Các điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) (Trang 34 - 35)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.1.Các điều kiện kinh tế xã hội

2.1.1.1Các điều kiện kinh tế

Nằm ở vị trí địa lí tương đối thuận lợi với hai tuyến đường chạy qua là quốc lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị trong tỉnh; quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng.

Trong những năm gần đây, thị xã Sơn Tây là một trong những vùng có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo mức tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm, cơ cấu chuyển dịch kinh tế có sự chuyển biến nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, cụ thể là: công nghiệp - xây dựng chiếm 48%, thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%, nông - lâm nghiệp chiếm 12,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã Sơn Tây đạt xấp xỉ 16%.

Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi với hai tuyến đường là quốc lộ 21A nối Sơn Tây với Hà Nội và các huyện, thị; quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc, có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch – thương mại, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế đa dạng. 8 tháng đầu năm 2008, trong điều kiện khó khăn, thị xã Sơn Tây vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 15,5%, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm 2007 tăng 17,82% đạt 446,72 tỷ đồng;

thương mại, dịch vụ tăng 57,7% đạt 1.130 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp đạt 58,4% kế hoạch năm, bằng 72,7 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước được 77 tỷ đồng (đạt 59,24% kế hoạch năm)...

Theo cáo cáo của Uỷ ban kinh tế thành phố Hà Nội thì thị xã Sơn Tây đang phát triển đồng đều các ngành, cụ thể:

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Bình quân trong 5 năm

(2004-2008) tăng 13,86%; 3 năm gần đây, tăng trưởng bình quân đạt 17,6%, ngành cơ khí, sản xuất nguyên vật liệu... tăng 18-25%. Hiện thị xã Sơn Tây có 90 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.000 tỷ đồng, trong đó có 42 dự án đi vào hoạt động thu hút gần 4000 lao động địa phương.

Thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%; trong 3 năm

gần đây tăng 20,3%. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có hơn 208 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.

Về du lịch: Sơn Tây đã và đang được khai thác hiệu quả, thu hút được

đông khách du lịch trong và ngoài nước với các điểm du lịch nổi tiếng như hồ Đồng Mô, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Đền Và, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam.

Về nông nghiệp: Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 19% năm 2004 còn 12,6% năm 2008. Giá trị 1 ha canh tác năm 2008 đạt 42 triệu đồng (năm 2004 đạt 26 triệu đồng). Kinh tế trang trại và hộ gia đình phát triển mạnh đem lại hiệu quả cao. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 168 trang trại (trang trại lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi; cây ăn quả; nuôi trồng thủy sản), trong đó 94 trang trại chăn nuôi công nghiệp, nhiều trang trại lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng/năm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH ĐỒNG MÔ (SƠN TÂY- HÀ NỘI) (Trang 34 - 35)