Xã hội hóa thành phần du khách

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) (Trang 58 - 60)

1. Lý do chọn đề tài

3.1.1.2.Xã hội hóa thành phần du khách

Hàng loạt sự kiện chính trị, xã hội quan trọng đã xảy ra, sự phát triển mau lẹ của công nghệ trong nửa đầu thế kỉ 20 này đã biến du lịch trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của thế giới và là một hoạt động giải trí dành cho tầng lớp trung lưu. Trong thời gian hoạt động du lịch bị gián đoạn bởi hai cuộc thế chiến, khát vọng được đi du lịch dường như đã tăng lên mạnh mẽ hơn trước. Người ta bỏ lại những đau khổ và lo âu của chiến tranh đằng sau họ và khao khát đi du lịch. Chính nhờ đó mà du lịch lại phát triển nhanh chóng khi những xung độ, mâu thuẫn lắng xuống và sự bình thường hóa được thiết lập giữa các quốc gia. Hai cuộc thế chiến đã thúc đẩy bước tiến của công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vũ khí. Một số cải cách, đổi mới thời chiến đã giúp ích cho ngành du lịch.

Chẳng hạn trong đại chiến thế giới I, các tàu chiến được huy động phục vụ các tuyến đường biển, vì vậy đã khuyến khích ngành du lịch đường biển thế giới phát triển. Có người đã gọi thời kì này là thời gian huy hoàng đối với du lịch.

Những bước phát triển quan trọng nhất của ngành du lịch trong thời đại công nghiệp ở lĩnh vực giao thông. Sự xuất hiện của ôtô và máy bay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch. Hai loại hình giao thông này đã trở thành phương tiện du lịch được tầng lớp trung lưu – tầng lớp có số lượng đông đảo – tín nhiệm. Tầng lớp người này trong xã hội đều đủ điều kiện thời gian và tài chính cho hoạt động du lịch. Năm 1958, vé máy bay hạng bình dân ra đời đã cho phép nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại này. Việc mở rộng hệ thống xe khách đường dài cũng như các dịch vụ bưu điện đã đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch và kinh doanh lữ hành. Nhưng du lịch đường thủy vẫn có vẻ được ưa chuộng hơn và thuận tiện hơn. Thế kỉ XVIII, XIX tàu thủy là phương tiện thích hợp với các chuyến đi tới các vùng thuộc địa, đất mới như Châu Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Á, Viễn Đông để mở rộng thị trường tiêu thụ, Các con đường buôn bán và mở rộng thuộc địa. Trong khi các con tàu tung hoành khắp các biển, việc xuất hiện các đầu máy hơi nước, đường ray đã làm phong phú thêm các loại hình giao thông đường bộ.

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 cơ cấu thành phần du khách có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên của xã hội nữa. Xu thế quần chúng hóa thành phần du khách trở lên phổ biến ở mọi nước. Và trong bối cảnh đó, du lịch đại chúng thời hiện đại đã tự khẳng định mình. Lý do của hiện tượng này cũng là mức sống của người dân được nâng cao, giá cả dịch vụ và hàng hóa không đắt, các phương tiện giao thông, vận tải, lưu trú…phong phú và thuận tiện. Ngoài ra còn phải kể đến chính sách của chính quyền. Ở nhiều nơi, nhà nước có những chính sách khuyến khích người dân đi du lịch do thấy rõ được ý nghĩa của hiện tượng này đối với sức khỏe cộng đồng. Ví dụ chính phủ Nhật Bản đề ra chủ chương khuyến khích người dân đi du lịch ra nước ngoài trong

có từ 7-10 triệu người Nhật đi du lịch nước ngoài và chi tiêu khoảng 7- 13 tỷ đô la Mỹ. Chính sách khuyến khích thể hiện cụ thể ở việc giảm giá phương tiện đi lại, giảm giá lưu trú thông qua việc miễn giảm thuế. Nhiều nơi tổ chức các chuyến du lịch bao cấp cho cán bộ, công nhân viên, những người có thu nhập thấp và không

có khả năng chi trả… Thuật ngữ du lịch xã hội ra đời nhằm chỉ loại hình du lịch

này.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) (Trang 58 - 60)