Kế hoạch tổ chức lễ khai ấn đềnTrần

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 31 - 32)

7. Bố cục của bài khoá luận

2.2.Kế hoạch tổ chức lễ khai ấn đềnTrần

Tuy chỉ diễn ra trong khoảng 2 giờ nhưng công tác tổ chức lễ hội đền Trần đã được chuẩn bị cách đó nửa năm trước giờ khai ấn. Do số lượng khách thập phương mỗi năm lại tham gia lễ hội đền Trần đông hơn nên công tác chuẩn bị đã được những người tổ chức nơi đây bắt đầu từ rất sớm. Tháng 8 (âm lịch) các ông thủ từ đã ngồi lại phân công từng công việc cụ thể như trông đền, trông nom hương khói thờ cúng, tài chính.

Cũng tại thời điểm đó nhà đền cũng đưa ra thông báo để khách thập phương biết và đăng ký nhận được ấn của đền, thời gian đăng ký kéo dài đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng. Những người hát chầu văn đã luyện tập miệt mài suốt 6 tháng những thủ từ cho hay cần phải lo sớm một phần còn do vấn đề tâm linh - tín ngưỡng, phải hương khói chỉn chu thì tự mình mới cảm thấy an tâm. Theo ban tổ chức 20 ngày trước giờ khai ấn (24 tháng Chạp) đúng giờ Thìn đền Trần tiến hành lễ kéo cờ, mở cửa đền đón khách thập phương về cầu an, lễ tạ. Công tác chuẩn bị đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của 4 bộ phận :nhà đền, ban an ninh - quốc phòng, ban văn hoá - thông tin và ban tài chính.

Về số lượng ấn phát ra,ông Trần Kha - thành viên ban tổ chức cho biết đền chủ yếu căn cứ vào số lượng người đăng ký đến ngày mùng 5 để in. Ngoài số ấn đóng trên vải dã xong, nhà đền vẫn cho chạy máy 3 ca hết công suất để gấp rút hoàn thành ấn trên giấy, dự kiến đến 13 tháng Giêng công việc sẽ kết thúc.

Chuẩn bị cho lễ khai ấn đền Trần, thành phố Nam Định đã huy động 1328 người thuộc nhiều lực lượng như công an, quân sự, trật tự trinh sát, cơ động mạnh (trong đó có hơn 800 cảnh sát) làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông ở khắp các tuyến phố phường, xã nơi diễn ra lễ hội, nhất là nơi tổ chức lễ khai ấn.

Lễ khai ấn đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Trần - phường Lộc Vượng - thành phố Nam Định là một việc làm có ý nghĩa to lớn nhằm phát huy truyền thống dựng nước, gữi nước của dân tộc, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã làm rạng danh quê hương đất nước ; đồng thời thu hút klhách thập phương tham dự, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố ngày càng phát triển.

Thực hiện chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Ban chấp hành TW, chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28/03/1998 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Căn cứ Quyết định số 39/2001/QĐ- BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ VHTT về việc ban hành quy chế tổ chức lễ hội.

Căn cứ quy chế lễ hội ban hành kèm theo Quyết định 681/2005 QĐ-UBND ngày 12/03/2005 của UBND tỉnh Nam Định.

Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh Nam Định, thường trực thành uỷ-HĐND-UBND thành phố ngày 30 tháng 01 năm 2009 về việc tổ chức lễ khai ấn tại đền Trần đêm 14 thàng Giêng Kỷ Sửu năm 2009 UBND thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức lễ khai ấn cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc tổ chức, quản lý, khai thác Lễ khai ấn đền Trần với phát triển du lịch của tỉnh Nam Định (Trang 31 - 32)