Sơ lược về kinh tế xã hội của Sóc Sơn.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch (Trang 58 - 60)

Chương 2 Giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) Sóc Sơn – Hà ội.

2.3Sơ lược về kinh tế xã hội của Sóc Sơn.

Huyện Sóc Sơn ngày nay được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc

và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt N am. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú. N gày 29/12/1978 huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà N ội. Sóc Sơn Địa lý Huyện lỵ Thị trấn Sóc Sơn Vị trí: bắc Hà N ội Diện tích: 306,51 km² Số xã, thị trấn: 25 xã Dân số Số dân: khoảng 254.000 Mật độ: 829 người/km²

Xét về đặc điểm địa lý kinh tế, Sóc Sơn là một huyện miền trung du, đất đai vừa có phần đồi núi, vừa có phần đồng bằng nên sự gieo trồng có thể phát triển đa dạng. Sóc Sơn có ưu thế về cây công nghiệp như thuốc lá, lạc, đậu tương, chè…; khá phong phú về cây lương thực như lúa, ngô, khoai mà vẫn còn đất dành cho cây thực phNm như khoai tây, rau, đậu…và các cây làm thuốc. Sóc Sơn cũng là huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, chăn nuôi gia súc…

N hững năm gần đây, kinh tế của Huyện đã phát triển một cách ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (64%- 24,4% - 11,6%) sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (41,4% - 33,5% - 25,1%); kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đã được chú trọng đầu tư, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm một cách đáng kể, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn Huyện.

Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, tổng giá trị sản xuất chung trên địa bàn năm 2005 bằng 244,65% so với năm 2000, trong đó tổng giá trị sản xuất Huyện quản lý đạt 164,21%, tăng bình quân 10,43%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,5%/năm.

Các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội của Sóc Sơn (2005 - 2010) : Tăng trưởng kinh tế 12 - 14%/năm; giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp đạt trên 50 triệu đồng; thu nhập thực tế bình quân đầu người: 7 - 8 triệu đồng/năm; giảm hộ nghèo xuống còn 2 - 3%.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Công nghiệp - Dịch vụ - N ông nghiệp: 63% - 33% - 4%. Cơ cấu kinh tế huyện quản lý Công nghiệp - Dịch vụ - N ông nghiệp: 55% - 35% - 10% (trong nông nghiệp: Chăn nuôi - Thủy sản 65%, Trồng trọt 35%). Về giao thông, Sóc Sơn từ lâu đã thành lập công ty vận tải đường sông, mua sắm và chế tạo các tàu phà sông, biển. Sóc Sơn còn có ưu thế về đường hàng không vì có sân bay quốc tế N ội Bài mở ra nhiều khả năng về lưu thông và dịch vụ. N hờ lợi thế của cả ba mặt giao thông : hàng không, đường sông và đường bộ và do tiếp cận với ba vùng kinh tế đô thị là Hà N ội, Thái N guyên, Việt Trì; Sóc Sơn có triển vọng trở thành một trung tâm kinh tế phồn thịnh.

Trong sự nghiệp xây dựng cấp huyện hiện nay, Sóc Sơn đang vươn lên từng bước xây dựng huyện trở thành đơn vị kinh tế nông- công - lâm nghiệp và pháo

đài quân sự, trở thành huyện giàu mạnh ở phía bắc thủ đô Hà N ội. N ghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ 9 ( 2005 – 2010) xác định :

Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế, tập trung phát triển mạnh kinh tế theo cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - N ông nghiệp, từng bước đưa Sóc Sơn thành vùng phát triển của Thủ đô, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà N ội.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch (Trang 58 - 60)