Quản lý Nhà nước về hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 1 Chính phủ

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật chào bán cổ phần ra công chúng (Trang 42 - 46)

- Ngoài ra, tổ chức phát hành phải thỏa mãn những điều kiện về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh như đối với chào bán cổ phần lần đầu ra công

5. Quản lý Nhà nước về hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 1 Chính phủ

5.1. Chính phủ

Chính phủ là cơ quan cao nhất trong hệ thống các cơ quan quản lý về chứng khoán nói chung và về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng. Thẩm quyền của chính phủ là thẩm quyền chung, chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chính phủ ra quyết định thành lập các cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán cụ thể là thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thành lập hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi Quốc hội ban hành Luật chứng khoán 2006 Chính phủ ban các văn bản pháp luật quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 48/1998/NĐ-CP và Nghị định 144/2003/NĐ-CP) và hiện nay là ban hành hướng dẫn thực hiện Luật chứng khoán (Nghị định 14/2007/NĐ-CP).

Đối với hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng, Luật chứng khoán 2006 ủy quyền cho Chính phủ quy định điều kiện chào bán ra công chúng đối với DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác để phù hợp với thực tế và chủ trương, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ.

Thủ tướng Chính phủ là người ký quyết định phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa của các doanh nghiệp Nhà nước. Văn bản pháp luật hiện hành chỉ quy định cổ phần hóa cho các doanh nghiệp (Nghị định 187/2004/NĐ-CP), đối với những ngành nghề đặc thù Chính phủ quyết định thực hiện thí điểm để nghiên cứu hiệu quả trước khi đưa vào áp dụng hàng loạt, ví dụ cổ phần hóa bệnh viện công, Chính phủ chọn bệnh viện Bình Dân làm bệnh viện công đầu tiên cổ phần hóa và thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng[15].

Trước những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu các Bộ, ngành tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ cho thị trường hoạt động công khai, minh bạch bằng cách ban hành các văn bản dưới luật để điều chỉnh hành vi trên thị trường. Nhưng Thủ tướng cũng chỉ thị các Bộ ngành cần thận trọng để không ban hành các chính sách mang tính mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào thị trường [21].

5.2. Bộ tài chính

Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó có chào bán cổ phần ra công chúng.

Bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các nghị định của chính phủ về cổ phần hóa như ban hành Thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn chào bán cổ phiếu ra công chúng như quy định mẫu bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào

bán cổ phần ra công chúng (Quyết định 13/2007/QĐ-BTC), hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần ra công chúng (Thông tư 17/2007/TT-BTC).

Bộ xem xét các vấn đề liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung để đưa ra ý kiến đề xuất với chính phủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. Hiện nay, Bộ tài chính đang cùng với Chính phủ xem xét, thảo luận Tờ trình Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần [16].

Bộ tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng Khoán nhà nước quản lý giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong đó có hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng.

5.3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, được thành lập theo Quyết định số 75/CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 11 năm 1996.

Trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan nhà nước trực tiếp cấp phép cho tổ chức phát hành và là cơ quan giám sát hoạt động chào bán cổ phiếu. Ủy ban còn là cơ quan thanh tra giám sát những sai phạm trong hoạt động chào bán và trực tiếp xử lý vi phạm. Cơ quan này còn thường xuyên ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về đăng ký hồ sơ, trình tự thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn có nhiệm vụ thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẩn trương có kế hoạch để triển khai các nội dung hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Sở giao dịch chứng khoán New York và Ủy ban [17].

Trong ba tháng đầu năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh, trong nỗ lực giữ cho thị trường phát triển bền vững, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước ban hành một

số quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là quy định cấm các ngân hàng cho công ty chứng khoán trực thuộc vay vốn [21]. Những hoạt động Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thực hiện trong thời gian vừa qua có thể nói đã góp phần làm cân bằng sự phát triển quá mức của thị trường chứng khoán Việt Nam.

5.4. Trung tâm giao dịch chứng khoán

Hiện nay, Việt Nam đang có hai trung tâm giao dịch chứng khoán đang hoạt động là trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo quyết định 127/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ của hai trung tâm giao dịch chứng khoán rất đa dạng, chủ yếu là thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường, điều hành hoạt động mua bán chứng khoán, thực hiện lưu ký chứng khoán....

Đối với hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng, trung tâm giao dịch chứng khoán đóng vai trò tổ chức đấu giá cổ phiếu của doanh nghiệp, thực hiện việc công bố thông tin ra thị trường đối với các doanh nghiệp niêm yết, phát hiện vi phạm, trong đó có vi phạm chào bán cổ phần ra công chúng. Trước đây, việc đăng ký tham gia đấu giá chỉ được thực hiện tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán dẫn đến tình trạng ùn tắc, bất tiện cho nhà đầu tư. Hiện nay, mô hình đầu giá hai cấp mới theo Quyết định 115/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành quy chế mẫu bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán đã giảm tải cho trung tâm giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán sẽ là đại lý đấu giá, tham gia vào việc tổ chức đấu giá trên cơ sở hợp đồng đại lý với trung tâm giao dịch chứng khoán. Với cơ chế đấu giá mới, nhiệm vụ của hai trung tâm giao dịch chứng khoán là tập trung vào kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán là đại lý đấu giá, nâng cao tính công khai minh bạch của hoạt động đấu giá.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu hoàn thiện pháp luật chào bán cổ phần ra công chúng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w