Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng

Một phần của tài liệu LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG (Trang 87 - 103)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4. Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng

của làng bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay

Tầm quan trọng của bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tích cực của làng bản trong việc xây dựng đời sống văn hoá hiện nay. Văn hoá của mỗi dân tộc nói chung và căn hoá dân tộc Tày ở Trùng Khánh - Cao Bằng nói riêng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86

sản phẩm tích luỹ từ hàng ngàn thế hệ, là tài sản có giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Vì vậy nó cần được bảo tồn và phát huy. Thuật ngữ văn hoá ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả cơ sở vật chất, tinh thần và hoạt động xã hội. Song sự phân chia chỉ mang tính chất tương đối, bởi lẽ trong vật chất đã có chứa cái tinh thần và mang trong tinh thần lại có vật chất làm nền tảng. Văn hoá là cách ứng xử hàng ngày - ứng xử xã hội: người với người, ứng xử với tự nhiên; người với môi trường sống. Xã hội vận động theo quy luật phát triển trong đó con người cũng có biến đổi không ngừng theo quy luật tự nhiên. Thiên nhiên chịu sự tác động của con người nhưng về cơ bản là thiên nhiên chi phối con người. Xã hội vận động, môi trường tự nhiên biến đổi thì văn hoá và cách ứng xử của con người cũng phải năng động cho phù hợp. Mặt khác, trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu giao tiếp và từ các cuộc giao tiếp người ta học hỏi nhau cách ứng xử tự nhiên, ứng xử xã hội. Nhưng đòi hỏi sự giao lưu ấy cũng phải có chọn lọc dựa trên quan điểm chung: xây dựng nền VHVN tiên tiến nhưng phải đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với đồng bào dân tộc Tày - Trùng Khánh. Cổ truyền - văn hoá - nhân tố mới là quy luật phát triển không ngừng của văn hoá. Cổ truyền là quá khứ còn lại cho đến ngày hôm nay, văn hoá là cái hiện đại, và nhân tố mới là cái mới xuất hiện. Theo quy luật phát triển thì cái hiện tại sẽ lùi dần về quá khứ trong đó có những tinh hoa, có những cái đẹp được chắt lọc giữ gìn trở thành cái cổ truyền. Nhân tố mới cùng với thời gian phát triển thành cái hiện tại, thành văn hoá. Do công việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là việc làm hiện tại có nối tiếp với cổ truyền và hướng về tương lai, tức là phải kế thừa văn hoá cổ truyền, phát huy văn hoá cổ truyền và định hướng phát triển văn hoá cho tương lai. Văn hoá của bất kỳ dân tộc nào cũng đều phát triển trên cơ sở có sự kế thừa văn hoá cổ truyền. Văn hoá cổ truyền ở đây được hiểu là nền tảng của văn hoá hiện đại. Đó là các giá trị: truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87

yêu nước, thương nòi, tính cố kết cộng đồng; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; kế thừa những truyền thống ăn, mặc, ở mang đặc trưng riêng của dân tộc mình; thừa kế chữ viết và tiếng nói của dân tộc và phát triển nó; kế thừa vốn văn hoá, nghệ thuật dân gian; kế thừa những phong tục tập quán tốt đẹp… Hiện nay chúng ta đang chứng kiến xu hướng quốc tế hoá, sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hoá và hội nhập của các dân tộc vào trào lưu phát triển chung của thời đại. Đảng ta xác định chúng ta hội nhập nhưng không được đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, đánh mất mình. Sự hội nhập này không thể là sự thống nhất, hoà tan vào cái chung một cách giản đơn mà nó phải tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng, phong phú bởi bản sắc văn hoá của nhiều dân tộc, cấu thành nền văn minh chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên ở đây cần thấy được bản sắc văn hoá không phải là cái bất biến của sự phát triển và tự hoàn thiện. Trong bản sắc văn hoá dân tộc có những yếu tố, khía cạnh được coi là phù hợp, là văn hoá trong mối quan hệ này, giai đoạn lịch sử này, tộc người này, nhưng sẽ là bất cập không phù hợp, thậm chí là phi văn hoá, không đại diện cho bản sắc dân tộc nếu xét trong mối quan hệ khác, điều kiện lịch sử khác, và đối với những tộc người khác. Vì vậy khi đề cập đến bản sắc văn hoá dân tộc và xem xét các giá trị văn hoá truyền thống cần có quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, tránh chung chung, siêu hình, hoặc là phủ nhận cực đoan mọi giá trị của quá khứ, coi mọi cái cổ truyền đều là lạc hậu, lỗi thời, muốn nôn nóng có ngay cái mới, đồng nhất cái mới với cái hiện, tiến bộ hoặc là không muốn tiếp thu cái mới và không muốn tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác; coi mọi giá trị cổ truyền đều là giá trị không thể thay thế. Như vậy, vấn đề phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xây dựng làng bản của người Tày phải căn cứ vào đặc điểm của vùng, của khu vực, của dân tộc, phải thấy được cả 2 mặt tích cực và hạn chế của làng bản và văn hoá làng bản của họ, trên cơ sở đó mà hình thành những giải pháp phù hợp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực lạc hậu. Kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xây dựng làng bản thực chất là giải quyết mối quan hệ văn hoá và phát triển ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Vì vậy nó phải được đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và đối với vùng dân tộc miền núi nói riêng, gắn với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Việc phát huy các giá trị của văn hoá làng bản gắn bó hữu cơ với các vấn đề.

- Xác định rõ vị trí của làng bản các dân tộc trong kết cấu nhà nước và xu thế phát triển chung hiện nay.

- Tạo tiền đề cơ bản để tiến tới bình đẳng dân tộc thực sự, để các dân tộc hoà nhập và ngày càng đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước, khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở các vùng dân tộc và miền núi hiện nay.

Từ những quan điểm chung đã trình bày ở trên cho thấy vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong xây dựng làng bản, xây dựng nông thôn mới hiện nay trong vùng đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh là hết sức cần thiết, hữu ích, song cũng thật khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian và sức mạnh tổng hợp của cả nước. Bởi vậy giải pháp phải đề cập một cách toàn diện, bao hàm cả yếu tố chủ quan và khách quan trong mối quan hệ với làng bản truyền thống của người Tày. Về mặt chủ quan cần khơi dậy được nội lực, tức là phát huy được nguồn lực vốn có của đồng bào. Về mặt khách quan cần có sự đầu tư, hỗ trợ cụ thể của nhà nước, của cộng đồng. Các giải pháp phải đảm bảo sự kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt bất cập trong văn hoá làng bản của 2 dân tộc đặt trong xu thế đổi mới và phát triển chung của cả nước. Từ đó chúng tôi nêu lên một số giải pháp sau:

- Phát huy nguồn lực sẵn có của đồng bào Tày ở huyện Trùng Khánh. Nguồn lực đó bao hàm các yếu tố sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89

Hiện nay, nguồn lao động trong nhân dân vẫn còn lớn song chưa được sử dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến dân số của miền núi Bắc Bộ năm 2010 là 11 triệu người. Từ nay đến năm 2010, miền núi Bắc bộ phải giải quyết việc làm cho  2 triệu lao động mới tăng thêm, nếu kể cả số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không thường xuyên, năm 1997 có tới 2, 5 triệu lao động. Sử dụng số lao động tăng thêm hàng năm một cách hợp lý tạo môi trường lao động lành mạnh để dân cư thực sự gắn bó với làng bản, phát huy được ý thức trách nhiệm một cách tự giác trong cộng đồng. Cần sử dụng một phần lao động trong đồng bào dân tộc vào việc xây dựng giao thông ở địa phương. Phát triển giao thông ở miền núi vùng đồng bào dân tộc là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Cần phải xây dựng đường giao thông mới liên trung tâm xã với các thôn bản; các điểm dân cư sát biên giới cần phải có đường hành lang dọc biên giới để có thể thường xuyên kiểm tra đường biên; bảo vệ chủ quyền quốc gia. Như vậy nhu cầu sử dụng lao động vào xây dựng phát triển giao thông ở vùng đồng bào dân tộc Tày ở Đông Bắc là rất cấp thiết và rất lớn. ở miền núi không chỉ xây dựng đường mà còn phải thường xuyên tu bổ sửa chữa sau mỗi mùa mưa. Để huy động được lao động trong nhân dân, Nhà nước cần hỗ trợ một phần kinh phí, một phần do địa phương tự do cần được phân bổ theo khả năng đóng góp về lao động cho từng thôn bản.

+ Những yếu tố hợp lý trong văn hoá làng bản.

Trong văn hoá vật chất của bản làng yếu tố nổi bật là sự hoà đồng thích nghi với thiên nhiên, môi trường. Bản của người Tày thường quần tụ mật tập, có địa giới quy định rõ rệt gồm ruộng, rừng núi, sông suối. Mỗi làng có một khu rừng cấm ở phía đầu nguồn nước. Rừng cấm cũng như nguồn nước được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống quy ước, luật tục. Rừng - nước - làng tạo thành sự cân bằng môi trường sống của người Tày. Yếu tố này cần được kế thừa và phát triển tạo ra nhiều khu rừng cấm quanh làng. Đồng thời kế thừa việc bảo vệ nguồn nước, phát triển đường giao thông liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90

làng và nội bộ làng nhằm góp phần phá vỡ tính khép kín của làng bản. Phát huy những yếu tố hợp lý, tích cực này của làng bản sẽ góp phần hạn chế việc phá rừng, bảo vệ tài nguyên và môi trường sống, khắc phục tình trạng vô chủ đối với ruộng, đất, rừng…

Trong việc xây dựng văn hoá làng bản ở vùng người Tày cần kế thừa hoạt động văn hoá dân gian truyền thống, coi đó là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng đời sống văn hoá tinh thần của bản làng. Văn hoá dân gian truyền thống có những mặt tích cực và có hạn chế tiêu cực. Mặt tích cực là dòng chảy quan trọng phản ánh những giá trị nhân văn, thẩm mĩ của văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, văn hoá dân gian truyền thống là con đẻ của người nông dân còn có nhiều hạn chế về thế giới quan và nhân sinh quan. Những hạn chế tiêu cực này còn tồn tại dai dẳng và trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như lối sống, tập quán, tín ngưỡng… Vì vậy phát huy văn hoá dân gian truyền thống cần đảm bảo nguyên tắc kế thừa, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực.

+ Phát huy những mặt hợp lý tích cực trong các thiết chế xã hội truyền thống và cơ chế vận hành của nó. Hiện nay trong bản làng các thiết chế xã hội truyền thống như gia đình, dòng họ, già làng, trưởng tộc, luật tục, hương ước… vẫn đang tồn tại và phát huy tác dụng như một nguồn lực sẵn có. vì vậy trong quá trình xây dựng bản làng ta cần biết kế thừa, phát huy những mặt hợp lý, tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực, bất cập của nó. Chẳng hạn, trong thiết chế gia đình có những yếu tố cần phải loại bỏ như sự phân biệt giàu nghèo, bất bình đẳng nam nữ, mua bán trong hôn nhân, đa thê, tảo hôn, hôn lễ phức tạp… Tuy nhiên cũng phải thấy được mặt tích cực của gia đình truyền thống để phát huy.

Gia đình truyền thống đã và đang thực hiện những chức năng quan trọng như tái sinh ra nòi giống; là đơn vị kinh tế, là tế bào của xã hội; là môi trường để giáo dục thế hệ trẻ; là nơi bảo tồn và phát huy văn hoá gia đình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

dòng họ, dân tộc. Hình thái gia đình đã chuyển sang gia đình nhỏ phụ quyền phù hợp với sự năng động trong cơ chế mới. Gia đình nhỏ phù hợp với việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển sản xuất phù hợp với chủ trương giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình của Nhà nước.

Về vai trò của già làng, trưởng bản trong cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và trong dân tộc Tày nói riêng, có vị trí quan trọng trong cuộc sống đời thường của dân bản làng. Họ là người cầm cân nảy mực trong ứng xử trên cơ sở tập quán của dân tộc, của bản làng, chính vì vậy được dân làng suy tôn và có uy tín rất lớn trong bản làng. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội vai trò của già làng, trưởng bản không được đề cao như trước đây, song nó vẫn giữ được vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, bên cạnh tiếng nói của bộ máy hành chính nhà nước, tiếng nói của trưởng bản vẫn được dân bản lắng nghe và thực hiện một cách nghiêm túc. Do vị trí quan trọng của trưởng bản như vậy, trong sinh hoạt của bản làng chúng ta cần xây dựng quan hệ tốt với trưởng bản, làm công tác tư tưởng với trưởng bản, giảng giải cho trưởng bản (trưởng xóm) hiểu đúng chính sách của Đảng và tìm ở trưởng bản tiếng nói ủng hộ và tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện công cuộc xây dựng bản làng. Khi tìm hiểu bản làng và văn hoá bản làng truyền thống ta thấy ý thức cộng đồng làng bản là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp đồng bào vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên trong điều kiện đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế hàng hoá thực hiện cơ chế thị trường hiện nay thì ý thức cộng đồng làng bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế bất cập đó là tính đóng kín, biệt lập địa phương, là cộng đồng của nhóm dân cư có quan hệ chặt chẽ về mặt huyết thống và quan hệ láng giềng, chủ yếu là giữa những người đồng tộc. Trong xã hội cũ, thủ lĩnh của các dân tộc gắn bó và bảo vệ lợi ích của một bộ phận dân cư, một tộc người cụ thể. Trong xã hội của chúng ta hiện nay, việc tổ chức và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92

quản lý ở các vùng dân tộc không chỉ biết có quyền lợi cục bộ của từng tộc người mà cần phải ý thức được lợi ích của cộng đồng, của quốc gia.

Về cơ chế quản lý và vận hành của các thiết chế xã hội trong bản làng truyền thống như đã trình bày chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự quản của làng (thông qua hương ước, quy ước, luật tục…). Đây là những điểm cần kế thừa và vận dụng phù hợp với điều kiện đổi mới. Tuy nhiên cũng cần khắc phục những điểm hạn chế của kiểu quản lý tự quản, thiếu tính thống nhất trong việc thực hiện pháp luật, xử lý các vụ vi phạm đều nặng về “tình”, nhẹ về

Một phần của tài liệu LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG (Trang 87 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)