Lễ hội làng mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Thọ Xuân có những lễ hội như: Lễ hội Xuân Phả, lễ hội Làng Choán, lễ hội làng Trung Thôn, lễ hội làng Mỹ Lý Hạ, lễ hội làng Tuế Thôn, lễ hội làng Mạnh Chư, lễ hội làng Đại Lữ, lễ hội làng Bái Đô, lễ hội làng Hương Nhượng,…
Lễ hội ở huyện Thọ Xuân hết sức phong phú và đa dạng. Trong nội dung đề tài này, tác giả chỉ khái quát về hệ thống lễ hội của huyện và giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn huyện có ý nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch của địa phương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.