Dấu ấn của Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam sau

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI (Trang 29 - 44)

Đại hội lần thứ VI của Đảng ( năm 1986) kêu gọi đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật đã tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học. Trên bình diện ý thức, nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng dân chủ hóa của các quan niệm về vai trò, vị trí và chức năng của văn học, nhà văn và quan niệm về hiện thực, về con người. Xu hướng dân chủ hóa được thể hiện trên nhiều bình diện sáng tác, từ hệ đề tài, các kiểu kết cấu, mô típ chủ đề, cốt truyện, nhân vật cho đến giọng điệu và ngôn ngữ. Càng về giai đoạn sau này, quan niệm về con người được định hình, thay đổi, khẳng định một cách rõ nét qua từng tác

phẩm, từng dấu ấn phong cách của tác giả. Ta có con người trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo được đặt trong sự khủng hoảng về giới nên hiện ra với như những số phận mang ít nhiều bi kịch. Con người trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh là con người âm thầm chịu đựng và lặng lẽ quan sát, còn trong tác phẩm của Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Đình Chính thường thương thấy xuất hiện kiểu con người cô đơn… Có thể nói, xu hướng dân chủ hóa đã đưa đến sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ hết mình các cá tính sáng tạo của nhà văn với việc ra sức kiếm tìm, thử nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp thể hiện mới, kể cả tiếp thu và vận dụng những yếu tố của các trường phái nghệ thuật hiện đại phương Tây.

Có thể khẳng định rằng: sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong đời sống mới và xu hướng dân chủ hóa trong sáng tác văn học là hai nhân tố chính đem lại sự thay đổi về cách đánh giá và thể hiện con người của nhà văn. Từ đó kéo theo sự thay đổi từ đề tài, chủ đề, kết cấu cốt truyện, nhân vật, cho đến ngôn ngữ, giọng điệu cũng như xuất hiện một số thủ pháp nghệ thuật khác.

Trước đây, trong xu hướng sử thi hóa của cả nền văn học, lịch sử là mục đích phản ánh của tiểu thuyết. Ở giai đoạn đổi mới, tiểu thuyết chủ yếu hướng về cá nhân con người với những số phận cụ thể. Những tư tưởng riêng về con người là mục đích của sự phản ánh. Người đọc dễ dàng nhận ra rằng các sự kiện lịch sử, chiến tranh cũng như những bức tranh làng quê, phố phường đều chỉ là cái nền hoặc là phương tiện để nhà văn trình bày số phận cá nhân của những nhân vật như Sài ( Thời xa vắng của Lê Lựu); Hạnh, Nghĩa, Vạn (Bến không chồng của Dương Hướng); Kiên ( Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh)…

Các nhà văn hướng ngòi bút của mình vào thế giới tâm hồn, khám phá chiều sâu tâm linh để nắm bắt những trạng thái tinh thần, những tình cảm tự nhiên và cả những cảm xúc khó lí giải của con người. Cho nên, con người trong văn xuôi sau 1975 là những số phận bình thường, là con người cá nhân với tất cả những gì vốn có của nó trong mối quan hệ xã hội. Con người cá nhân ở đây không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, mà là những số phận luôn

nằm trong mối quan hệ với xã hội; đằng sau mỗi con người, mỗi thân phận đó luôn là những vấn đề có ý nghĩa thời đại.

Cho đến nay, sau rất nhiều tranh cãi, thậm chí ngờ vực, hậu hiện đại và những ảnh hưởng của nó đã bước đầu được nhìn nhận trog đời sống xã hội Việt Nam nói chung, văn học nói riêng. Với nỗ lực hoàn thiện và phát triển, văn học đương đại, đặc biệt giai đoạn từ 1986 đến nay, đã chuyển mình mạnh mẽ để tham gia diễn trình hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới với những gương mặt tiêu biểu, trong đó có Hồ Anh Thái. Là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện đại tác giả này đã lựa chọn cho mình một phương thức thể hiện rất riêng. Chính sự kết hợp hài hòa giữa cái phương Tây mới lạ và nét phương Đông thuần hậu đã ươm mầu cho cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về cõi người, cõi đời với tất cả sự vô nghĩa và phi lý trong những trang viết sắc sảo của ông. Đứng trước dòng xoáy ghê gớm của đồng tiền, của những bi hài thời kinh tế thị trường, bằng trực cảm và trí tuệ sắc sảo, nhà văn nhận ra con người không còn là chính mình, họ hoài nghi người khác và cả bản thân cùng với những thang giá trị truyền thống. Điểm qua gia tài của Hồ Anh Thái, có thể thấy ông là một trong không nhiều cây bút tạo được thành công trong cuộc chạy tiếp sức qua hai thế kỉ. Với lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm công dân và sự nhạy bén mới lạ trong lối viết, tác giả đã mang vào tác phẩm của mình cái nhìn toàn diện cùng những đánh giá sâu sắc về những vấn đề nổi cộm trong xã hội cũng như những vỉa sâu tâm hồn đang dậy sóng của con người. Đọc hai tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Sắp đặt và diễn, chúng ta như bước vào một thế giới muôn ngàn mảnh ghép chằng chịt của cuộc sống mang đậm dấu ấn hậu hiện đại – những dị dạng méo mó, những quái trạng lệch lạc sự nghi ngờ và cả sự hoang mang trước cuộc sống.

Trong hoàn cảnh và sự vận động đổi mới, phát triển của văn xuôi sau 1975, văn xuôi Hồ Anh Thái đã hình thành và phát triển. Nhìn chung, tác phẩm của Hồ Anh Thái không đi chệch quĩ đạo của văn xuôi giai đoạn này. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Hồ Anh Thái là những biểu hiện cụ thể, góp

phần làm nên sắc thái đời thường, sinh động toàn vẹn như trong đời sống thực cho quan niệm về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Và Hồ Anh Thái cũng có những cách tân đáng kể trong nghệ thuật văn xuôi dưới sự chi phối về quan niệm con người của riêng mình, nhằm hướng tới thể hiện con người theo cách hiểu của nhà văn, tạo nên phong cách riêng độc đáo, nói bằng tiếng nói của mình.

Sau gần 30 năm sáng tác, Hồ Anh Thái đã bền bỉ tạo nên một dòng sông chảy, đủ để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Hay chính xác hơn, tác giả đã tạo nên dòng riêng giữa nguồn chung văn xuôi đương đại Việt Nam. Hê-ra-clit (nhà triết học Hy Lạp cổ đại) có một câu nói bất hủ: Không ai

tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng

buộc lẫn nhau, ta thấy giữa chúng có sự vận động và phát triển không ngừng. Văn học cũng vậy, và Hồ Anh Thái cũng vậy. Dòng chảy Hồ Anh Thái đã không ngừng vận động, tạo dấu ấn, để bây giờ nhìn lại, đủ cho những ai quan tâm nhận thấy được đặc trưng của nó trong từng thời điểm. Mười bảy tuổi, Hồ Anh Thái xuất hiện trong làng văn và được chú ý như một hiện tượng mới mẻ. Đến nay, Hồ Anh Thái là một nhà văn có thành tựu. Ông là một trong không nhiều cây bút xuất hiện sớm nhanh chóng trưởng thành và để lại dấu ấn trong văn xuôi Việt Nam kể từ đổi mới (1986) đến nay. Ông đã cho ra đời gần 20 tập truyện ngắn và tiểu thuyết (có nhiều tác phẩm được dịch và giới thiệu ở nhiều nước: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Ixaren, Canada…) và không chỉ chứng minh sự bền bỉ và sáng tạo bằng số lượng kể trên, qua mỗi tập truyện, tiểu thuyết, người đọc lại bắt gặp một Hồ Anh Thái khác.

Hồ Anh Thái là nhà văn đặt nhiều niềm tin, nhiều hi vọng vào con người. Có niềm tin trong đời mới có thể suy tư về khổ đau của nhân sinh và khi những suy tư ấy đã chín thì ta mới có thể nở nụ cười. Vì vậy, ta mới hiểu trong tác phẩm của nhà văn không ít chỗ con người hiện lên có vẻ quá thất vọng. Đó chính là tính biện chứng nội tại của dòng chảy văn xuôi Hồ Anh Thái.

Trên tinh thần đó, không qua võ đoán khi cho rằng, Hồ Anh Thái là một gương mặt tiêu biểu đã góp công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo dựng một thứ văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay. Với tư cách là một người tiên phong công việc tận dụng ưu thế của văn học hậu hiện đại để tạo ra sự mới mẻ, đột phá cho văn xuôi Việt Nam đương đại, hiện tượng Hồ Anh Thái và những nhà văn cùng chí hướng với ông cần phải được nhìn nhận trên tinh thần cởi mở, dân chủ; có như vậy mới tạo sự đồng thuận trong quá trình tiếp biến văn học thế giới để định hướng, điều chỉnh sự vận động, phát triển hợp lý của văn học nước nhà.

Chương 2: NHỮNG KIỂU QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

Đối tượng chủ yếu của văn học nghệ thuật là con người. Phạm vi quan tâm của con người rất rộng lớn nhưng nó được xác định bởi một tiêu chí: hiện thực trong mối quan hệ thẩm mĩ với con người. Lấy con người làm đối tượng chủ yếu, văn học nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của con người. Qua cái nhìn đó, văn học nghệ thuật phát hiện ra bản chất của hiện thực, và mặt khác trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người. Văn học trước hết quan tâm đến bản chất xã hội của con người, thể hiện qua tinh thần, đạo đức, tác phong, hành vi xã hội, tình một thực thể khép kín với bản chất nội tại vốn có. Bản chất con người chỉ được bộc lộ qua những mối quan hệ không làm mờ đi bản chất riêng của nó, mà ngược lại qua các mối quan hệ, con người càng thể hiện rõ bản chất của mình. Con người hiện lên với những tính cách độc đáo, với những số phận cụ thể trong lịch sử, không gian, thời gian cụ thể.

Văn học nhìn con người trong tính chất tổng hợp và toàn vẹn của cuộc sống mà nhà văn tái hiện với tất cả bộ mặt cụ thể, cảm tính, cá biệt. Từ đó khái quát được bản chất và qui luật của thế giới hiện thực, cũng như nắm bắt trạng thái thẩm mĩ của thế giới ấy. Con người và thế giới được miêu tả trong văn học vừa là hiện thân của cái thiện hay cái ác, cái lành hay cái dữ, lại vừa là những hiện

tượng tiêu biểu cho cái đẹp hay cái xấu, cái bi hay cái hài, cái đáng yêu hay đáng ghét, cái đáng hi vọng hay cái đáng lên án.

Con người trong văn học không hoàn toàn trùng khít với con người ngoài cuộc đời. Con người vừa phải là con người của đời sống nhưng đồng thời phải cao hơn con người của đời sống. Con người ngoài cuộc đời luôn tồn tại ở dạng thô mộc nhất để khi vào tác phẩm sẽ chuyển hóa thành con người dưới cấp độ hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật – hình tượng con người, là sự tái hiện có chọn lọc từ con người ngoài đời sông thông qua sáng tạo của nhà văn để sao cho vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một qua trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lí khách quan mà con bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Lấy con người làm phương tiện để đánh giá hiện thực và qua đánh giá hiện thực nhằm mục đích tìm hiểu con người. Như vậy, con người là đối tượng nhận thức và luôn giữ vị trí trung tâm trong sáng tác văn học của mọi thời đại.

Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học. Nó hướng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học. Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm, ngay cả trong vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Quan niệm là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Có thể xem quan niệm là cách nhận thức của chủ thể đối với khách thể. Theo Trần Đình Sử: Quan niệm nghệ thuật về con người là sự

lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hìn tượng nhân vật [43, tr 41]. Còn từ điển thuật ngữ

văn học lại viết: Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ qui chiếu ẩn chứa trong hình thức nghệ thuật, nó

gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật [31, tr 275].

Căn cứ vào những điều nêu trên, ta có thể hiểu: Quan niệm nghệ thuật về

con người dùng để chỉ quan niệm riêng của nhà văn về cuộc sống và con người, có tính chất chủ quan dù có ý thức hay không có ý thức. Quan niệm ấy chính là các nguyên tắc chi phối. qui định nhìn nhận, phát hiện, đánh giá và miêu tả con người thông qua các phương tiện nghệ thuật văn học.

Quan niệm nghệ thuật về con người có vai trò rất quan trọng như là điểm tựa sáng tạo của văn học. Mọi sáng tạo văn học đều khởi nguồn từ quan niệm. Theo Trần Đình Sử, quan niệm nghệ thuật về con người là thể thống nhất giữa

hiện thực được phản ánh và qui luật cắt nghĩa, lý giải của con người. Cũng trong

tương quan với các thành tố của chỉnh thể tác phẩm, quan niệm nghệ thuật về con người như là hạt nhân qui định các thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn chọn lựa để tổ chức tác phẩm như cách tạo dựng nhân vật, cốt truyện và kết cấu, lựa chọn giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật… Xét cho đến cùng, mọi sự trăn trở, ngiền ngẫm của nhà văn đều hướng đến con người, chiếm lĩnh và tái hiện con người trên toàn bộ cấu trúc của tác phẩm chứ không riêng ở một thành tố nào.

Quan niệm nghệ thuật về con người qui định mức độ sâu sắc của phản ánh cũng như giải quyết đề tài, chủ đề mà tác phẩm nêu lên. Do đó nó cũng giữ vai trò quan trọng trong tiếp nhận tác phẩm văn học. Ngườ tiếp nhận căn cứ trên cơ sở quan niệm nghệ thuật về con người của một tác giả, một giai đoạn văn học, … có thể nắm bắt và lý giải tác phẩm trong sự đảm bảo của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức; có thể khám phá con người trong bề sâu của sự miêu tả thông qua hình tượng nghệ thuật, đồng thời cũng khám phá được những nguyên tắc thẩm mĩ chi phối ngòi bút khi tao dựng tác phẩm thành một thế giới hoàn chỉnh.

Chiều sâu của một nền văn học không những phụ thuộc vào lý tưởng và mục đích phục vụ của nó mà còn phụ thuộc vào khả năng nó chiếm lĩnh con người. Các thời đại lớn trong lịch sử nhân loại đã mang lại những phương thức chiếm lĩnh và thể hiện con người khác nhau.

Nếu như văn học 1945 đến 1975 đã khám phá thành công phương diện ý thức xã hội, những vấn đề lý tưởng cộng đồng, giai cấp và sức mạnh ý chí của con người thì văn học giai đoạn sau 1975 đang cố gắng khám phá biểu hiện con người bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Đó có thể coi là một bước tiến của nhận thức nghệ thuật làm cho văn học Việt Nam trở nên thực sự phong phú hơn, dễ hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI (Trang 29 - 44)