Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu d1028 (Trang 34 - 37)

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia làm 3 thời kỳ chính:

2.1.1.1. Thời kỳ thứ nhất – từ năm 1966 đến 1987: Thời kỳ Xí nghiệp nước chấm. Hà Nội

“Xí nghiệp nước chấm ” ra đời vào tháng 6 năm 1966 theo Quyết định số

1379/QĐ - TCCQ của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội, trên cơ sở nâng cấp hợp tác xã

cao cấp Ba Nhất ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất để cung cấp theo tem phiếu các loại nước chấm (magi, xì dầu, dấm ăn, dầu lạc…) phục vụ nhu cầu của nhân dân thủ đô.. Hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ của Xí nghiệp thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn nhất là thiếu nguyên vật liệu, hệ thống nhà xưởng phân tán, dột nát, máy móc thô sơ, phương tiện lao động chủ yếu là thủ công, trình độ văn hóa, tay nghề thấp…

Năm 1968, Xí nghiệp đã mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên. Gửi cán bộ đào tạo tại chức tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Sau đó, Xí nghiệp đã tập hợp các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thành lập Tổ Nghiên cứu khoa học. Tổ Nghiên cứu đã nghiên cứu, thiết kế, cải tạo lại toàn bộ dây chuyền sản xuất nước chấm thủ công, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Sau một thời gian, một dây chuyền đồng bộ, hiện đại (cơ khí hoá hoàn toàn) đã được đưa vào sản xuất với sản lượng và chất lượng nước chấm cao hơn nhiều. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn như: tìm được nhiều loại nguyên liệu thay thế để sản xuất nhiều loại sản phẩm (nước chấm hoá giải, nước chấm vi sinh...); tìm được quy trình sản xuất phù hợp cho sản phẩm nước chấm, tạo điều kiện sản xuất ổn định, giảm ô nhiễm môi trường, giảm lao động nặng, độc hại cho công nhân. Xí nghiệp đã duy trì được sản xuất và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành hạ hơn.

Với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn và tinh thần nhiệt tình sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên chức và Đảng ủy- Ban Giám đốc, Xí nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ này. Xí nghiệp được tặng Huân chương lao động hạng II, cùng với nhiều tập thể, cá nhân được bầu danh hiệu chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến, nhiều cải tiến sáng tạo được Bộ và Thành phố khen thưởng.

2.1.1.2. Thời kỳ thứ hai – từ 1978 đến 1991: Thời kỳ Nhà máy Thực phẩm Hà Nội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 1986) đã mở ra thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đất nước chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tự hạch toán và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra bước ngoặt cơ bản cho các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Trong thời gian đầu, Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm và vẫn quen với lối làm việc của cơ chế hành chính bao cấp, trang thiết bị thiếu, sản phẩm đơn điệu và đặc biệt là con người cũng yếu, khó có thể đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. Thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và triển khai Nghị quyết 217 của Hội đồng Bộ trưởng trong sản xuất kinh doanh, ngày 4 tháng 5 năm 1982 “Xí nghiệp nước chấm” đổi tên thành “Nhà máy thực phẩm Hà Nội” thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội theo Quyết định số 1652/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội. Lãnh đạo Nhà máy quyết định: Xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh mới, cử cán bộ đi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức sắp xếp lại bộ máy, đào tạo cán bộ, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất, nghiên cứu sản xuất hàng chục loại sản phẩm mới,…

Kết quả, Nhà máy đã nâng cao được chất lượng và số lượng sản phẩm, có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường với 34 sản phẩm các loại. Nổi bật là nước chấm chất lượng cao đã được xuất khẩu sang thị trường Liên Xô; tự cải tiến và tự chế tạo nhiều thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất các mặt hàng như máy ép dầu, nấu xà phòng, nước chấm, rượu, lạc bọc đường, tách lọc bã bia, nồi lên men, nồi hấp đỗ, máy cất rượu, chế tạo thiết bị thổi và đúc chai nhựa,... ; Nhà máy đã sản xuất ra hàng chục loại sản phẩm mới như: kẹo soya ( đậu tương), lạc bọc đường xuất khẩu sang

Mông Cổ, Đông Âu và các nước XHCN, rượu chanh ( đạt chất lượng cao nhất tại hội chợ Giảng Võ), dấm ăn nồng độ cao, paste cà chua, mì ăn liền Misago, bánh đa nem, bánh phồng tôm, tinh bột, bột gia vị, xà phòng…

Với những biện pháp trên, Nhà máy đã đảm bảo được công ăn, việc làm, cải thiện thu nhập cho Cán bộ công nhân viên, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển được mặt hàng sản xuất và lần đầu tiên xuất khẩu ngoài.

2.1.1.3. Thời kỳ thứ ba – từ 1991 đến nay: Nhà máy Bia Việt Hà và nay là Công ty SX-KD Đầu tư và Dịch vụ Việt Hà.

Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các sản phẩm xuất khẩu sang các nước XHCN đột ngột bị ngừng hợp đồng, người lao động của Nhà máy lại lâm vào tình trạng thất nghiệp. Nhà máy mắc nợ 2 tỷ đồng không có khả năng chi trả và đứng bên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó, nhờ sự năng động, sáng tạo của Đảng uỷ, Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên, sự giúp đỡ của các cấp, các nghành Trung ương và Hà Nội, Nhà máy đã chủ động vay vốn, thay đổi toàn bộ hệ thống thiết bị, nhà xưởng, đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất bia hộp Halida và bia hơi Việt Hà.sản phẩm của nhà máy ra nước

Với việc ra đời dây chuyền sản xuất bia, ngày 2 tháng 6 năm 1992 “Nhà máy thực phẩm Hà Nội” được đổi thành “Nhà máy bia Việt Hà” thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh theo quyết định số 1224/QĐ-UB của uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội, nhiệm vụ sản xuất nước uống có cồn như: bia hộp, bia hơi và nước uống không có cồn như Vinacola, nước khoáng.

Song song với việc phát triển sản phẩm bia lon Halida, nước ngọt Vinacola, bia hơi Việt Hà, Công ty đã tìm kiếm đối tác kinh doanh, đến cuối năm 1993 đã thực hiện liên doanh với hãng bia nổi tiếng thế giới Carsberg của Đan Mạch. Từ đây, Nhà máy bia Việt Hà được chia làm 2 bộ phận: Toàn bộ dây chuyền sản xuất bia lon đưa vào liên doanh, thực hiện hạch toán độc lập, lấy tên là Liên doanh nhà máy Bia Đông Nam Á. Phần sản xuất bia hơi gọi là Nhà máy bia Việt Hà.

Ngày 02 tháng 11 năm 1994, Nhà máy bia Việt Hà được đổi tên thành Công ty bia Việt Hà theo Quyết định số 2817/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội với

chức năng, nhiệm vụ: Sản xuất và kinh doanh các loại bia hộp, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, không ga, nước khoáng.

Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải điều chỉnh để phù hợp với quy mô của Công ty, ngày 04 tháng 09 năm 2002 “Công ty bia Việt Hà” được đổi tên thành “Công ty Sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà” trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội theo quyết đinh số 6103/ QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Tp.Hà Nội với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại bia: bia lon, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, nước khoáng. Hợp tác với các đơn vị cơ khí, điện lạnh, để thiết kế chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, nước khoáng cho các đơn vị có nhu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh; nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất, thiết bị cho nhu cầu của Công ty và thị trường, sản xuất kinh doanh các loại bao bì thuỷ tinh, carton, nhựa PP, PE, phục vụ cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, và các ngành khác. Dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn. Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng dịch vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của Công ty, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội đã ký Quyết định số 220/2005/QĐ-UB ngày 13 tháng 12 năm 2005 với nội dung Công ty trở thành Tập đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con. Mô hình này đã tạo ra sự liên kết giữa các công ty thành viên, vừa tạo sự chủ động linh hoạt tại các đơn vị, đồng thời, huy động được sức mạnh về tài chính, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp… Đưa Công ty không những lớn mạnh về quy mô sản xuất, phát triển đa dạng ngành nghề, mà còn trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu d1028 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w