Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm doc (Trang 30 - 31)

Thành phần Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm dân sự gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Đối với một số trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân (Điều 52 BLTTDS). Đây là điểm mới của BLTTDS 2004 trên cơ sở kế thừa PLTTGQCVADS và các văn bản tố tụng khác như PLTTGQCVAKT, PLTTGQCVALĐ. Việc quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân trong trường hợp đặc biệt theo quy định của BLTTDS 2004 nhằm đáp ứng việc giải quyết những vụ án dân sự có tính chất phức tạp, tài sản tranh chấp có giá trị lớn hay những vụ án còn chưa thống nhất về đường lối xét xử, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Từ đó nâng cao chất lượng của bản án được tuyên tại phiên tòa sơ thẩm.

Ngoài ra, BLTTDS mới còn quy định về thẩm phán và hội thẩm nhân dân dự khuyết. Trong quá trình xét xử, nếu có thành viên nào của Hội đồng xét xử vì lý do bất khả kháng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa được nữa thì việc thay thế thành viên đó như sau:

- Trong trường hợp có thẩm phán, hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết và họ có mặt tại phiên tòa ngay từ đầu thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án.

- Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai thẩm phán, nếu thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì thẩm phán là thành viên Hội đồng xét

xử làm chủ tọa phiên tòa và thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

Nếu không có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có thẩm phán để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu (Điều 198). "Quy định việc thay thế thành viên trong trường hợp đặc biệt này nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng vụ án, tránh việc phải hoãn phiên tòa. Việc xác định trong trường hợp nào cần có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết do Chánh án tòa án quyết định" [13, tr. 50].

Trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm phải thay đổi thành phần Hội đồng xét xử do có căn cứ tại các điều 46 - 47, theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLTTDS thì Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định việc thay đổi đồng thời ra quyết định hoãn phiên tòa.

Tại phiên tòa, Thư ký phiên tòa giúp việc cho Hội đồng xét xử chuẩn bị công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa và tiến hành các hoạt động tố tụng trong quá trình xét xử theo quy định của BLTTDS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm doc (Trang 30 - 31)