Giải pháp về hoàn thiện tổ chức.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 75 - 80)

37 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các Nông, Lâm trường quốc doanh, 2004.

3.2.1.1 Giải pháp về hoàn thiện tổ chức.

a/ Phân định rõ cấp quản lý và trách nhiệm của các Lâm trường quốc doanh. Các lâm trường đã hình thành vùng tập trung chuyên canh, sản xuất nông sản hàng hoá xuất khẩu hoặc vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến thì tổ chức Tổng công ty Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhưng phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Lâm trường còn lại giao cho cấp tỉnh quản lý.

- Đối với các Lâm trường quốc doanh Trung ương do Tổng công ty quản lý, công ty trực thuộc các Bộ, ngành trực tiếp quản lý.

- Đối với các Lâm trường quốc doanh địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc giao cho các công ty thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

Việc phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của lâm trường là rất cần thiết, tránh chồng chéo và xác định quyền đích thực của lâm trường. b/ Sắp xếp lại hệ thống Lâm trường quốc doanh hướng đi vào sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi.

Những lâm trường làm ăn thua lỗ liên tục có thể giải thể giao lại đất cho địa phương, liên kết liên doanh, cổ phần hoá toàn bộ hay từng phần. Các lâm trường (trừ các doanh nghiệp công ích) cũng phải đi vào hoạt động kinh tế, địa giới quản lý rừng, bảo vệ rừng nên gọn trong 1 huyện hoặc 1 xã.

Trên cơ sở đánh giá lại tình hình hoạt động, vai trò và hiệu qủa của các Lâm trường quốc doanh đang bố trí ở các khu nguyên liệu công nghiệp để xây dựng các lâm trường trở thành những Lâm trường quốc doanh theo hướng kinh doanh. Đối với những Lâm trường quốc doanh ở những khu vực đã được quy định xây dựng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, có tầm quan trọng lớn thì chuyển thành các ban quản lý rừng phòng hộ hoặc đặc dụng và hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu.

Cần tách riêng hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của Lâm trường quốc doanh, tránh tình trạng chồng chéo giữa hai chức năng kinh doanh và chức năng công ích. Thực tế cho thấy nếu hai chức năng này không rõ ràng thì lâm trường sẽ hoạt động không hiệu quả. Hệ thống tiêu chí phân loại Lâm trường quốc doanh cũng cần phải xem xét lại, ngoài diện tích rừng sản xuất và rừng phòng hộ, những tiêu chí xác định năng lực kinh tế và khả năng sinh lời của Lâm trường quốc doanh cần được bổ sung thêm. Đối với hoạt động sự nghiệp hình thành các công ty công ích và Ban quản lý rừng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Uỷ ban nhân dân các tỉnh quản lý, đối với sản xuất kinh doanh thì hoạt động theo các hình thức công ty theo luật doanh nghiệp Nhà nước.

Tiếp tục đổi mới phương hướng kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh, chuyển hướng kinh doanh của các lâm trường từ chỗ lấy khai thác tài nguyên rừng làm chính sang tăng cường quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng làm trọng tâm, chuyển từ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo kế hoạch Nhà nước giao sang hướng phải có tầm nhìn, chiến lược lâu dài, kinh doanh toàn diện, tổng hợp từ khâu tạo rừng đến khai thác, chế biến lâm

sản, nông- lâm kết hợp,… để khai thác hợp lý các nguồn lực lao động, vốn, tài nguyên rừng, đất rừng.

Đối với lâm trường có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì đất đai lâm trường đang quản lý phải chuyển sang thuê đất và được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ- CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ; tổ chức khoán rừng và đất đai cho cán bộ, công nhân viên lâm trường và hộ nông dân trên địa bàn; thực hiện việc tiêu thụ lâm sản thông qua hợp đồng với người nhận khoán và nhân dân trong, ngoài vùng của lâm trường.

Đối với lâm trường chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu thì được Nhà nước giao đất để quản lý và tổ chức sản xuất theo quy hoạch. Nhà nước giao biên chế bộ máy quản lý phù hợp với nhiệm vụ và có chính sách đầu tư cho lâm trường, phần thu trong các hoạt động được để lại cho đơn vị.

Trong trường hợp Lâm trường quốc doanh làm ăn thua lỗ liên tục từ 3 năm trở lên, quản lý yếu kém; lâm trường không đủ năng lực quản lý, vốn, lao động để sản xuất, kinh doanh có diện tích dưới 1.000 ha và không có nhu cầu chuyển sang các đơn vị hành chính sự nghiệp như: Trạm, trại, trung tâm,… và các đơn vị dịch vụ thì giải thể, tài sản của lâm trường có thể giao lại cho Lâm trường quốc doanh khác và lâm trường này có thể tiếp tục được sát nhập, hay một doanh nghiệp mới có thể tham gia thị trường sau khi lâm trường bị giải thể. Các lâm trường đã hình thành vùng tập trung chuyên canh, sản xuất nông sản hàng hoá xuất khẩu hoặc vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến thì tổ chức Tổng công ty Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhưng phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Lâm trường còn lại giao cho cấp tỉnh quản lý.

Việc giải thể các lâm trường làm ăn không có lãi cũng cần được khuyến khích bằng cách đưa ra một quy trình giải thể thật rõ ràng minh bạch. Tài sản quý nhất của Lâm trường quốc doanh là đất đai, cần phải được định giá thoả đáng và phân bổ lại để sử dụng một cách công khai và công bằng.

c/ Thực hiện thí điểm cổ phần hoá vườn cây, rừng trồng và các hoạt động chế biến lâm sản trong Lâm trường quốc doanh.

Từ thực tiễn cho thấy phần lớn các Lâm trường quốc doanh ở tình trạng thiếu vốn sản xuất, quản lý tài nguyên rừng yếu kém. Tuy một số tỉnh đã mở rộng liên doanh trồng rừng dưới hình thức Lâm trường quốc doanh góp vốn, hộ gia đình góp công và chuyển thành giá trị. Lợi nhuận trong kinh doanh rừng được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Đây là mô hình xây dựng rừng được nhiều địa phương đánh giá có hiệu quả cao và là hình thức ban đầu để tiến tới thực hiện cổ phần hoá Lâm trường quốc doanh. Việc thực hiện “cổ phần hoá vườn cây, rừng trồng, các hoạt động chế biến lâm sản” được coi là một giải pháp quan trọng để thu hút vốn đầu tư, tạo động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh và phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Cần đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh của lâm trường trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng, lao động, kinh nghiệm sản xuất. Các Lâm trường quốc doanh và các doanh nghiệp lâm nghiệp rất cần được tham gia trong các dự án thí điểm để thử nghiệm mô hình cổ phần hoá dưới công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Công ty liên doanh. Cổ phần hoá các nhà máy, cơ sở chế biến của Lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về “Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần”; thí điểm cổ phần hoá vườn cây, rừng trồng của lâm trường, không cổ phần hoá rừng tự nhiên vì đó là tài sản quốc gia, không phải là tài sản của lâm trường nên không tiến hành cổ phần hoá loại rừng này, kể cả rừng tự nhiên có mục đích sản xuất; ưu tiên bán cổ phần cho cán bộ, công nhân viên trong lâm trường và cho những người sản xuất, cung ứng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến như cán bộ, công nhân viên nhà máy và cơ sở chế biến. Mô hình cổ phần hoá rừng trồng và các hoạt động chế biến lâm sản trong Lâm trường quốc

doanh và được coi là một giải pháp quan trọng thu hút vốn đầu tư, tạo động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh và phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các Lâm trường quốc doanh thì việc lựa chọn tiêu thức cổ phần hoá, các điều kiện để lâm trường có thể có đủ điều kiện để cổ phần hoá cũng là điều quan trọng, có thể đưa ra các tiêu thức như:

- Đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Có nhiệm vụ gây trồng và kinh doanh lâm sản chu kỳ ngắn, đất trồng còn tương đối tốt, có thể sản xuất nông, lâm kết hợp;

- Có phương hướng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm được xác định tương đối rõ;

- Có sẵn một số vốn nhất định, đang hoặc sắp đưa vào kinh doanh, có kết cấu hạ tầng sản xuất và đời sống tương đối đảm bảo, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh;

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt của lâm trường có năng lực quản lý, năng động nhiệt tình.

Hiện nay, đối tượng chủ yếu thu hút vốn liên doanh kinh doanh rừng là các công nhân viên chức lâm trường, hộ nông dân và người lao động khác; họ phần lớn là nghèo và ít vốn. Tiềm năng vốn lớn nhất của họ là sức lao động cùng kỹ năng sản xuất lâm nghiệp. Vì vậy, hình thức góp vốn đóng đủ ngay là không thích hợp. Hơn nữa, trong xây dựng vốn rừng, tuy nhu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng lại có thể bỏ vào từ từ theo thời gian phù hợp với nhu cầu của quá trình tạo rừng. Với mục tiêu là thu hút rộng rãi nhân dân vào nghề rừng và do đặc điểm của lâm nghiệp là có thể liên doanh trực tiếp với từng hộ thành viên được. Do đó không nhất thiết là phải quy định mệnh giá cổ phiếu nhất định mà việc góp vốn tuỳ theo khả năng của hộ thành viên, nhằm khai

thác tiềm năng tối đa của họ đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp. Tỷ lệ góp vốn không nên quy định đồng loạt, nhưng không cần quy định mức tối thiểu.

Việc chuyển các Lâm trường quốc doanh thành công ty cổ phần thì bản thân lâm trường phải được cải tổ về tổ chức. Bộ máy quản lý của Lâm trường quốc doanh cũng phải được bố trí, sắp xếp gọn nhẹ, hiệu quả, giảm bớt đầu mối trung gian. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng của các lâm trường là phải ổn định tổ chức. Vì vậy, bộ máy quản lý trên văn phòng không nên thay đổi hoặc thuyên chuyển và ít nhất phải 5 năm như: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w