Là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng sớm quan tâm đến vấn đề văn hóa. Trong nhiều bài viết của Người những năm 20 đã thể hiện những tư tưởng về văn hóa, cách mạng văn hóa, xây dựng một nền văn hóa mới của một nước Việt Nam độc lập theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. ở mỗi thời kỳ, trong những hoàn cảnh khác nhau, Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Trong phần cuối của tập Nhật ký trong tù sáng tác từ những năm
1942 - 1943 tại Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [35, tr.431].
Như vậy, ở đây bản chất văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với thế giới mà ở đó con người khẳng định mình với tính cách là con người thông qua các hoạt động sống: “sáng tạo và phát minh”. Về vấn đề này, Mác và ănghen đã từng đề cập đến trong các tác phẩm “Gia đình thần thánh” và “Hệ tư tưởng
Đức”, trong đó các ông cho rằng để tồn tại và phát triển, con người phải quan hệ với tự
nhiên thông qua lao động. Nguồn gốc của văn hóa chính là lao động, lao động đã sáng tạo ra con người, lao động đã sáng tạo ra văn hóa. Mặc dù định nghĩa của Hồ Chí Minh đưa ra vẫn chỉ mang tính liệt kê, miêu tả nhưng trên tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó đã phản ánh được bản chất của văn hóa chính là hoạt động sáng tạo
của con người trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Mặt khác, trong điều kiện chỗ này, chỗ kia những người mác xít quan niệm tôn giáo là đối tượng của cách mạng cần loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, Hồ Chí Minh coi tôn giáo chính là văn hóa, là sản phẩm sáng tạo của con người để “thích ứng với nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”, thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của Người. Sự sáng tạo độc đáo và sâu sắc trong định nghĩa về văn hóa của Người thể hiện ở chỗ Người không chỉ quan tâm đến kết quả của sự sáng tạo mà còn chú ý đến “phương thức sử dụng” những kết quả đó. Nếu phương thức sử dụng những kết quả đó không đúng sẽ gây ra phản văn hóa. Điều này rất có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay ở nước ta cũng như trên phạm vi toàn cầu.Tư tưởng thể hiện trong định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh rất gần gũi với định nghĩa mà Tổ chức UNESCO đưa ra tại Hội nghị quốc tế năm 1982 với trên 1000 đại biểu đại diện cho hơn 100 nước tham dự. Khi cách mạng mới thành công, trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh đã nâng văn hóa cùng với kinh tế, chính trị, xã hội thành bốn lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng” [6, tr.1]. Từ phương diện thực tiễn xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh văn hóa như một lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, do đó theo quan điểm mác xít, nó có quan hệ mật thiết với cơ sở hạ tầng là đời sống kinh tế, đồng thời có quan hệ với các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng. Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế: xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng là nền tảng của việc xây dựng và phát triển văn hóa “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được” [36, tr.345]. Đối với các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị. Về mối quan hệ này, ở đầu thế kỷ đã có học giả cho rằng, đối với nước ta, văn hóa cùng chung số phận nô lệ cùng với dân tộc, nhân dân bị đày đọa trong vòng tối tăm, dốt nát cho nên vấn đề văn hóa còn quan trọng hơn vấn đề chính trị, muốn đất nước được giải phóng thì không phải vận
động bằng chính trị mà bằng con đường văn hóa. Trên cơ sở tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ thực tiễn đất nước, Hồ Chí Minh khẳng định: phải tiến hành cách mạng chính trị trước, có nghĩa là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. “Văn hóa với chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn áp nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được” [37, tr.10] Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy quan điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh tiếp tục được phát triển trong các giai đoạn cách mạng về sau và là cơ sở quan trọng trong lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này là Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943.
Nhấn mạnh mối quan hệ của kinh tế, chính trị với văn hóa nhưng Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến vai trò, sức mạnh của văn hóa. Ngay trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc điều này, mặc dù chưa phát biểu thành lời nhưng hoạt động của Người thể hiện rất rõ điều đó. Trong các tác phẩm Người viết từ những năm 20 của thế kỷ trước, đặc biệt là “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh đã dùng ngòi bút sắc sảo để vạch trần sự nghiệp khai hóa văn minh của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa nói chung và ở Đông Dương nói riêng. Trong đó, khai hóa văn minh đi liền với “đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện”, “thi hành chính sách ngu dân triệt để” [34, tr.97], kiểm duyệt ngặt nghèo báo chí bản xứ và hạn chế mở trường học. Khai hóa văn minh còn chà đạp lên văn hóa cổ truyền, thuần phong mỹ tục của các nước thuộc địa… Thông qua các bài viết, các tác phẩm văn học, Hồ Chí Minh đã vạch rõ bản chất của chế độ thực dân Pháp, lên án những tội ác khủng khiếp của chúng đối với nhân dân các nước thuộc địa từ đó khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng của họ đứng lên thay đổi số phận nô lệ của mình. Sau này, Người khái quát sức mạnh của văn hóa nghệ thuật bằng hai câu thơ trong tập “Nhật ký trong tù” viết năm 1943:
Nhà thơ cũng phải biết xung phong” [35, tr.389]
Khi cách mạng mới thành công, trong điều kiện công việc bộn bề của một nhà nước cộng hòa non trẻ đang phải đối đầu với vô vàn thách thức cả bên trong và bên ngoài, theo chủ trương của Người, một Hội nghị văn hóa toàn quốc bàn về xây dựng, phát triển văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới đã được tổ chức. Trong Diễn văn khai mạc Hội nghị vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hồ Chí Minh đã nêu rõ “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên minh, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng” [71, tr.3]. Như vậy, ở đây Hồ Chí Minh đề cập đến sức mạnh của văn hóa với tư cách là sức mạnh tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ chỗ cùng hướng tới lý tưởng tự chủ, độc lập tự do để cùng nhau chia sẻ những giá trị này. Những giá trị lại trở thành đạo lý của dân tộc để mọi người vươn tới trong các hoạt động, thống nhất trong hành động. Đây chính là chất keo kết dính, cố kết cộng đồng dân tộc, chất keo này càng chắc thì cộng đồng càng ổn định bền vững. Văn hóa thực sự có khả năng trở thành động lực thúc đẩy mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách để hướng tới một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Chính vì thế mà Người thiết tha kêu gọi những nhà văn hóa Việt Nam “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân” [71, tr.3], để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình thương yêu con người, chân thành, thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, căm thù mọi thứ giặc nội xâm … Với xã hội, “văn hóa phải làm cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng”, từ đó, Người đi đến khẳng định “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” [71, tr.3]. Đưa ra quan niệm này về chức năng của văn hóa, Hồ Chí Minh đã đặt văn hóa trong định hướng phát triển của xã hội hiện đại, coi văn hóa gắn với phát triển, là mục tiêu của sự phát triển. Nó gắn với việc tạo ra những con người có lý tưởng, có trí tuệ, có hoài bão đưa dân tộc thực sự có độc lập, tự do, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, “sánh vai” với các nước trên thế giới.
Đề cương văn hóa Việt Nam là một cương lĩnh văn hóa trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trước khi đi vào những vấn đề cụ thể của văn hóa dân tộc, Đề
cương đã dành phần mở đầu đặt vấn đề về văn hóa, trong đó phạm vi của văn hóa “bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật” [33; tr.132]. Như vậy, văn hóa được hiểu là đời sống tinh thần với ba lĩnh vực là tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Nếu đánh giá theo cách nhìn hiện tại thì quan niệm này còn hạn hẹp vì chưa bao quát hết được các lĩnh vực của văn hóa nhưng rõ ràng đặt trong thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc đó ba lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giải phóng văn hóa. Đối với tư tưởng, hệ tư tưởng xác định khuynh hướng phát triển của văn hóa về mặt tinh thần và hệ tư tưởng nào chiếm vị trí chủ đạo trong nền văn hóa nào sẽ định hướng cho nền văn hóa đó, còn nghệ thuật tác động đến đời sống xã hội, tới tư tưởng tình cảm của quần chúng nhân dân thông qua các hình tượng nghệ thuật. Khi Đề cương ra đời là lúc phát xít Nhật đã vào Việt Nam với giấc mộng Đại Đông á, tuyên truyền Nhật Bản đồng văn với Việt Nam, người Nhật là cứu tinh cho nòi giống da vàng, tìm cách phô trương và giới thiệu văn hóa của họ qua các sáng tác nghệ thuật. Người Pháp thì ra sức truyền bá “văn hóa trung cổ”, “văn hóa ngu dân”, “chủ nghĩa đầu hàng”, “chủ nghĩa ái quốc mù quáng”. Tất cả những thủ đoạn đó không ngoài mục đích “trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam” [33, tr.134]. Do đó việc nhấn mạnh tư tưởng, học thuật và nghệ thuật là đúng đắn. Về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, Đề cương khẳng định: văn hóa bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật cho nên nó thuộc kiến trúc thượng tầng và chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng sinh ra nó là kinh tế, mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế thể hiện ở chỗ “nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựa trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội” [33, tr.132]. Quan điểm này được Nguyễn Hữu Đang phân tích cụ thể trong bài “Trở ngại của văn hóa dưới ách đế
quốc” trên tạp chí Tiên Phong số 1 năm 1945. Về kinh tế, cũng như các xứ thuộc địa
khác, thực dân Pháp đã biến Đông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa với giá rất cao và một nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho chính quốc. Các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương mại đều bị bóp chẹt, không thể mở mang được và phụ thuộc vào nước Pháp, người lao động bị bóc lột cùng kiệt. Duy trì cái nền tảng kinh tế đó, chủ nghĩa thực dân đưa đồng bào ta vào con đường nô lệ; trí thức không có điều kiện để vươn tới đỉnh cao của khoa học, tư tưởng và nghệ thuật vì miếng cơm manh áo; nhiều nhà văn, nghệ sĩ phải “đành lòng đem bán rẻ tài năng” và đương nhiên
người lao động lao lực, kiệt quệ vì đói rét, bệnh tật, tối tăm vì thất học, chiếm đa số mà “chẳng thể đóng góp vào việc tạo tác những công trình văn hóa, cũng chẳng được thâu thái, chẳng thâu thái nổi ảnh hưởng của những công trình văn hóa” [33, tr.127]. Rõ ràng, trên nền tảng của kinh tế phụ thuộc, văn hóa dân tộc là “văn hóa nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân”. Khi Nhật vào Đông Dương cùng với Pháp làm tan rã nền kinh tế ấy thì” Cây văn hóa vốn cằn cỗi lại càng khô héo hơn, tàn lụi bởi màu đất chẳng còn” [33, tr.128]. Về chính trị, chính quyền thực dân thi hành chính sách đàn áp, độc đoán, mất dân chủ. “Một nước mà nền kinh tế đã phụ thuộc vào người và mất chủ quyền chính trị thì khỏi sao văn hóa nhiễm tính chất nô dịch và phụ thuộc” [33, tr.130]. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: để cho văn hóa được phát triển thuận lợi thì điều quan trọng là phải thoát khỏi ách thuộc địa, thực hiện nền độc lập dân tộc để có thể tổ chức kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ của thế giới. Nhấn mạnh mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế và chính trị ở phương diện trên nhưng cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh và Đề cương văn hóa đều không đơn giản xem văn hóa đơn thuần chỉ là sự phản ánh và phụ thuộc vào kinh tế, chính trị. Văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó có tính độc lập tương đối với kinh tế và chính trị. Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, những người mác xít Việt Nam cũng chỉ ra vai trò của văn hóa, coi văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa mà người cộng sản phải hoạt động. Cách mạng chính trị mới dừng lại ở việc giải phóng dân tộc ra khỏi ách đô hộ của ngoại xâm, lật đổ chế độ quân chủ phong kiến, đem lại chính quyền về tay nhân dân lao động cho nên muốn hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội thì không chỉ dừng lại ở cách mạng chính trị mà phải hoàn thành cách mạng văn hóa. Bởi lẽ, trong cuộc vận động xã hội to lớn này, không chỉ dừng lại ở phá đổ cái cũ mà phải xây dựng cái mới như thế nào? Sau khi đánh đổ giai cấp thống trị, lực lượng cách mạng phải có đủ tài lực củng cố địa vị của mình, tiếp tục công việc xây dựng xã hội, gây dựng một nền văn hóa mới, vì vậy “Công cuộc vận động về văn hóa cũng quan trọng như cuộc vận động về kinh tế, chính trị. Nên vấn đề văn hóa ngày nay đã trở thành một mặt