Giải pháp phát triển du lịch cĩ sự tham gia của cộng đồng dân cư địa

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 (Trang 63 - 64)

phương:

Bản chất của giải pháp này là việc phát huy vai trị của cộng đồng trong bảo tồn tài nguyên, mơi trường và văn hố địa phương đảm bảo việc khai thác cĩ hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch phục vụ các mục tiêu phát triển lâu dài. Để thực hiện được các mục tiêu trên, sau đây là các giải pháp cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của nhân dân Quảng Ngãi về phát triển du lịch:

Cần cung cấp thơng tin hai chiều một cách đầy đủ để cộng đồng dân cư nơi đây hiểu được những lợi ích mà du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch cĩ thể gây ra. Việc nâng cao nhận thức một cách đầy đủ và cĩ trách nhiệm đối với cộng đồng là hết sức quan trọng để tranh thủ sự hợp tác của họ, đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án du lịch trên lãnh thổ, nơi sinh sống của họ.

- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.

Cộng đồng địa phương sẽ cĩ những quyết định về việc ủng hộ hay khơng ủng hộ việc thực hiện các dự án du lịch là tuỳ thuộc vào nhận thức của họ về vấn đề này. Hơn nữa, việc tạo cho họ tham gia vào các hoạt động du lịch cũng là nhằm bù đắp những thiệt thịi mà dân cư nơi quy hoạch dự án du lịch cĩ thể gặp phải, đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng địa phương đối với tài nguyên và mơi trường do việc khai thác ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của họ. Vì vậy, cần thiết phải tạo cho cộng đồng được tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch như: Tạo điều kiện cho họ hành nghề thủ cơng mỹ nghệ hoặc các ngành nghề truyền thống khác như sản xuất nơng sẳn, các đặc sản của địa phương, … tạo cho họ cơng ăn việc làm, tăng thêm thu nhập ổn định, đây là việc làm cụ thể nhất để cho cộng đồng hiểu được những cái lợi mà hoạt động du lịch đã đem lại cho họ.

- Du lịch Quảng Ngãi phải cĩ các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hố truyền thống địa phương từ phía du khách và việc thương mại hố những giá trị này từ phía các nhà kinh doanh du lịch. Về lâu dài, để tiến tới chuyên mơn hĩa, nên đào tạo cho họ về nghiệp vụ du lịch như làm hướng dẫn viên du lịch chẳng hạn, để họ cĩ thể tham gia vào, đặc biệt là trong hoạt động du lịch sinh thái, làm các mĩn ăn đặc sản địa phương để phục vụ du khách… Và nên cĩ kế hoạch đầu tư ban đầu cho người dân nơi đây từ phía các nhà kinh doanh du lịch để họ cĩ điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sỡ vật chất của mình như nhà, phương tiện vận chuyển hoặc những vườn tược,… của họ để phục vụ du khách.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 (Trang 63 - 64)