Chƣơng II: Thực tiễn hoạt động Văn phòng tại Tổng công ty Sông Đà

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động văn phòng tại tổng công ty Sông đà-Bộ xây dựng (Trang 34 - 38)

công ty Sông Đà

Chƣơng này tập trung vào phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động văn phòng ở Văn phòng Tổng công ty Sông Đà – Bộ xây dựng trên cơ sở lý luận đã đƣợc trình bày ở chƣơng I. Chƣơng này đƣợc bắt đầu bằng việc giới thiệu khái quát về Tổng công ty Sông Đà, nhằm mô tả bối cảnh trong đó hoạt động văn phòng đƣợc thực hiện và đánh giá cụ thể.

2.1 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Sông Đà

Tổng công ty Sông Đà có tên giao dịch Quốc tế là Sông Đà Contruction Corporation viết tắt là SDC đƣợc thành lập vào ngày 01/06/1961 theo Quyết định số 90-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ và ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ tại Thông báo số 5825/ĐMDN ngày 13/05/1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ ngày 15/11/1995 của Bộ Xây dựng. Tổng công ty lấy tên ban đầu là “ Công ty xây dựng Thủy điện Thác Bà”.

Tổng công ty là chủ đầu tƣ các nhà máy xi măng Hòa Bình, Yaly, xi măng Hạ Long, nhà máy thép Việt Ý, khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, khu công nghiệp Phố Nối A, Đình Trám cùng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp khác. Ngoài ra Tổng công ty đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thủy điện lớn của đất nƣớc nhƣ thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Trị An, Vĩnh Sơn, Yaly… cung cấp đến 60% sản lƣợng điện cho cả nƣớc góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Trên 40 năm phát triển và trƣởng thành, Tổng công ty đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và điều hành sản xuất. Ngày nay Tổng công ty đã có một đội ngũ kỹ thuật và nhân viên lành nghề. Chú trọng

đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, Tổng công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lƣợng thiết bị thi công chuyên nghành tiên tiến hiện đại.

Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, Tổng công ty đã hai lần đƣợc tặng thƣởng huân chƣơng Hồ Chí Minh cùng nhiều Huân chƣơng cao quý khác đặc biệt đầu năm 2004 Tổng công ty vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Định hƣớng phát triển của tổng công ty trong giai đoạn 2005 – 2010 là: Xây dựng và phát triển thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển nghành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Tổng công ty là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các công trình lớn ở trong nƣớc và Quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TCT Sông Đà

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng công ty Sông Đà căn cứ theo đề nghị của của Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà tại Tờ trình số 64TCT/HĐQT ngày 09/04/2000 và đề nghị của Vụ trƣởng vụ tổ chức lao động đƣợc đề ra rõ nhƣ sau:

Về chức năng:

- Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Bộ xây dựng có chức năng tham gia xây dựng các công trình, các công trình giao thông, thủy điện…

- Ngoài ra Tổng công ty còn có chức năng thực hiện sản xuất kinh doanh, phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trong quản lý lao động.

Nhiệm vụ chính của TCT thuộc các công việc về xây dựng bao gồm: - Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình. - Thi công các loại móng công trình

- Khoan phun sử lý chống thấm, thi công bằng phƣơng pháp nổ mìn. - Xây lắp kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị cơ, điện, nƣớc công trình, gia công lắp đặt kết cấu, lắp đặt thiết bị công nghệ, đƣờng dây và trạm biến áp, đƣờng ống các loại.

- Hoàn thiện xây dựng, trang trí nội thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình.

- Xây dựng các công trình thủy điện, kênh mƣơng, đê đập, đƣờng hầm, hồ chứa nƣớc…

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nhóm A. - Xây các công trình giao thông, đƣờng bộ, sân bay, bến cảng…

Ngoài ra, TCT còn có những nhiệm vụ sau: đầu tƣ xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng, tƣ vấn xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, công nghệ xây dựng, đầu tƣ sản xuất kinh doanh điện thƣơng phẩm, nƣớc sạch. Đƣa ngƣời Việt Nam đi làm có thời hạn ở nƣớc ngoài, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh doanh trong nƣớc và nƣớc ngoài phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nƣớc; Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN và công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, công nhân trong Tổng công ty.

Về quyền hạn:

- TCT có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nƣớc giao và các nguồn lực huy động khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao và phát triển kinh doanh.

- TCT có quyền giao lại cho các doanh nghiệp thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà TCT đã nhận từ nhà nƣớc.

- TCT có quyền đầu tƣ, góp cổ phần, phát hành, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, mua một phần hoặc toàn bộ tái sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

- TCT có quyền chuyển nhƣợng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm đồ tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty.

- TCT có quyền quản lý, tổ chức kinh doanh nhƣ sau:

Tổ chức bộ máy, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nƣớc giao và yêu cầu phát triển của TCT.

Đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại.

Đặt chi nhánh, đại diện của Tổng công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định pháp luật.

Lựa chọn, phân chia thị trƣờng giữa các doanh nghiệp thành viên, đƣợc xuất - nhập khẩu theo quy định.

Quyết định khung giá, thống nhất giá nhập khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa trừ những sản phẩm và dịch vụ do nhà nƣớc đặt giá.

Xây dựng và áp dụng định mức lao động, vật tƣ, đơn giá tiền lƣơng trên đơn vị sản phẩm.

Phân cấp việc tuyển chọn, thuê mƣớn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn phƣơng thức trả lƣơng, thƣởng và các quyền khác của ngƣời sử dụng lao động theo quy định.

Quyền quan hệ hợp tác trực tiếp với đối tác kinh doanh, tổ chức chính phủ và phi chính phủ nƣớc ngoài theo quy định.

- TCT có quyền quản lý tài chính nhƣ sau:

Đƣợc sử dụng vốn, các quỹ và các nguồn lực khác theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả.

Tự huy động vốn để sản xuất kinh doanh nhƣng không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với TCT.

Đƣợc thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung, quỹ khấu hao tài sản cố định, tỷ lệ trích, chế độ sử dụng và quản lý các quỹ này theo quy định của Bộ tài chính.

Đƣợc sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc, lập quỹ đầu tƣ, phát triển và các quỹ khác theo quy định để chia cho ngƣời lao động.

Đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc ƣu đãi khác của Nhà nƣớc khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh. Đƣợc hƣởng các chế độ đầu tƣ hoặc tái đầu tƣ theo quy định.

- TCT có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không đƣợc pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động văn phòng tại tổng công ty Sông đà-Bộ xây dựng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)