0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Những giải pháp chính

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .DOC (Trang 29 -34 )

1. Tập trung tổng kết toàn Chi nhánh và từng đơn vị đánh giá đúng những mặt được, mặt chưa được, đề ra những nhiệm vụ cụ thể, những giải pháp hữu hiệu phải thực hiện trong năm 2010.

2. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tới 100% CBVC vượt qua mọi khó khăn, thực hiện nghiêm túc các biện pháp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ngân hàng cấp trên góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thành toàn diện các mục tiêu kinh doanh năm 2010 được giao.

3. Tập trung thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; kiên quyết, nhanh nhạy trong điều hành kế hoạch kinh doanh; theo sát diễn biến của thị trường, có giải pháp hữu hiệu đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, có tăng trưởng nguồn vốn thực mới được tăng trưởng dư nợ.

Về nguồn vốn: Tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động để tăng nguồn lực, chủ động đa dạng các hình thức huy động vốn. Coi trọng huy động nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn ổn định, lãi suất thấp, chủ động cân đối vốn, thực hiện vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn được giao để mở rộng kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn kho quĩ trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Về sử dụng vốn: Thực hiện nghiêm túc tốc độ tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch giao. Tuân thủ nguyên tắc cho vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Chỉnh sửa, đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ và dữ liệu trên máy.

Việc cho vay mới phải đảm bảo hiệu quả món vay; trong công tác thu nợ phải đảm bảo thu nợ gốc đúng hạn, định kì hạn thu gốc, lãi phù hợp với khả năng trả lãi của khách hàng. Triệt để thu nợ đến hạn, quá hạn, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng.

Thực hiện đúng qui trình cho vay, thủ tục hồ sơ đầy đủ, đúng qui định; cho vay trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ tại từng đơn vị. Thực hiện tốt việc phân loại, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư theo định hướng ưu tiên cho khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thực hiện cho vay khép kín, trên cơ sở đó thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế.

Các chi nhánh thực hiện phân tích cơ cấu đầu tư, đảm bảo cơ cấu đầu tư theo đúng qui định của NHNo VN, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao thị

Hạn chế tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn vào các lĩnh vực không trực tiếp phục vụ sản xuất; tăng cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

Thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động trong việc nâng cấp nhóm nợ đối với những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nhằm phản ánh đúng tính chất của nhóm nợ, phục cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tự động. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản vay chậm luân chuyển, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tiếp tục điều hành nhanh, nhạy, linh hoạt lãi suất theo chỉ đạo của NHNo Việt Nam, phù hợp quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo tài chính toàn chi nhánh.

4. Mở rộng và cung ứng đầy đủ, có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, nhằm tăng nhanh nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng, phấn đấu tăng 25% trở lên so với năm trước. Chủ động liên hệ với Kho bạc Nhà nước tỉnh để thực hiện hệ thống thanh toán thu thuế và hải quan qua NHNo khi có kế hoạch triển khai của NHNo Việt Nam.

Các chi nhánh tận thu lãi; tập trung thu nợ lãi, nợ gốc chưa thu từ nhóm II đến nhóm V, tận thu nợ đã được xử lí rủi ro; đảm bảo chênh lệch đầu ra - đầu vào theo kế hoạch, đủ bù đắp chi phí, trích rủi ro, chi lương và có lợi nhuận.

Thực hiện chỉ tiêu mua sắm, trang bị tài sản được thông báo đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các công trình XDCB, sửa chữa TSCĐ theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

5. Tập trung hoàn thiện hệ thống IPCAS, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo phục vụ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày.

6. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các HĐKD, nâng cao kỉ cương điều hành. Đôn đốc, giám sát các đơn vị sửa sai sau thanh, kiểm tra. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền và qui định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác đấu tranh chống tham nhũng và phòng chống tội phạm. Đảm bảo an ninh, an toàn kho quỹ, an toàn tài sản trên đường vận chuyển và trong giao dịch.

7. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ nhằm tăng cường năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Thực hiện cơ chế khoán đến nhóm và người lao động, tạo động lực khuyến khích cán bộ có năng suất lao động, hiệu quả cao trong kinh

định của pháp luật; chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh.

8. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động, dịch vụ, sản phẩm mới, quảng bá nâng cao giá trị thương hiệu; làm tốt các hình thức tiếp cận, nâng cao chất lượng phục vụ để giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.

9. Củng cố, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của địa phương trong việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ khó đòi, tạo điều kiện thuận lợi phòng, giảm thiểu rủi ro, mở rộng tín dụng và tuyên truyền quảng bá hoạt động của NHNo Việt Nam.

10. Theo dõi, phát động các phong trào thi đua, gắn thi đua với thực hiện kế hoạch kinh doanh đảm bảo tính khuyến khích kịp thời cho tập thể và cá nhân. Tiếp tục phối hợp với tổ chức Công đoàn vận động CBVC-LĐ thực hiện tốt các hoạt động xã hội, từ thiện; quan tâm đến đời sống của người lao động. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, vì sự nghiệp chung, có ý thức bảo vệ thương hiệu của NHNo Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua một tháng thực tập tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương, mặc dù thời gian không nhiều nhưng cũng đã giúp em có cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh của một ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh tỉnh Hải Dương nói riêng. Đây là bước đầu tiên để kiểm nghiệm những gì đã được học trong nhà trường vào thực tế của hoạt động kinh tế. Giai đoạn thực tập vừa qua thực sự là thời gian rất hữu ích để học hỏi và bổ sung những kiến thức thực tiễn cho bản thân.

Do thời gian thực tập cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên Báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót về lý lụân và thực tiễn. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo, cô chú, anh chị trong NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, cô chú, anh chị tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập này!

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...1

LỜI MỞ ĐẦU...2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG...3

PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG...4

2.1. Sản phẩm và thị trường...4

2.1.1. Dịch vụ ngân quỹ: ...4

2.1.2. Hoạt động Tín dụng: ...4

2.1.3. Các dịch vụ thanh toán và giao dịch: ...5

2.1.4. Dịch vụ tư vấn đầu tư và thị trường vốn: ...5

2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban...6

2.2.1. Cơ cấu tổ chức...6

2.2.2. Nhiệm vụ các phòng ban...7

2.2.2.1. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp...7

2.2.2.2. Phòng Tín dụng...7

2.2.2.3. Phòng thẩm định...8

2.2.2.4.Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế...8

2.2.2.5. Phòng Kế toán-Ngân quỹ...9

2.2.2.6. Phòng Hành chính...9

2.2.2.7.Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo...10

2.2.2.8.Phòng vi tính...11

2.2.2.9.Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ...11

2.2.2.10.Tổ tiếp thị...12

2.2.2.11.Tổ nghiệp vụ thẻ...13

PHẦN 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI...14

3.1. Tình hình kinh tế -xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động ngân

hàng...14

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009...14

3.2.1. Nguồn vốn: ...14

3.2.2. Sử dụng vốn ...16

3.2.3.Kết quả kinh doanh vàng bạc đá quý (gồm cả vàng tây, vàng ta, bạc,...). 18

3.2.4. Kết quả kinh doanh ngoại hối ...18

3.2.5. Kết quả công tác marketing, thẻ, sản phẩm mới và tin học...21

3.2.6. Hoạt động của đại lí nhận lệnh chứng khoán: ...21

3.2.7. Công tác thu, chi tiền mặt và kết quả tài chính...22

3.2.8. Kết quả công tác kiểm tra ...22

3.2.9. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo...23

3.3. Phương hướng hoạt động trong năm tới ...24

3.3.1. Mục tiêu phấn đấu...24

3.3.2. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể...24

PHẦN 4: NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY...25

4.1. Những giải pháp chủ yếu đã chỉ đạo, thực hiện...25

4.2. Những kết quả đạt được...26

4.3. Những tồn tại và nguyên nhân...27

4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý điều hành...28

4.5. Những giải pháp chính...29

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .DOC (Trang 29 -34 )

×