- Về kết quả xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình:
3.3.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Trong thời gian qua, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, từng bước nâng cao trách nhiệm của toàn xã hộiổtng công cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã bộc lộ một số bất cập cần khắc phục trong thời gian tới. Qua nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất, đối với tội đăng ký kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 149 BLHS 1999.
Thực tiễn xét xử cho thấy, BLHS 1999 quy định tội phạm này nhằm xử lý những người có hành vi cấp đăng ký cho những người không đủ điều kiện kết hôn, còn việc cấp đăng ký kết hôn cho những người đủ điều kiện kết hôn, nhưng vi phạm thủ tục cấp đăng ký thì không bị xử lý về hình sự. Để thiết lập một cuộc hôn nhân hợp pháp, phải thực hiện hai hành vi: đi đăng ký kết hôn và cấp đăng ký kết hôn. BLHS 1999 quy định tội này nhằm trừng trị những người thực hiện hành vi cấp đăng ký kết hôn trái pháp luật cho những người không đủ điều kiện kết hôn. Như vậy, tên gọi của điều luật chưa phù hợp với nội dung được quy định trong điều luật này. Để khắc phục mâu thuẫn này, tôi đề xuất sửa đổi tên gọi của điều luật "Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật" thành "Tội cấp đăng ký kết hôn trái pháp luật" hoặc "Tội cấp giấy chứng nhận kết hôn trái pháp luật".
Thứ hai, đối với tội loạn luân được quy định tại Điều 150 BLHS 1999.
Điều 150 BLHS 1999 đề cập về hành vi thuận tình giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ (theo quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000: "những người cùng dòng máu về trực hệ là cha mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu
ngoại"), giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, đối với những hành vi thuận tình giao cấu giữa cô, gì, chú, bác ruột với cháu ruột, thì BLHS 1999 lại chưa đề cập. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi lẽ trong thời gian qua không ít trường hợp xảy ra việc cháu ruột có hành vi thuận tình giao cấu với cô, gì, chú, bác ruột bị xã hội lên án mạnh mẽ, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình trật tự xã hội của địa phương, nhưng lại không bị xử lý về hình sự, vì pháp luật hình sự chưa quy định. Mặt khác, trong BLHS của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thì hành vi thuận tình giao cấu với cháu ruột cũng bị coi là phạm tội loạn luân. Vì vậy, để góp phần bảo vệ thuần phong, mỹ tục, hạnh phúc gia đình, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 150 BLHS 1999 như sau:
Điều 150. Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha, với cháu ruột, với cô, gì, chú, bác ruột thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Thứ ba, đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 BLHS 1999
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cho thấy, trên thực tế, không ít trường hợp khi cha mẹ mất hoặc cha mẹ già yếu, bệnh tật không còn khả năng nuôi con, người anh hoặc người chị ngược đãi, hành hạ các em ruột của mình hoặc các em hành hạ, ngược đãi các anh chị ruột mình không còn khả năng lao động. Đây cũng là loại hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ, có đối tượng bị xâm hại tương tự như những đối tượng như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Mặt khác, Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau:
1. Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con, thì anh, chị đã thành niên không chung sống với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên
không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Em đã thành niên không chung sống với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, trong trường hợp một người ngược đãi, hành hạ anh, chị, em ruột của mình một cách nghiêm trọng, thì không có cơ sở pháp lý để xử lý theo quy định tại Điều 151 BLHS 1999, mà phải xử lý về tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 BLHS 1999. Việc xử lý người đã ngược đãi, hành hạ anh, chị, em ruột của mình về tội hành hạ người khác là chưa hợp lý, vì hành vi phạm tội này bên cạnh việc xâm hại tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của anh, chị, em ruột, còn xâm hại chế độ HN&GĐ. Việc coi hành vi phạm tội ngược đãi, hành hạ anh, chị, em mình thuộc nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của nó.
Vì vậy, tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung điều luật này như sau:
Điều 151: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em, cháu, người có công nuôi dưỡng mình
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.