Chương 1 Cơ sở lý luận về lễ hội 1.1Các quan niệm về lễ hội.
1.3 Thời gian và không gian của lễ hội.
1.3.1 Thời gian của lễ hội.
Lễ hội thường được mở ra theo chu kỳ hằng năm nhân ngày kỵ, ngày sinh hay ngày phát tích của thần. Và nhất niên nhất lệ làng không thể bỏ qua ngày thiêng ấy. Lễ hội xuất hiện vào những thời điểm linh thiêng của sự chuyển tiếp giữa 2 mùa, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ lao động, chuNn bị bước sang một chu kỳ mới.
Hầu hêt các lễ hội cứ một năm được mở ra một lần nhưng cũng có lễ hội 3 năm tổ chức một lần ( hội Thọ Lão - Liễu Đôi – Hà N am); hay 10 năm mới mở hội 1 lần ( hội Đại – N inh Hiệp – Hà N ội); có lễ hội mỗi năm lại được tổ chức 2 lần ( hội chùa Keo – Vũ Thư – Thái Bình).
1.3.2 Không gian của lễ hội.
Không gian lễ hội : đó là không gian linh thiêng gắn với các di tích lịch sử - văn hoá như : đình, đền, miếu… Địa điểm mở lễ hội phần lớn là đình – nơi trung tâm sinh hoạt của cả làng, xã nhưng cũng có khi được mở tại đền hay một gò đống, bến bãi. Có trường hợp hội xuất phát từ một điểm cố định nhưng về sau lan dần ra đê, bãi, có khi ra tận chân núi, chiếm lĩnh cả một không gian lớn do diễn biến của những trò chơi. Không gian lễ hội cũng là không gian linh thiêng của những thắng cảnh bao quanh di tích, thích hợp để tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian. Đó cũng là không gian mà du khách có thể tham quan thưởng ngoạn khi các nghi thức cúng lễ đã kết thúc. Điều này thể hiện nét đẹp văn hoá vô cùng thiêng liêng trong tín ngưỡng tâm linh của con người.