Kiện tòan hệ thống xử lý và cung cấp thông tin tín dụng CIC.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 84 - 85)

D. Chỉ số khả năng sinh lời.

b. Kiện tòan hệ thống xử lý và cung cấp thông tin tín dụng CIC.

Một số thông tin nhập liệu cho hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của BIDV phải lấy nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước – CIC. Tuy vậy, thực tế hoạt động tín dụng đã chứng minh việc đặt niềm tin nhiều vào thông tin do CIC cung cấp đểđi đến quyết định tín dụng cuối cùng đôi khi lại thiếu an toàn cho món vay, bởi lẽ các thông tin ấy đã lỗi thời, thiếu chính xác. Sự

thiếu chính xác của CIC thường thể hiện ở các thông tin sau : số lượng các tổ chức tín dụng mà khách hàng đang có quan hệ, dư nợ phát sinh quá hạn, số lần cơ cấu nợ, thời gian khách hàng thiết lập và kết thúc quan hệ tín dụng, thông tin về khách hàng, về người đại diện doanh nghiệp, báo cáo tài chính của khách hàng,… Có thể

nói rằng những sai sót này xảy ra là do CIC còn rất thụ động, trông chờ và ỷ lại vào nguồn thông tin từ các ngân hàng thương mại cung cấp, nếu các Ngân hàng thiếu thiện chí hoặc cung cấp sơ sài lấy lệ thì chất lượng thông tin hầu như không

đảm bảo độ tin cậy đối với các phán quyết tín dụng.

Do vậy, để ngày càng nâng cao chất lượng thông tin mà mình cung cấp, trở

thành một địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin của các doanh nghiệp cho các TCTD, làm cơ sở tham khảo tốt cho hoạt động tín dụng, thiết nghĩ CIC nên :

− Bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin khách hàng

định kỳ hàng tháng quý cho CIC.

− Quy định các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với ngân hàng định kỳ

phải gửi báo cáo các thông tin tổng quát về doanh nghiệp mình cho CIC.

− Thông tin khách hàng vay phải được thu thập toàn diện, đầy đủ và không giới hạn bất kỳ mức vay nào.

− Phân chia và quản lý thông tin khách hàng theo vùng, miền, khu vực cũng như ngành nghề để dễ tra cứu, tránh được sự nhầm lẫn, chồng chéo đối với khách hàng có tên, mã số thuế…khá giống nhau.

− Phối hợp chia sẻ thông tin với các cơ quan thuế, thống kê. Xây dựng đội ngũ chuyên viên có chất lượng để thực hiện thu thập, xử lý, cập nhật thông tin.

− Liên kết, hợp tác với các định chế tài chính nước ngoài nhằm mở rộng công tác thu thập thông tin liên quan đến các khách hàng có vốn đầu tư nước ngòai.

3.2.2.2. Kiến nghịđối với các cơ quan quản lý nhà nước. a. Hòan thiện văn bản chếđộ. a. Hòan thiện văn bản chếđộ.

Công tác ban hành các quy định, văn bản quản lý phải mang tính kế thừa, ổn

định và phù hợp với thực tiễn Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế : Ở cấp quản lý vĩ mô, các Bộ ngành và các cơ quan quản lý nhà nước nên có cái nhìn bao quát, toàn diện, sâu sát hơn; lường trước được tác động và đề ra được giải pháp khắc phục trước khi ban hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, văn bản, qui định,…có tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế trong nước. Trong thực tế nhiều khách hàng đang quan hệ tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng phải chịu những đánh giá định tính rất bất lợi xuất phát từ

những rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường … không do khách hàng tạo ra. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản giai đoạn 2005-2006, các khách hàng có quan hệ tín dụng bằng vàng từ năm 2005 trở lại đây, và gần đây là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có liên quan mật thiết hoặc phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu hàng xăng, dầu … phải rơi vào tình trạng khó khăn về

tài chính, về khả năng thanh khoản… dưới sự tác động của các văn bản, qui định

được ban hành bởi các cơ quan quản lý có liên quan, tác động đến thị trường hoặc ngành nghề hoạt động. Các doanh nghiệp này tuy đạt điểm định tính (phi tài chính) nhưng điểm định lượng lại bị ảnh hưởng không tốt; thiện chí cộng tác và khả năng kinh doanh của khách hàng tuy khá tốt nhưng quan hệ tín dụng lại được dự báo tiềm

ẩn rủi ro. Vì vậy, nếu so sánh kết quả chấm điểm của khách hàng trong hai thời kỳ

trước và sau khi chịu tác động của hệ thống định hạng khách hàng thì khả năng chênh lệch rất lớn có thể xảy ra. Điều đó ít nhiều tạo nghi vấn nơi các cơ quan quản lý về chất lượng tín dụng và tính chính xác của hệ thống chấm điểm tại BIDV.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)