Đầu tư xây dựng các khu du lịch.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 41 - 44)

a. Đầu tư phát triển khu nghỉ mát Tam Đảo.

Đây là trọng điểm du lịch của huyện Tam Đảo. Với độ cao trên 900m, nằm cạnh vườn quốc gia Tam Đảo, với khí hậu mát mẻ điều hoà quanh năm, có nhiều công trình, địa danh hấp dẫn khách du lịch như: Khu nhà nghỉ, khách sạn và biệt thự có thừ thời Pháp thuộc, thác Bạc, các rừng thông Mã vỹ, đỉnh Dùng Dình, tháp truyền hình ở độ cao 1500m và khu nghỉ dưỡng dự kiến sẽ hoàn thành trong vài năm tới… Dự kiến trong tương lai khu nghỉ mát

này có thể tập trung khoảng 70% lượng khách du lịch đến với huyện Tam Đảo với đủ các thể loại lu lịch từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch công vụ, du lịch mạo hiểm, du lịch giải trí….

* Các hạng mục đầu tư tại khu nghỉ mát Tam Đảo:

+ Bố trí lại mặt bằng và không gian của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hang, các biệt thự độc lập, khu hội họp, khu công sở, công viên vui chơi, khu thể thao, khu chợ và thương mại, khu casino, bãi đỗ xe, bến xe khách, khu rừng sinh thái, bãi tập kết rác thải… Tất cẩ đều dựa trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt ngày 03 tháng 04 năm 2002.

+ Đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống đường giao thông nội thị theo các cấp đường trục chính, đường phân nhánh và đường ngang, hẻm. Hệ thống cống thoát nước qua đường giao thông.

+ Xây dựng điểm quan trắc trên đỉnh truyền hình, bãi tàu lượn, bãi đáp kinh khí cầu, tuyến cáp treo, tuyến đường leo núi, tuyến đường du lịch sinh thái, đường cưỡi ngựa trong vườn quốc gia Tam Đảo….

+ Đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ: Vỉa hè, các bồn hoa, rặng cây xanh, hệ thống đèn đường, biển báo chỉ dẫn…

b. Quy hoạch thiết kế và đầu tư xây dựng khu du lịch Tây Thiên, Thiền Viện.

Tây Thiên và Thiền Viện là nơi thu hút chủ yếu khách du lịch tín ngưỡng và du lịch sinh thái. Các công trình đầu tư xây dựng trọng điểm ở khu du lịch này đó là:

+ Tuyến du lịch Tây Thiên từ khu đền Thõng ở chân núi lên đến đền Trung, đền Thượng và chùa Mẫu dài 5km. Vì vậy cần phải kè vách, xếp bậc các đoạn đường dốc ven suối, làm cầu vượt, cống tiêu nước qua đường, các điểm dừng quán nghỉ, hệ thống chỉ dẫn đường. Tại các điểm nghỉ và dọc

đường gần chùa sẽ trồng các cây cảnh, lắp điện sang, điện thoại. Xây dựng một số bãi tắm mùa hè ở các khúc suối rộng. Thiết kế hệ thống dẫn nước từ đầu suối về phục vui sinh hoạt ở các điểm nghỉ, khu đền Thõng và Thiền Viện Trúc lâm cùng dân cư quanh vùng.

+ Xây dựng thị tứ Lan Thông: Trung Tâm thuộc khu vực quanh đền Thõng. Quy hoạch khu dân cư, khu trụ sở Ban quản lý di tích, khu dịch vụ thương mại với các cửa hàng tạp hoá, hàng lưu niệm, các hàng ăn, nhà trọ, khu vui chơi giải trí, bãi đỗ xe, nơi gửi giữ tài sản cá nhân.

+ Khu Thiền Viện Trúc lâm: Việc xây dựng Thiền viện Trúc lâm do Hội Phật giáo Việt Nam thực hiện. Công trình sẽ kéo dài đến năm 2010. Đến nay cơ bản đã hoàn thiện. Mặc dù mới được mọc lên nhưng đã đón tiếp một lượng lớn tăng ni phật tử và khách du lịch đến lễ tạ và tham quan thắng cảnh. Nhà nước đã trích ngân sách cùng với địa phương hỗ trợ phối hợp với ban trị sự Thiền Viện để xây dựng tuyến đường bê tông nhựa từ đường 314 vào bãi đỗ xe trước cổng Thiền Viện.

c. Quy hoạch khu du lịch thác Thậm Thình (xã Minh Quang).

Đây là điểm du lịch sinh thái, giải trí. Công trình xây dựng để phục vụ điểm du lịch này là tuyến đường ôtô trải nhựa từ đập tràn ra đến đường tỉnh lộ 310. Bãi đỗ gửi xe ở ven suối. Khi thảm rừng ở vườn quốc gia trên đầu nguồn kép tán thì có thể khôi phục được cảnh quan và âm thanh thiên nhiên kỳ thú nơi thác nước để phục vụ du khách đến tham quan du lịch.

d. Quy hoạch điểm du lịch hồ làng Hà và sân Golf:

Đây là khu du lịch thu hút khách một lượng khách du lịch không đông, nhưng lại là nơi thu hút khách cao cấp (sân Golf). Bởi đây là khu giải trí được xây dựng với quy mô hoành trâng, được đầu tư rất nhiều. Còn khu du lịch hồ làng Hà thì chủ yếu là dân địa phương biết đến nhiều hơn. Để đẩy mạnh du lịch ở đây thì cần phải chú ý phát triển các hoạt động dịch vụ.

e. Quy hoạch các điểm bổ sung phụ trợ:

Các điểm du lịch bổ sung phụ trợ gồm có: Nhà bảo tàng di vật khảo cổ học tại Yên Dương và Đạo Trù; điểm vui chơi, nghỉ ngơi ở thị tứ Tam Quan; di tích khu quần ngựa (Đại Đình), nơi máy bay Mỹ bị dân quân Đạo Trù bắn rơi; thác Ngược, thác Cổng (Yên Dương); hang Gió, trại nuôi Đà Điểu, vườn Cò (Đạo Trù), làng dân tộc Sán Dìu kiểu mẫu; các cụm dân cư + dịch vụ thương mại bố trí dọc theo ven lộ trên các tuyến đường đến các điểm du lịch Tây Thiên, thị trấn Tam Đảo, hồ làng Hà, thác Thậm Thình…

f. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

Xuất phát từ thực trạng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch ở huyện Tam Đảo nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đang còn nhiều hạn chế cả về trình độ hiểu biết, kỹ năng chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc và tương lai phát triển của ngành du lịch.

Để có thể đáp ứng mục tiêu phát triển của ngành du lịch ở huyện Tam Đảo cũng như tỉnh Vĩnh Phúc thì cấp thiết phải có đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành du lịch mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng trong cạnh tranh và hội nhập. Trước hết ưu tiên đào tạo từ nguồn nhân lực địa phương để phù hợp với phương hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng lao động, chi phí đào tạo thấp hơn, lao động gắn bó lâu dài nên hiệu quả sử dụng cao hơn. Đây là điều kiện cần thiết trong thời kỳ huyện mới thành lập đang còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của khách sạn quốc tế Bảo Sơn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w