Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả

Một phần của tài liệu 178 Hiệu quả kinh doanh và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất (Trang 35 - 39)

III. Phân tích tình hình thực hiện hiệu quả ở Công ty thiết kế Công

2. Phân tích nhóm chỉ tiêu kết quả

2.1. Doanh thu.

Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:

Bảng 4: Phân tích chỉ tiêu doanh thu cua Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

Đơn vị tính : tỉ đồng

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Doanh thu 10,3 10,6 11,972

Doanh thu của Công ty

- Năm 1999 tăng so với năm 1998 là: (10,6 - 10,3) = 0,3 tỉ đồng - Năm 2000 tăng so với năm 1999là: (11,972 - 10,6) = 1,372 tỉ đồng

Để tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm của doanh thu của Công ty chúng ta đi xem xét doanh thu của từng mặt hàng. Ta có doanh thu của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đợc tính nh sau:

Doanh thu = Doanh thu t vấn thiết kế + Doanh thu hoạt động khác

Doanh thu các hoạt động khác bao gồm doanh thu hoạt động môi trờng ...

Bảng 5: Phân tích doanh thu các nhóm hàng của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

Đơn vị tính: tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 1999 so với năm 1998 Năm 2000 so với năm 1998 Doan h thu Tỉ trọng (%) Doanh thu Tỉ trọng (%) Doan h thu Tỉ trọng (%) Số tiền (tỉ đ) Tỉ lệ tăng giảm (%) Số tiền (tỉ đ) Tỉ lệ tăng giảm (%) 1. Doanh thu t vấn thiết kế 7,2 69,9 6,196 58,5 7,38 2 61,7 -1,031 -14,3 +1,213 +19,7 2. Doanh thu hoạt độngkhác 3,1 30,1 4,431 41,5 4,96 38,3 +1,331 +42,9 +0,529 +11,9 Tổngdoanh thu 10,3 100 10,6 100 11,9 7 100 +0,3 +2,9 +1,372 +12,9

Từ bảng phân tích trên ta nhận thấy doanh thu của Công ty trong 3 năm qua là tăng không ổn định. Năm 1999 doanh thu của công ty chỉ tăng 3% so với năm 1998 nhng năm 2000 so với năm 1999 doanh thu của Công ty tăng tới 12,9% (hay 1,331 tỷ đồng). Điều này là do trong năm 1999 doanh thu t vấn thiết kế giảm 14,3 % (1,301 tỷ đồng) so với năm 1998 còn doanh thu hoạt động khác mặc dù tăng 42,9% (1,331 tỷ đồng) nhng tỷ trọng doanh thu của hoạt động khác trong tổng doanh thu chỉ chiếm 30,1 % nên tổng doanh thu năm 1999 chỉ tăng 0,3 tỷ đồng so với năm 1998. Năm 2000 so với năm 1999 giá trị doanh thu t vấn thiết kế đã tăng 19,7% (1,213 tỷ đồng), doanh thu hoạt động khác tăng 11,9% (0,529 tỷ đồng) làm cho tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,9% (1,372 tỷ đồng).

Nguyên nhân của vấn đề này khá nhiều chúng ta có thể phân ra làm hai nhóm nguyên nhân sau:

+ Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân Công ty:

Trong ba năm từ 1995-1997 Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã luôn hoàn thành vợt mức chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Công ty giao. Cán bộ công nhân viên chức trong Công ty có đủ việc làm, đời sống đợc cải thiện rõ rệt, sự đoàn kết trong nội bộ Công ty ngày càng tốt hơn. Đây là những động lực quan trọng để Công ty bớc vào thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo.

Công ty có quan hệ ngày càng rộng và uy tín trong lĩnh vực t vấn thiết kế đối với khách hàng ngày càng tăng. Công ty còn có sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các đơn vị thành viên trong ngành. Điều này làm cho Công ty nhận và ký kết các hợp đồng kinh tế ngày càng tăng qua các năm.

Các phòng, ban trung tâm trong Công ty đã có biện pháp quản lý tốt khắc phục khó kăn tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các thành viên cộng với sự chủ động sáng tạo tích cực nên đã hoàn thành vợt mức kế hoạch do Công ty giao.

Công ty thờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cử các cán bộ đi thăm quan để không ngừng nâng cao trình độ kinh nghiệm đáp ứng kịp thời

với yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đồng thời Công ty cũng cố gắng đầu t mua sắm trang thiết bị phơng tiện hiện đại bắt kịp với yêu cầu của thị trờng. Điều này làm cho năng lực của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất ngày càng tăng do đó Công ty có khả năng khả năng kí kết đợc các hợp đồng kinh tế lớn với yêu cầu kỹ thuật cao.

Bên cạnh đó Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định làm ảnh hởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Các hạn chế đó là:

- Việc lập kế hoạch và bố trí, quản lý lao động ở các đơn vị sản xuất trực tiếp cha cụ thể sát với yêu cầu của công việc làm hạn chế năng suất và tiến độ chung của công trình.

- Việc thanh quyết toán nội bộ các công trình còn chậm. Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị, chủ nhiệm đề án và các cá nhân thực hiện cha tuân thủ các Quy định của Nhà nớc và Công ty trong việc thanh quyết toán.

+ Các nhân tố bên ngoài .

Thuận lợi:

- Công ty luôn đợc sự hỗ trợ giúp đỡ của lãnh đạo cùng các vụ, ban chức năng của Bộ công nghiệp và Tổng Công ty hoá chất Việt nam.

Khó khăn:

- Khủng hoảng tài chính khu vực đã tác động đến nền kinh tế nớc ta. Các công trình xây dựng và dự án đầu t nớc ngoài giảm nhiều so với các năm trớc.

- Quy chế chính sách của nhà nớc: Quy chế quản lý đấu thầu xây dựng, quy chế đấu thầu đợc Chính phủ ban hành lại, công tác đấu thầu t vấn đợc áp dụng rộng rãi ... dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực hoạt động của Công ty. Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức cũng ảnh hởng đến các hoạt động của Công ty. Ngoài ra giá thiết kế của Bộ xây dựng mới ban hành đầu năm 2000 do cha xác định đợc hết công việc t vấn công nghiệp đã giảm nhiều so với đơn giá cũ có công trình giảm tới 40-60%. Điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn.

2.2. Lợi nhuận.

Lợi nhuận của Công ty là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng d do kết quả của ngời lao động đem lại.

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lợng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lợng, chất lợng hoạt động của Công ty và phản ánh đầy đủ kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất.

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng của Công ty. Để nghiên cứu chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau:

Bảng 6: Bảng phân tích lợi nhuận của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

Đơn vị : tỉ đồng

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Mức biến động

của 99 so với 98 Mức biến động của 2000 so với 99 Tỷ lệ so với doanh thu Số tiền

(Tỉ đ)

Tỉ lệ

(%) Số tiền(Tỉ đ) Tỉ lệ (%) Năm1998 Năm1999 Năm2000

Tổngdoanh thu 10,30 10,60 11,792 +0,3 +2,90 1,372 12,9 100 100 100 Tổng chi phí 9,655 9,839 11,089 +0,184 1,90 1,251 12,7 93,7 92,8 92,6 Chi phí quảnlý 1.713 1,696 1,892 -0,017 -1,00 0,196 11,6 16,6 16 15,8 Lợi nhuận trớc thuế 0,645 0,761 0,882 +0,116 +17,98 0,121 15,9 6,2 7,2 7,4 Thuế thu nhập 0,206 0,243 0,282 +0,037 +17,96 0,039 13,8 2,0 2,2 2,4 Lợi nhuận sau

thuế 0,439 0,518 0,600 +0,079 +17,99 0,082 15,8 4,3 4,9 5,1 Bảng phân tích trên cho ta thấy tổng doanh thu của năm sau so với năm trớc là tăng lên. Năm 1999 tăng lên 0,3 tỉ đồng hay 2,9% so với năm 1998. Năm 2000 tăng lên 1,372 tỉ đồng so với năm 1999. Tổng doanh thu tăng là do doanh thu của thiết kế và doanh thu của hoạt động khác tăng lên nh đã phân tích ở phần doanh thu. Doanh thu tăng lên hàng năm điều này dẫn đến chi phí kinh doanh của Công ty cũng tăng theo. Năm 1999 chi phí tăng lên so với năm 1998 là 1,9% hay 0,184 tỉ đồng. Năm 2000 chi phí tăng lên tơng ứng là với doanh thu là 12,7% hay 1,251 tỷ đồng so với chi phí của năm 1999. Nhng chúng ta thấy rằng tốc độ tăng của chi phí là nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đã có giải pháp hiệu quả trong kinh doanh để khi doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng nhng tốc độ tăng của chi phí luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tức là chi phí đã giảm tơng đối so với doanh thu và làm tăng tỷ lệ số lãi trên một đồng doanh thu hoặc một đồng chi phí bỏ ra.

Cũng trên bảng phân tích trên, khi xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu cho ta biết để có 100 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng chi phí và đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong năm 1998, trong 100 đồng doanh thu thì có 93,7 đồng chi phí và tạo ra 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 1999 để có 100 đồng doanh thu thì cần 92,8 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng) và tạo ra 4,9 đồng lợi nhuận (tăng 0,5 đồng so với năm 1998); năm 2000 trong 100 đồng doanh thu thì có 92,6 đồng chi phí (giảm 0,2 đồng so với năm 1999) và 5,1 đồng lợi nhuận (tăng 0,2 đồng so với năm 1999). Nh vậy, hiệu quả kinh doanh của Công ty là năm sau cao hơn năm trớc, tỉ lệ chi phí trong doanh thu không ngừng giảm xuống điều này làm cho lãi ròng của Công ty không ngừng tăng cả về số tuyệt đối và tơng đối qua các năm.

Để thấy rõ tình hình biến động của các nhân tố ảnh hởng đến lợi nhuận của Công ty chúng ta xem xét các nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận đó là doanh thu và chi phí.

Về doanh thu chúng ta đã xem xét và phân tích sự biến động và các nguyên nhân gây ra biến động đó ở phần 2.1.

Về chi phí: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là giảm tơng đối so với doanh thu qua các năm. Năm 1998 tổng chi phí chiếm 97,3 % tổng doanh thu trong đó chi phí quản lý chiếm 16,6%, nhng sang tới năm 1999 tổng chi phí chiếm 92,8% trong đó chi phí quản lý chiếm là 15,8%. Điều này làm cho lợi nhuận của Công ty là không ngừng tăng lên năm sau so với năm trớc. Năm 1999 lợi nhuận của Công ty tăng 17,99% (hay 0,079 tỷ đồng) so với năm 1998; năm 2000 lợi nhuận của Công ty tăng 15,8 % hay 0,082 tỷ đồng so với năm 1999. Số lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu cũng tăng lên năm 1998 là 4,3 đồng, năm 1999 là 4,9 đồng, năm 2000 là 5,1 đồng.

Sở dĩ có đợc điều này là trớc hết do tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo Công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn tìm ra các giải pháp kỹ thuật tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh xuống tơng đối so với doanh thu. Bộ máy kinh doanh của Công ty không ngừng đợc hoàn thiện đáp ứng đợc nhu cầu của thực tế. Cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng tranh thủ học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao hơn của công việc. Hàng năm Công ty gửi cán bộ đi thăm quan khảo sát ở nớc ngoài, đi công trình trong nớc để học tập rút kinh nghiệm; tổ chức các khóa học ngắn ngày hoặc cử đến các trung tâm đào tạo.

Một phần của tài liệu 178 Hiệu quả kinh doanh và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w