Đối với chính quyền và ngành liên quan tại địa phương

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng (Trang 92 - 101)

5. Kết cấu của khoá luận

3.4.3. Đối với chính quyền và ngành liên quan tại địa phương

Phát triển du lịch nông thôn cần gắn liền với việc bảo vệ các giá trị tài nguyên và đồng thời với việc xóa đói giảm nghèo tại các khu vực nông thôn. Vì vậy chính quyền địa phương ở vùng có điểm du lịch cần quản lý các công tác bảo vệ các di tích, đầu tư tôn tạo để các di tích không bị hư hỏng. Quản lý các cơ sở ăn uống, lưu trú để phục vụ khách du lịch được tôt hơn khi đến với tour, đồng thời chú trọng việc sử dụng các nông sản phẩm của định phương để phục vụ khách du lịch là vấn đề cần được quan tâm chú trọng góp phần tăng thu nhập và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương.

Tiểu kết chƣơng III

Mỗi một vùng, mỗi một điểm khi tiến hành xây dựng dự án phát triển du lịch đều phải đề ra các định hướng và giải pháp phù hợp với thực tế để các dự án đầu tư để có thể thực hiện được.

Đối với Hải Phòng để du lịch nông thôn có thể phát triển được thì cần có những định hướng và biện pháp phù hợp để ừ đó tạo đà cho phát triển du lịch và kinh tế chủa thành phố trong những năm gần đây.

Chương III cũng đã nêu ra một số định hướng và giải pháp với mục đích kêu gọi vốn đầu tư để phát triển du lịch thành phố, đồng thời quảng bá hình ảnh của du lịch Hải Phòng tới du khách và hy vọng trong tương lai Hải Phòng sẽ là điểm đến của nhiều du khách.

KẾT LUẬN

Hải Phòng là một địa phương có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của huyện dồi dào, đặc sắc, có sức hấp dẫn đối với du khách. Dựa trên tiềm năng này Hải Phòng có thể xây dựng một nền du lịch đặc thù, đủ sức cạnh tranh với các thành phố khác trong cả nước, và các vùng lân cận.

Trong những năm qua, việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải Phòng cho việc phát triển du lịch mới chỉ chủ yếu phục vụ cho người dân trong khu vực tỉnh và một số địa phương lân cận, cơ sở vật chất kỹ thuât – cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch cong mỏng, thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vu trong việc dẫn khách du lịch du lịch nước ngoài. Mặt khác còn do sự đầu tư kém hiệu quả nên tour du lịch chưa gặt hái được nhiều thành công như tiềm năng vốn có của nó.

Dựa trên việc tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá tài nguyên của vùng đồng quê nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả khai thác như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo tồn các di tích lịch sử canh quan môi trường tự nhiên trong việc khai thác vào du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá, thu hút lao động làm việc cho các điểm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch địa phương…

Trên thực tế việc khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn của vùng đồng quê nông thôn cho sự phát triển du lịch thành phố chưa thực sự tương sứng với tiềm năng vốn có của nó, còn nhiều khó khăn thiếu thốn về nhiều mặt. Các biện pháp nêu trên nếu được áp dụng một cách gợp lý, có khả năng sẽ mang lại những triển vọng đối với ngành du lịch Hải Phòng, góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhon của thành phố trong những năm gần đây. Chính vì thế để khai thác được nguồn tài nguyên cưa vùng đồng quê nông thôn phục vụ cho việc phát triển du lịch thành phố thì cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành có các biện pháp thúc đẩy du lịch đồng quê phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Du lịch Việt Nam – số 2 / 2010

2. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2007 3. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam,Nhà xuất bản Giáo Dục,

năm 2007

4. Hải Phòng thế và lực mới trong thế kỷ XXI – Nhà xuất bản Chính Trị

Quốc gia Hà Nội

5. Hồ Công Dũng, Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch vùng Bắc Bộ - Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học địa lý – Địa chất Hà Nội, 1996.

6. Lê Thông, Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, (Phần một, Các tỉnh và

thành phố Đồng Bằng Sông Cửu Long), Nhà xuất bản Giáo

7. Nguyễn Minh Tuệ và các tác giả, Địa lý Du lịch, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 1999.

8. Nguyễn Thanh Sơn, Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng, Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa học Địa lý- Địa chất, Hà Nội, 1996

9. Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành – Tài liệu sử dụng cho sinh viên ngành Văn hóa du lịch của trường Đại học Dân lập Hải Phòng

10.Tìm hiểu luật du lịch, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội năm 2006.

11.Tổng cục Du lịch, Non Nước Việt Nam, Hà Nội, 2005.

12.Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch – Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội 2006

13.Trần Phương, Du lịch Văn hóa Hải Phòng, Nhà xuất bản Hải Phòng tháng 9 năm 2006.

14.Trịnh Minh Hiên, Lễ Hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2008

15.Sở Du lịch Hải Phòng, Báo cáo tổng hợp – Rà soát, điều chỉnh, bổ sung

năm 2020, Hải Phòng tháng 7/ 2007.

PHỤ LỤC

Núi Voi An Lão

17.

Múa rối nước - Nhân Hoà

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển tour du lịch du khảo đồng quê tại Hải Phòng (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)