Giải pháp chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 48 - 50)

Tăng cường công tác tuyên truyền về du lịch Vĩnh Phúc trong nước và quốc tế, thực hiện tốt hoạt động thông tin, xúc tiến thương mại, du lịch trong và ngoài nước, đưa hình ảnh Vĩnh Phúc đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Xây dựng đề án phát triển thương mại, du lịch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở quy hoạch và lập các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực thương mại, các khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh nói chung và Tam Đảo nói riêng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm thương mại và cả du lịch, dịch vụ du lịch trên cơ sở đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên trong hoạt động, đảm bảo dần hoàn thiện và đạt trình độ chuyên môn hoá và chuyên nghiệp cao ở cả hai lĩnh vực thương mại, du lịch.

Tăng cường xúc tiến đầu tư quảng bá tiềm năng du lịch và hình ảnh của Tam Đảo cho bạn bè gần xa tìm hiểu và tham quan. Đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của du lịch trong tiềm thức nhân dân để mọi người cùng có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ tài nguyên du lịch như các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá vật thể, phi vật thể, làng nghề… nhằm đảm bảo cho du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững. Khai thác triệt để các loại hình du lịch như: Du lịch tâm linh, du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái, du lịch nhà vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch công vụ… kết hợp với vui chơi giải trí.

Hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành thương mại, du lịch, nâng cao vai trò và phát huy mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch. Phối hợp cùng các Sở, ngành, địa phương và các tổ chức trong hoạt động thương mại, du lịch của huyện nhằm bảo đảm việc quản lý, điều hành có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thương mại, du lịch trong tỉnh phát triển hiệu quả và ngày càng chuyên nghiệp hoá cao hơn.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển thương mại, du lịch của huyện và phải gắn với quy hoạch phát triển chung của tỉnh và khu vực.

Chủ động về quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển thương mại, du lịch. Thực hiện cơ chế khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thương mại, du lịch.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó phát triển phát triển giao thông vận tải được coi là yếu tố quyết định tới sự phát triển của ngành.

Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại theo hướng đa dạng hoá hình thức phục vụ sản xuất và đời sống. Hỗ trợ phát triển và mở rộng các chợ tại các trung tâm xã.

Động viên cao nhất mọi nguồn lực về vốn, công nghệ, lao động kỹ thuật… cả trong và ngoài huyện, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức đầu tư.

Phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của mọi cá nhân, đơn vị kinh tế trong huyện. Khuyến khích, tạo lòng tin cho mọi cá nhân tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo các mục tiêu cụ thể mà quy hoạch tổng thể đã đề ra.

Bảo đảm sự phối hợp thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý và điều hành của các cấp đối với hoạt động trên địa bàn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tạo môi trường thuận lợi (giá thuê đất, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính…) cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 48 - 50)