Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG (Trang 66)

6. Cấu trúc của đề tài

2.7.2 Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

Đồng bào tin ở thuyết “Vạn vật hữu linh”: có đủ mọi loại hồn và thần. Xuất phát từ quan niệm đó đồng bào cho rằng tất cả các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có linh hồn, có “phj”, có thể phục vụ bảo vệ lợi ích của con người, cũng có thể làm hại người. Vì vậy, theo cách phân loại của đồng bào địa phương có “Phúc thần”“Hung thần”. “Phúc thần” như: ma tổ tiên, ma mụ, ma bếp lửa, ma mường, ma bản, bảo vệ và súc vật, giúp người trừ các tà ma quỷ quái. “Hung thần” thì tìm đủ mọi cách để hại người, súc vật, mùa màng như: Ma rừng, ma rú, ma sấm, ma sét, ma thuồng luồng, ma người chết, ma yêu tinh ở những cây cổ thụ,… Đồng bào Tày thờ ma lành ở trong nhà hay ở nơi công cộng, còn hung thần đồng bào không thời cúng nhưng khi phát hiện ra con ma nào gây ốm đau thì cúng con ma ấy. Đồng bào tin có một số người, một số thầy Tào, thầy Mo có ma thuật hại người như thuật “phối kim sương ngọ quỷ” tức là thả mùi nhọn bằng kim khí, thả âm binh hại những người thù hằn với họ hoặc giúp người thân báo thù. Từ chỗ sợ ma thuật, đồng bào có tục tin ma người sống, như: ma gà và đã gán cho một số gia đình là đã có ma gà bị mọi người xa lánh, khinh rẻ, con cái khó lấy vợ, lấy chồng. Đa số những người bị ghi là có ma gà thường là khá giả, con gái có nhan sắc, bị người làng ghen ghét không ai dám kết hôn. Ở đây quan niệm về ma gà thuộc loại ma thuật làm hại vào nội bộ cộng đồng, bản làng, nó phản ánh điều mơ hồ không giải thích nổi về sự chênh lệch giàu nghèo, tốt xấu, may rủi ở ngay trong cộng đồng. Tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ tục thờ cúng thị tộc, gia tộc. Ở đồng bào Tày, tục thờ cúng tổ tiên được hệ tư tưởng Khổng giáo củng cố thêm để trên cơ sở đó củng cố chế độ tông tộc gia trưởng, phụ quyền làm nền tảng cho chế độ quân chủ chuyên chế. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà mà gia đình nào cũng phải có để hàng năm cúng giỗ và khi có người ốm hoặc có việc gì không may xảy ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

thì cúng bái để tổ tiên phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Người Tày theo tục hệ 9 đời, nhưng chỉ thờ đến đời thứ 3, bắt đầu từ đời cha, ông, cụ. Còn đời thứ 4 tức là đời kỵ, tổ tiên biến thành thần giữ gia súc, mà đồng bào thường cúng ở ngoài trời trong dịp tết Nguyên đán. Những gia đình có người làm nghề cúng bái, như: Tào, Mo, Then, Pụt thì thờ thêm ông tổ của nghề cúng bái (pháp sư). Vì đồng bào Tày tin rằng nghề cúng bái có nhiều thiên binh, thiên tướng để diệt trừ ma quỷ bảo vệ gia đình, ngoài ra đồng bào còn thờ thần bà mụ trong buồng ngủ để bảo vệ trẻ em, thần táo quân cũng là một vị thần trong nhà, bàn thờ lập ở cạnh bếp. Táo quân làm nhiệm vụ bảo vệ người và gia súc, coi việc quản lý hộ khẩu,… đồng bào Tày còn thời một số vị thần công cộng: thần Thổ công để quản lý một bản, thần Thành hoàng để quản lý một xã hay một tổng. Thần Thổ công và thần Thành Hoàng được coi là những vị thần nông có nhiệm vụ bảo vệ mùa màng và gia súc. Đồng thời đồng bào thường thờ những người có công giúp dân làng khai phá ruộng nương, xây dựng làng bản. Những người chết vào giờ thiêng có thể biến thành thần Thổ công, Thành hoàng. Đa số người Tày đều thờ “An phủ đại vương” tức là thờ “NùngTrí Cao” thủ lĩnh của người Tày – Nùng vào thế kỷ XI. Những tục thờ cúng trên đây minh họa thêm những tín ngưỡng của đồng bào Tày rõ ràng mang màu sắc đậm đà của chủ nghĩa đa thần nguyên thủy xen lẫn với những yếu tố Đạo giáo, Phật giáo và Khổng giáo. Hiện nay tục thời thần Thành hoàng hầu như đã bỏ hẳn, nhưng những ngày hội Lồng tồng đã trở thành những ngày hội dân gian truyền thống. Ngoài thời cúng tổ tiên và các vị thần bảo vệ gia đình, người Tày còn chịu ảnh hưởng của Tam giáo: Đạo giáo, Phật giáo, Khổng giáo. Người Tày tiếp thu Tam giáo nhờ sự truyền bá của các thầy cúng ở dưới xuôi lên, mạnh nhất là ở thời Lê - Mạc và các tộc người Nam Trung Quốc. Tam giáo là một quần thể hỗn hợp của phật giáo với hai tôn giáo, nguyên từ Trung Quốc, phát triển vào thời kỳ Nam - Bắc triều đến đời Đường, Tống thì rõ nét. Phần lớn người dân lao động Tày tiếp thu ảnh hưởng của Tam giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

không phải thuần lý thuyết của nó như triết học về đạo đức đạo giáo, từ bi bác ái của đạo Phật, thuyết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của đạo Khổng mà chủ yếu tiếp thu những khía cạnh mê tín dị đoan, tiêu cực nhất của Tam giáo phù hợp với trình độ văn hóa và sinh hoạt của quần chúng nói chung còn thấp. Đạo giáo sử dụng một số tín ngưỡng dân gian, thờ một số thần có nguồn gốc trong dân gian. Theo đạo giáo, linh hồn người chết vãn tiếp tục sống ở thế giới bên kia và có thể can thiệp vào công việc của thân còn sống cho nên phải làm ma linh đình, tìm chỗ tốt để chôn người chết, để cho người chết được mồ yên mả đẹp, do đó đỡ “quấy nhiễu” con cháu. Những tín ngưỡng đó rất phù hợp với tàn dư của chủ nghĩa đa thần nguyên thủy, còn đậm nét trong người dân Tày. Đồ đệ của Đạo giáo là các đạo sĩ, đạo tăng, pháp sư cụ thể có ở vùng Tày là “Tào, Mo, Then, Pụt” chuyên làm nghề cúng báo trừ tà ma, bắt quỷ để chữa bệnh cho nhân dân. Thuyết luân hồi, nhân quả, tiền định của Phật giáo có ảnh hưởng khá sâu đậm trong tâm thức của nhân dân Tày, vì nó phù hợp với óc mê tín dị đoan vốn có của đồng bào. Đồng bào tin rằng, người ta kiếp trước phạm lỗi thì kiếp sau bị đầy đọa làm thân trâu ngựa để đền tội; sở dĩ có người được vinh hoa phú quý là do kiếp trước đã dầy công tu nhân, tích đức, mình bị nghèo hèn là do kiếp trước đã vụng đường tu, mọi việc trên đời đều do trời phật định trước. Từ đó sinh ra tư tưởng an phận thủ thường, tin ở số phận đã định trước. Khæng giáo thần thánh hóa vua quan. Vua quan là con trời thay trời trị dân. Các quan giúp đỡ vua cai trị nhân dân cũng như các thần thánh giúp thượng đế thống trị cả thiên đình và hạ giới. Do đó dân phải trung với vua, hiếu với cha mẹ. Khổng tử đặc biệt đề cao lễ, tức là những nghi lễ trong việc quan, hôn, tang, tế trong cung đình cũng như trong hương thân mà mọi người và mọi tầng lớp phải tuân theo. Quan niệm “trọng nam kinh nữ”

của Khổng giáo cho rằng “nữ thân nhan hóa” (người phụ nữ khó giáo dục, cải tạo) rất phù hợp với chế độ gia trưởng, phụ quyền đã thống trị xã hội Tày từ lâu đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

Thầy Mo cầu an đầu năm

Tuy vây, bên cạnh những tác động tiêu cực, thì tam giáo, đặc biệt là phật giáo và khổng giáo cũng có những nhân tố tích cực góp phần làm cho xã hội người Tày sinh tồn và phát triển. Thuyết nhân quả của phật giáo cho rằng

“tích thiện phùng thiện, ác giả ác báo” rất phù hợp với bản chất vốn tốt và chân thật của nhân dân lao động Tày. Thuyết này rõ ràng có tác dụng tốt trong quảng đại quần chúng. Đồng bào sợ làm việc ác sẽ thất đức nên khuyên nhau làm việc thiện, như giúp dỡ người túng bấn, sửa chữa cầu đường để người đi lại dễ dàng. Làm việc thiện để nhằm lấy phúc cho gia đình mình và con cháu mình. Thuyết “đạo nhân” của Khổng tử truyền sang Việt Nam biến thành thuyết “nhân nghĩa” do tầng lớp nho sĩ bình dân đem truyền bá trong dân gian, có tác dụng tích cực thắt chặt mối tình thân hữu và những quan hệ đoàn kết tương trợ vốn có giữa những người trong họ hàng làng xóm và giữa các dân tộc anh em với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

2.7.3 Lễ hội truyền thống

Hội làng của người Tày

Đối với hầu hết các tộc người trên thế giới, nhất là đối với những nhóm cư dân nông nghiệp, lễ hội giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và đời sống xã hội. Lễ hội chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội – xã hội tâm lý và tôn giáo tín ngưỡng của tộc người và của địa phương. Lễ hội cổ truyền là một loại hình văn hóa của tộc người Việt, là nhu cầu không thể thiếu được trong tư duy, trong đời sống tinh thần của nhân dân, nhất là của nông dân trong xã hội nông nghiệp. Sau một năm, một nắng hai sương lao động miệt mài trên đồng ruộng, người dân dành ra những thời gian để thờ cúng thần linh, đồng thời cũng để nghỉ ngơi và vui chơi với những ngày lễ hội truyền thống của mình. Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm lê hội như sau: trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật, đã cho rằng: “Lễ hội là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

kho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và các sự kiện lịch sử - xã hội quan trọng của dân tộc” và lễ hội “còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất” (Lễ hội một nét đẹp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Tr 25, 26).

Lễ hội của người Tày ở huyện Trùng Khánh – Cao Bằng rất phong phú và đa dạng, nhưng trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi đưa vào tìm hiểu 2 lễ hội sau: Lễ hội Lồng tồng và lễ hội Nàng Hai. Thuộc loại lễ hội nông nghiệp: là loại hội mô tả lại những lễ nghi liên quan tới chu trình (hoặc một phần chu trình) sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương, rước thời các thành phẩm của sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 71

Lễ hội Lồng Tồng còn gọi là lễ hội “Hạ Điền” hay xuống ruộng. Hội lồng tồng có hai phần: Phần nghi lễ cúng tế cầu trời và thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Phần Hội là các trò chơi của dân làng. Về không gian lễ hội người ta thường chọn bãi ruộng bằng phẳng rộng, có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi lại vui chơi của dân bản và các vùng lân cận đến dự hội. Thời gian tổ chức hội: Tùy theo bản, theo vùng, các bản chọn ngày lệch nhau để đi dự hội của nhau nhưng dù có lệch nhau thì phổ biến vẫn trong đầu tháng giêng. Lồng tồng báo hiệu kết thúc thời gian nông nhàn mở đầu thời kỳ cày bừa, gieo cấy trong năm cần bắt tay vào lao động sản xuất. Do vậy, nghi thức đầu tiên để mở đầu lễ hội là lễ tế thần nông – đây là nghi thức thiêng liêng nhất. Đến ngày hội, các gia đình người Tày đều chuẩn bị mâm cỗ cúng, gồm: gà trống thiến béo luộc vàng ươm, thịt lợn ướp, trứng luộc vẽ phẩm xanh, đỏ, tím, vàng, 2 cặp bánh chưng vuông, 1 cặp bánh chưng Tày, các loại bánh dày, bánh khảo, chè lam, 1 cặp quả còn,… người ta chọn góc cao nhất của bãi đất và ở phía hướng Bắc quay xuống hướng Nam. Các mâm tồng được xếp thẳng hàng, mâm tồng của các bản để ở giữa các lễ vật to hơn, nhiều hơn về số lượng. Người chủ lễ thường là Thầy Tào, Thầy Phù thủy “phú mo”. Phú mo đứng trước mâm tồng lớn của bản vái lạy trịnh trọng tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản. Người ta thắp hương và rót rượu dâng cúng đội múa lân nhảy múa lạy từng dãy mâm tồng. Rượu được tiếp 3 tuần, khi hương đã cháy hết, phú mo khấn, người giúp lễ đội một chậu nước đứng bên cạnh, những người giúp việc khác cầm tàu lá cọ kéo từ nơi cúng lễ về phía cuối bãi đất phía mặt trời lặn để xua đuổi tà ma hại người, hại gia cầm, gia súc, cây cối hoa màu,… và vẩy ra xung quanh, vừa vẩy vừa lên giọng “trời đã ban mưa, ai cũng phải gắng sức, ai siêng năng thì được ăn, ai lười nhác thì trời phạt”. Mọi người sau khi vẩy nước xong, phú mo lấy hạt giống từ mâm tồng của bản quãi ra xung quanh (động tác gieo hạt), dân làng kéo vạt áo hứng rồi đem hạt giống ấy về trộn với hạt giống của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72

nhà mình để gieo cấy cho mùa vụ. Cuối nghi lễ người ta mời một cụ lão “cốc bản” làm ăn giỏi để hạ một đường cày tượng trưng. Khi kết thúc phần lễ là phần hội, bắt đầu người ta dựng sẵn trên một bãi ruộng rộng, một cây nêu bằng tre mai thẳng, cao chừng 15 – 20m, uốn ngọn thành một vòng tròn, dán giấy hồng bưng kín vòng tròn và vẽ lên vòng tròn ấy một tâm điểm. Quả Còn được khâu sẵn, Còn có nhiều múi, mỗi múi 1 màu, bên trong được nhồi các loại hạt giống lúa, ngô, đậu, đỗ, góc còn có tu rua vải dài. Khi chủ hội gióng lên một hồi thanh la hoặc trống là hội được mở. Chỗ này tung Còn, chỗ kia đu quay, trèo cột, đánh yến, múa kỳ lân, kéo co, đấu võ, hát lượn, hát Sli, … Trong lễ hội người chủ lễ sẽ ném hai quả Còn đầu tiên qua vòng Còn, nếu hai quả Còn được ném trúng vào vòng Còn (vòng Nhật Nguyệt) nó sẽ trở thành vật thiêng biểu tượng cho sự hòa hợp của âm – dương và người ta rạch quả

Còn lấy hạt bông bên trong để ban phát cho mọi người đem về đặt lẫn trong đống giống má của gia đình để lấy may. Sau đó, hội thi ném Còn của thanh niên nam, nữ mới được bắt đầu. Đồng bào quan niệm Còn chui được qua vòng tròn trên đỉnh cây Nêu, năm đó dân bản sẽ may mắn, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Hội còn là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, đặc trưng khát

vọng của sự giao hòa âm – dương, cầu mong cho mọi vật sinh sôi, nảy nở vì hạnh phúc của con người.

Trong thời gian đầu mùa Xuân, ngoài lễ hội Lồng Tồng dâng lễ lên các vị thần nông, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thóc lúa bội thu … thì đồng bào Tày còn tổ chức lễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73

gian cho rằng trên cung Trăng có mẹ Trăng và các cô gái đẹp chuyên lo lắng bảo vệ mùa màng cho dân trần gian nên người dân tộc Tày ở Trùng Khánh thường tổ chức lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng). Thông qua lễ hội bằng phương thức xuất - nhập hồn nơi Nàng Hai xuống trần gian để ban phát phước lành

Một phần của tài liệu LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)