Phương hướng phát triển Giáo dụcĐào tạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam pptx (Trang 29 - 34)

Phải xây dựng chiến lược Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam. Chiến lược Giáo dục - Đào tạo là hệ thống các quan điểm, các mục tiêu các giải pháp để nhằm đạt được các mục tiêu về Giáo dục - Đào tạo đã đề ra. Có chiến lược Giáo dục - Đào tạo đúng đắn từ đó đề ra chiến lược đầu tư hợp lý, có khoa học.

Bảng 11 : Dự báo học sinh năm học 2003 –2004

1. Giáo dục mầm non 2.963.200

2. Giáo dục phổ thông 17.586.900

3. Trung học chuyên nghiệp 396.400

4. Cao đẳng 247.300

5. Đại học 857.400

2. Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam

2.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo. - Đào tạo.

Một là, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phải chú ý tăng chi cho công tác giảng dạy và học tập. Hiện nay cơ sở vật chât kỹ thuật còn thiếu thốn. Vì vậy, đòi hỏi trong đầu tư ngân sách cho sự nghiệp này phải chú ý đến việc tăng cường cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy và học tập.

Hai là, có chế độ chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác giảng dạy, đảm bảo tiền lương tương xứng với lao động của các nhà giáo.

Ba là, ở nước ta hiện nay, mạng lưới trường học chưa hợp lý về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Chúng ta có 110 trường ĐH và CĐ, 546 Trường THCN và DN. Trong 110 trường ĐH và CĐ chỉ có 7 trường đào tạo đa ngành. Chính vì vậy, cần phải sử dụng công cụ tài chính để tham gia sắp xếp lại hệ thống các trường ĐH và CĐ các trường THCN và DN. Đi đôi với việc sắp xếp lại mạng lưới các trường phải tính toán lại quy mô đào tạo cho phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế quy mô đào tạo chuyên tu và tại chức. Từ đó tạo điều kiện để nâng định mức chi NSNN cho một học sinh/năm đối với từng ngành nghề cụ thể.

Bốn là, công tác quản lý tài chính đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo phải được thực hiện nghiêm chỉnh theo “luật ngân sách nhà nước”. Cụ thể:

Bộ giáo dục đào tạo có trách nhiệm phối hợp với bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng, tổng hợp và dự kiến phân phối ngân sách toàn ngành.

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu hành chính, sửa chữa và xây dựng mới.

2.2. Giải pháp khác.

Hiện nay ở nước ta Ngân sách Nhà nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của hoạt động Giáo dục - Đào tạo. Vì thế chúng ta cần phải đa dạng hoá các nguồn vốn để phát triền Giáo dục - Đào tạo. Để thực hiện được điều này Đảng và Nhà nước ta cần phải có những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển Giáo dục - Đào tạo.

Cụ thể, thu hút vốn từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Ngoài ra Nhà nước nên khuyến khích phát triển hình thức đào tạo nâng cao ở trong nước thay thế dần việc đưa người đi đào tạo ở nước ngoài. Có thể mở rộng liên kết các cơ sở giáo dục trong nước với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

Kết luận

lớn nhất của quốc gia” (Bia Văn Miếu Hà Nội – 1466). Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày nay chúng ta càng phải đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nước nhà.

Đầu tư phát triển Giáo dục – Đào tạo chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển, thúc đẩy sự nghiệp kinh tế – xã hội. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự ưu tiên cho đầu tư phát triển sự nghiệp của giáo dục - đào tạo của nước ta, đào tạo cho con người Việt Nam những tri thức tiên tiến của nhân loại, có khả năng tiếp thu, sáng tạo văn minh của nhân loại, đưa Việt Nam vững bước phát triển trong thế kỷ 21.

Trong phạm vi đề tài “Đầu tư phát triển Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam” em đã trình bày khái quát nhất được qui mô Giáo dục - Đào tạo và sự đầu tư phát triển Giáo dục - Đào tạo của Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. GDVH trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. GS. TS Phạm Minh Hạc – Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21 kinh nghiệm của các Quốc gia – Bộ Giáo dục - Đào tạo – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục – NXb Chính trị Quốc gia.

3. Giáo dục văn học những thập niên đầu thế kỷ 21, chiến lược phát triển. - Đặng Bá Lãm – Nxb Giáo dục.

4. Giáo trình kinh tế đầu tư – PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương.

5. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW khoá VIII –NXB Chính trị Quốc gia.

6. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII – NXB Chính trị Quốc gia. 7. Tạp chí lịch sử Đảng – 2002

8. Tạp chí đầu tư – 1999 –2000 9. Tạp chí giáo dục lý luận – 2004

10. Tạp chí con số và sự kiện – 2003 – 2004 11. Tap chí kinh tế phát triển

12. Tạp chí KT & DB – 1999 –2000 13. Tạp chí Thống kê - 1999

14. Tạp chí Tài chính – 2000 - 2001 15. Tạp chí Ngân hàng – 1995

để cương chi tiết

tên đề tài: đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở việt nam

Lời mở đầu ... 10

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung ... 11

1. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển. ... 11

1.1. Khả năng về đầu tư và đầu tư phát triển. ... 11

1.2. Vai trò của đầu tư phát triển. ... 11

2. Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. ... 13

2.1. Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. ... 13

2.2. Vai trò của đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. ... 13

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam15 1. Khái quát về tìnhhình phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. ... 15

1.1. Tổng quan về giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. ... 15

1.2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo.19 2. Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam ... 20

2.1. Giáo dục và đào tạo Việt Nam từ 2002-2004 ... 20

2.1.1. Giáo dục mầm non. ... 22

2.1.2. Giáo dục phổ thông. ... 23

2.1.3. Giáo dục trung học chuyên nghiệp. ... 23

2.1.4. Giáo dục Cao đẳng và Đại học: ... 24

2.1.5. Giáo dục không chính quy. ... 24

2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. ... 25

2.2.1. Đầu tư của ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo. ... 26

2.2.2. Đầu tư – Giáo dục - Đào tạo từ nguồn thu học phí. ... 28

2.2.3. Đầu tư – Giáo dục - Đào tạo từ các nguồn khác. ... 28

3. Kết quả đạt được trong đầu tư phát triển Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam. ... 29

3.1. Giáo dục mầm non và phổ thông. ... 29

3.1.2. Về đội ngũ giáo viên: ... 30

3.2. Giáo dục - Đào tạo đại học, cao đẳng... 32

4. Những tồn tại trong đầu tư và phát triển Giáo dục - Đào tạo. ... 33

4.1. Tồn tại trong đầu tư của ngân sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo. 33 4.2. Sự mất cân đối trong đầu tư. ... 35

4.3. Vốn đầu tư chưa hợp lý. ... 36

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Vệt Nam. ... 37

1. Phương hướng phát triển Giáo dục Đào tạo ở Việt Nam. ... 37

2.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo. ... 37

2.2. Giải pháp khác. ... 38

Kết luận ... 38

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam pptx (Trang 29 - 34)