5. Kết cấu của khoá luận
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch ở Hải Phòng tương đối đông nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, nghiệp vụ du lịch còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu cho du lịch. Do đó để phát triển nguồn nhân lực du lịch trong những năm tới cần phải làm một số công việc như: điều tra, phân loại trình độ của toan cán bộcán bộ nhân viên làm trong ngành của địa phương. Dựa trên kết quả điều tra tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể của các cấp độ, trình độ khác nhau theo các chuyên ngành khác nhau cho phù hợp với nhu cầu đặt ra của ngành du lịch Hải Phòng, góp phần thúc đẩy du lịch Hải Phòng ngày càng phát triển và có chất lượng hơn.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên cho ngành du lịch dưới nhiều hình thức tại chỗ, giửi đến các trường dạy nghề du lịch, các khóa học tại chức ngắn hạn, dài hạn, hoặc thường xuyên tổ chức các hội thảo về du lịch, các cuộc thi chuyên môn tay nghền để trao đổi học hỏi kinh nghiệm và trao đổi về những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giữa các nhân viên trong ngành du lịch. Đồng thời còn đưa các chương trình đào tạo du lịch vào các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố. Trong kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần nêu rõ yêu cầu, các yêu cầu giáo dục đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ văn minh lịch sự, thân thiện cởi mở nhiệt tình trong công việc, yêu nghề biết tôn trọng những giá trị truyền thống dân tộc, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách tuyển dụng, sắp xếp sử dụng đãi ngộ lao động, từng bước trẻ hóa đội ngũ lao động, mở nhiều trường dạy nghề về du lịch trên địa bàn thành phố cùng như ở các địa
phương có ngành du lịch phát triển. Ưu tiên sử dụng trí thức, những người đá qua đào tạo có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Hiện nay ở những vùng nông thôn đặc biệt là những địa phương có điểm du lịch có rất ít các cơ sở ăn uống lưu trú. Vì vây cần có các chính sách thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch như kinh doanh các nhà hàng ăn uống, lưu trú, hàng lưu niệm. Các cơ chế chính sách ưu tiên tuyển mộ và đào tạo lao động và các hoạt động du lịch là các người dân địa phương. Tận dụng được các hướng dẫn viên du lịch là người dân địa phương là một lợi thế rất tốt đối với ngành du lịch đặc biệt là đối với du lịch nông thôn thì điều này càng cần thiết. Hướng dẫn viên là người dân địa phương thì đều là những người hiểu được những nét nổi bật của địa phương mình có thể hướng dẫn với khách du lịch một cách tốt nhất. Cần quan tâm hơn nữa đối với công tác đào tao, kêu gọi đội ngũ hướng dẫn viên này tham gia vào hoạt động du lịch. Khi khách đến tham quan họ sẽ cảm thấy rất vui khi được chính người dân đìa phương hướng dẫn, đặc biêt khi đến với những làng nghề truyền thống họ sẽ được đội ngũ hướng dẫn viên này hướng dẫn tham gia vào từng khâu trong những trò chơi dân gian hoặc những làng nghề. Đây cũng chính là một nguyên tắc để phát triển bền vững mà chúng ta cần quan tâm và có những chính sách phát triển nó.