Những tồn tại trong đầu tư và phát triển Giáo dục Đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam pptx (Trang 25 - 29)

4.1. Tồn tại trong đầu tư của ngân sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo.

Bên cạnh những cố gắng của Nhà nước trong việc tăng chi cho sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo và những kết quả mà ngành giáo dục - đào tạo đã đạt được trong thời gian qua. Cũng còn một số tồn tại trong đầu tư Ngân sách cho sự nghiệp này.

Thứ nhất, phần lớn nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là từ ngân sách Nhà nước nhưng chỉ được phân bổ theo từng năm, tỷ trọng đầu tư cao hay thấp đều tuỳ thuộc vào khả năng thu và cơ cấu chi của ngân sách Nhà nước. Mặt khác, yêu cầu đặt ra đối với công tác Giáo dục - Đào tạo là phải đạt được tối ưu hoá các công trình đào tạo và làm nhẹ đi tính mất cân đối, sự chồng chéo trong tổ chức đào tạo. Song trong thực tiễn: Bộ trường, và các cơ sở đào tạo nói chung đang đơn giản hoá kế hoạch hàng nă thành các văn bản dự án về yêu nhu cầu tài chính. Cơ cở đào tạo dành sự quan tâm chủ yếu vào chỉ tiêu ngân sách nhà nước cung cấp hàng năm nhiều hơn là vạch ra các biện pháp về tổ chức, thực hiện và quản lý kế hoạch theo những mục tiêu và các hoạt động để tiếp cận mục tiêu.

Thứ hai, tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong thời gian qua là 12 –14%/năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế hệ số tăng 15 –20% năm, giáo viên tăng 18%/năm và các khoản tăng chi do giá cả thực tế biến động. Vì vậy, đầu tư, của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong những năm qua thực chất bị giảm xuống hay nói một cách khác nhà nước mới đầu tư để duy trì hệ thống giáo dục quốc dân chưa đủ đầu tư phát triển tương xứng với nhiệm vụ mà nền kinh tế xã hội đặt ra cho ngành giáo dục -đào tạo.

Thứ ba, do nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp nên việc đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo chưa thể hiện được vai trò của ngân sách Nhà nước đối với hệ thống

Giáo dục - Đào tạo, đầu tư cho sự nghiệp này còn mang nặng tính chủ quan, thiếu căn cứ khoa học. Nguồn đầu tư của ngân sách Nhà nước bị bố trí một cách dàn trải, không tập trung gây tâm lý ỷ lại… Vì vậy, tỷ trọng đầu tư qua các năm có tăng lên nhưng hiệu quả không cao ,những mục tiêu đặt ra trong việc nâng cao, những mục tiêu đặt ra trong việc nâng cao, chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa đủ điều kiện tài chính để thực hiện.

Thứ tư, chức năng điều phối của công cụ tài chính bị hạn chế do quy trình cấp phát, việc điều hành kiểm soát ngân sách Giáo dục - Đào tạo chưa có cơ chế và chuẩn mực hợp lý. Mỗi cơ quan quản lý cơ sở đào tạo có một cách quy định vận dụng hành tổ chức riêng , mặc dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn chi tiết cho cơ sở đào tạo về thu, chi, sử dụng các nguồn thu ngoài ngân sách, số đầu tư thực cho đào tạo tính thành tiền (cả về hiện vật và giá trị) hàng năm, nhưng không có cơ sở nào thực hiện đầy đủ. Các cơ sở đào tạo trong cùng một hệ thống, nhưng thuộc các Bộ ngành quản lý khác nhau, thì nhận được kinh phí đào tạo khác nhau. Tình trạng trên làm nảy sinh tính bất bình đẳng trong quá trình phát triển và như một hệ quả vì quy trình, nguyên tắc quản lý điều hành ngân sách tài chính không phù hợp đã làm mất đi hiệu năng của các công cụ quản lý hiện hành.

Thứ năm, nhu cầu học tập của xã hội và chất lượng phục vụ đòi hỏi càng ngày càng cao, trong khi đó nguồn thu của ngân sách Nhà nước tăng chậm. Vì vậy, định mức chi ngân sách nhà nước cho một học sinh hàng năm tuy có tăng lên nhưng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho đào tạo. Năm 1997, do quy mô tuyển sinh hàng năm vượt quá chỉ tiêu Nhà nước giao và khả năng ngân sách Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Vì vậy không đảm bảo định mức chi mà Bộ Tài chính đã ban hành. Theo Thông tư số: 38 TC/NSNN ngày 18/7/1999 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự táon ngân sách Nhà nước năm 1997, thì định mức chi bình quân cho một sinh viên đại học là 6 triệu đồng/ năm, nhưng quy mô học sinh tăng vượt chỉ tiêu Nhà nước giao trên định mức thực tế chỉ còn 2,9 triệu đồng/ học sinh/năm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Trong các trường Đại học định mức chi Ngân sách Nhà nước cho một nghiên cứu sinh từ năm 1994 đến nay không thay đổi và kinh phí được cấp chỉ bằng 70% kế hoạch đã được duyệt .Như vậy, kinh phí sau đại học quả eo hẹp thấp hơn cả kinh phí đào tạo đại học và không có sự tăng trưởng trong khi đó yêu cầu đào tạo sau đại học đòi hỏi ngày

càng cao. Nhiều nơi thù lao giờ giảng cho cán bộ giảng dạy sau đại học thấp hơn giảng dạy ở cấp đại học, bồi dưỡng viết giáo trình và tài liệu tham khảo cũng rất thấp, nhiều cơ sở đào tạo phải sử dụng quỹ phúc lợi để hỗ trợ.

4.2. Sự mất cân đối trong đầu tư.

Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu. Về chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới. Điều đó thể hiện ở nước ta còn 9% dân số mù chữ, tỷ lệ sinh viên/dân số còn thấp, tỷ lệ lao dộng qua đào tạo mới đạt gần 12%. Trong 10 năm qua, số lương học sinh được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học gia tăng nhanh chóng với tốc độ ngày càng cao. Niên khoá 1986 – 1987 có 126,600 ngàn học sinh cao đẳng đại học thì năm 1994 – 1995 có 203,000 học sinh , tăng 73.700 học sinh và với tốc độ gia tăng 60%. Trong khi đó, số học sinh được đào tạo có trình độ trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ lại có xu hướng giảm dần. Năm 1986 – 1987 có 150,000 học sinh trung học chuyên nghiệp thì đến 1994 – 1995 còn 108,200 học sinh( giảm 47,800 tức giảm 34%). Đặc biệt qui mô đào tạo công nhân kỹ thuật còn giảm sút nghiêm trọng: số tuyệt đối từ năm 1986 - 1987 đến 1994 – 1995 giảm 69,900 học sinh với tốc độ giảm hơn 34%.

Riêng năm 1994 – 1995: cơ cấu về số lượng học sinh đào tạo theo trình đọ kỹ thuật đại học và cao đẳng:

200,000 người

Trung học chuyên nghiệp: 100,800 người

Công nhân kỹ thuật: 69,800 người

chuyên môn, nghiệp vụ với tỷ lệ đại học - trung học chuyên nghiệp cao gấp 1.6 lần so với học sinh được đào tạo là công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ này hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ mà thị trường yêu cầu. Nói theo cách nói của các nhà chuyên môn thì cơ cấu đào tạo về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của Việt Nam đang có dạng hình chóp ngược (như ở hình trên).

Trong tổng số người thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 có đến 1.2 % người có trình độ đại học, cao đẳng. Sinh viên ra trường không có việc làm. Trong khi đó, chỉ có 0.7% số người có trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật. Chính điều đó gây ra tình trạng lãng phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, chưa kể các tác động xấu về mặt xã hội khác.

Do có sự phân bổ không đồng đều vốn đầu tư cho các cấp học nên đầu tư vào kx thuật dạy nghề bị giảm rất mạnh. Đây là một hạn chế phải được khắc phục.

Ví dụ: Cơ cấu bậc thợ trong ngành công nghiệp nước ta hiện nay là : thợ bậc 1 và 2 : 57.5%

Thợ bậc 3 và 4 : 38.47% Thợ bậc 5,6,7: 3.9%

Số công nhân bậc 7 cả nước hiện nay chỉ có khoảng 4000 người, ít hơn một nửa số tiến sĩ, phó tiến sĩ

4.3. Vốn đầu tư chưa hợp lý.

Lượng vốn đầu tư cho giáo duc đào tạo chủ yếu là ngân sách nhà nước.Do vậy, chưa đáp ứng nhu cầu về vốn cho giáo duc đào tạo. Đầu tư cho giáo duc đào tạo chưa tương ứng với vai trò của nó.

Việc phân bổ vốn đầu tư giáo dục tính cho một người dân là không hợp lý. Vì những nơi vùng sâu , vùng xa dân thưa thớt dẫn đến số vốn đầu tư là không đáng kể không đủ lực để tiến hành đầu tư. Còn những nơi dân cư đông, mức sống cao thì sẽ nhận được khoản đầu tư rất lớn.

với với các cấp học khác là không hợp lý. Đây là cấp học có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách, tư duy của mỗi con người.

Trên đây là một số bất cập về đầu tư cho giáo duc đào tạo và trên cơ sở đó, em xin nêu một số giải pháp.

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Vệt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam pptx (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)