Ban hành nghị định mới thay thế nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật chào bán cổ phần ra công chúng (Trang 50 - 51)

- Ngoài ra, tổ chức phát hành phải thỏa mãn những điều kiện về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh như đối với chào bán cổ phần lần đầu ra công

2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng

2.1. Ban hành nghị định mới thay thế nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ

phủ

Nghị định 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần được xây dựng căn cứ theo Luật doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp 2003 đã hết hiệu lực, không còn phù hợp với hệ thống luật doanh nghiệp hiện hành. Việc cần thiết là sớm ban hành nghị định mới căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2005 để thay thế nghị định 187/2004/NĐ-CP, trong đó phần quy định về hoạt động chào bán cổ phần sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp phải được xây dựng mới căn cứ theo Luật chứng khoán 2006.

Một số nội dung cần xây dựng mới và sửa đổi trong nghị định thay thế nghị định 187/2004/NĐ-CP:

Thứ nhất, chủ trương bán cổ phần cho người lao động trong công ty là khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP người lao động trong công ty được mua với giá giảm 40% so với giá đấu bình quân và mỗi người lao động được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm làm việc, tuy nhiên, thực tế là hiện nay tất cả các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của doanh nghiệp cổ phần hóa đều có giá đấu bình quân gấp hàng chục đến hàng trăm lần mệnh giá cổ phiếu khiến người lao động trong công ty không thể mua được cổ phần. Nguyên nhân là Nghị định

187/2004/NĐ-CP có nhiều bất cập từ quy định định giá tài sản doanh nghiệp (định giá quá thấp nên khi chào bán cổ phần giá đặt mua cao hơn gấp nhiều lần mệnh giá) cho đến quy định về giá bán cổ phần ưu đãi đối với người lao động. Vậy nên, cần thiết phải ban hành ngay nghị định mới thay thế nghị định 187/2004/NĐ-CP sửa đổi các quy định về định giá doanh nghiệp và quy định về giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty.

Thứ hai, nghị định 187/2004/NĐ-CP hiện nay có một lỗ hổng trong cơ chế chào bán cổ phần lần đầu là khi có nhà đầu tư từ chối mua cổ phần mình đã trúng thầu thì số cổ phần đó được bán cho nhà đầu tư bỏ giá thấp hơn. Có thể nói hiện nay đã có người sự lợi dụng quy định này để đặt giá đấu thầu rất cao sau đó từ chối mua với mục đích tăng giá đấu bình quân để trục lợi. Vì vậy, nghị định mới cần thiết phải sửa đổi quy định này, thay vào đó là quy định nếu số cổ phần bị từ chối mua trên 10% số cổ phần được chào bán thì tiếp tục đầu giá riêng phần bị từ chối đó. Để ngăn chặn hành vi cố tình đặt giá đấu thầu cổ phiếu quá cao, nghị định mới nên có quy định về tiền đặt cọc đối với số cổ phần đăng ký mua của nhà đầu tư, giải pháp có thể là nhà đầu tư phải đặt cọc một số tiền bằng 20% giá đăng ký đấu thầu cổ phiếu, như vậy sẽ không còn tình trạng có những cổ phiếu có giá trúng thầu gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần như hiện nay (công ty Thủy điện Thác mơ).

Thứ ba, nghị định 187/2004/NĐ-CP không quy định riêng điều kiện chào bán cổ phần ra công chúng cho công ty nhà nước cổ phần hóa nên công ty nhà nước cổ phần hóa có thể bán cổ phần ra công chúng kể cả khi thua lỗ, có nguy cơ phá sản [17]. Điều này vừa vô lý vừa nguy hiểm đối với thị trường chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, nên xây dựng quy định mới về điều kiện chào bán cổ phần ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật chào bán cổ phần ra công chúng (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w