Khách du lịch

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 (Trang 26 - 27)

Bảng 2.1.Số lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi từ năm 1995 – 2003.

Trong đĩ Số lượng khách du

lịch Khách quốc tế Khách trong nước Tốc độ tăng trưởng (lượt

khách) (%) Năm Lượt Khách (người) Ngày khách Lượt khách (người ) Ngày khách Lượt khách (người) Ngày khách 1995 45.500 45.500 3.340 3.340 42.160 42.160 - 1996 51.270 51.270 2.970 2.970 48.300 48.300 12.68 1997 58.250 69.900 2.850 3.420 55.400 66.480 13.61 1998 60.500 72.600 3.270 3.924 57.230 68.676 3.86 1999 64.500 90.300 3.340 4676 61.160 85.624 6.61 2000 83.000 124.500 4.500 6.750 78.500 117.750 28.68 2001 95.000 142.500 5.200 7.800 89.800 134.700 14.46 2002 102.200 204.400 8.600 17.200 93.600 187.200 7.58 2003 90.000 198.000 6.800 14.960 83.200 183.040 -11.76

Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Quảng Ngãi

Quảng ngãi cĩ tiềm năng du lịch lớn, nếu biết tận dụng và đầu tư hợp lý, sẽ đem lại lợi nhuận khơng nhỏ cho địa phương. Trong hai năm qua (2002 – 2003), nhờ cĩ sự chú trọng đầu tư ở một số điểm du lịch trọng điểm như khu du lịch Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Minh Tân Nam và một số nơi khác nên ngành du lịch Quảng Ngãi đã đạt được một số thành cơng: Số lượt khách đã tăng hơn nhiều so với các năm trước đĩ. Nếu như từ năm 1995 – 1998, mỗi năm tồn tỉnh chỉ đĩn từ 45.500 đến 64.500 lượt khách du lịch, thì đến năm 2002 số lượt khách đến với Tỉnh đã đạt được 102.200 lượt khách, tăng bình quân 85,81% / năm. Đến năm 2003 do đại dịch SARS nên số lượt khách du lịch đến với Quảng Ngãi cĩ giảm cùng với sự giảm sút chung của ngành du lịch trong nước và trên Thế Giới, tuy thế, số lượt khách đạt được năm 2003 vẫn đạt được 90.000 lượt khách. Đây là bước tăng trưởng vượt bậc, chứng tỏ ngành du lịch Quảng Ngãi đã cĩ những bước đi đúng hướng.

Trong tổng số khách du lịch đến với Quảng Ngãi thì khách quốc tế chiếm trung bình 14.36%, chủ yếu là khách đến từ các nước Châu Á và một số khơng đáng kể là Việt Kiều về thăm quê hương từ các nước Mỹ, Pháp, Canada,…

Khách nội địa chủ yếu là khách viếng nên số ngày lưu lại bình quân rất thấp, chỉ viếng trong ngày và một số khác đến du lịch từ các tỉnh lân cận. Số khác là các đồn khách du lịch được các cơng ty du lịch tổ chức đi ngang qua tỉnh và cĩ

ghé để viếng một số khu du lịch chính của Tỉnh như khu du lịch Sa Huỳnh, Mỹ Khê,…

Số ngày lưu lại của khách quốc tế trong giai đoạn trước năm 2002 chỉ đạt từ 1 – 1.4 ngày, từ năm 2002 trở lại đây con số này cũng cĩ tăng lên nhưng khơng đáng kể, mới chỉ đạt được bình quân 2 ngày, kết quả này là do các sản phẩm của du lịch Quảng Ngãi chưa thật sự hấp dẫn được du khách, số lượng danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì nhiều nhưng chưa được qui hoạch để trở thành các khu du lịch nhằm thu hút khách, các nơi này vẫn cịn đang trong tình trạng “thiên tạo” là chủ yếu, vì thế mà khi cĩ các đồn du lịch từ các nơi khác viếng thăm thì du lịch Quảng Ngãi chẳng biết nên đưa họ đi đâu ngồi các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển như Sa Huỳnh, Mỹ Khê, vì thế đã gây sự nhàm chán cho du khách, đĩ là nguyên nhân dẫn đến số ngày lưu lại của khách thấp.

Bảng 2.2: Tỷ trọng khách quốc tế đến Quảng Ngãi trong tổng lượng khách đến ả nước:

c

Năm Số khách quốc tế đến Số khách quốc tế đến Tỷ trọng Việt Nam (người) Quảng Ngãi (người) (%)

1995 1,351,296.00 3,340.00 0.25 1996 1,607,155.00 2,970.00 0.18 1997 1,715,637.00 2,850.00 0.17 1998 1,520,128.00 3,270.00 0.22 1999 1,781,154.00 3,340.00 0.19 2000 2,140,100.00 4,500.00 0.21 2001 2,330,050.00 5,200.00 0.22 2002 2,627,000.00 8,600.00 0.33 2003 2,428,735.00 6,800.00 0.28

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Tỷ trọng khách quốc tế đến Quảng Ngãi cịn quá thấp so với tổng lượt khách quốc tế đến cả nước. Điều này cho thấy, du lịch Quảng Ngãi chưa thu hút được khách quốc tế , do vậy trong định hướng chiến lược phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 cần phải đưa ra các chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Ngãi đến năm 2010 (Trang 26 - 27)