Giải pháp về sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và gia đình người được miễn trách nhiệm hình sự để giám sát, quản lý và giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam potx (Trang 116 - 117)

người được miễn trách nhiệm hình sự để giám sát, quản lý và giáo dục

Trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, nhà làm luật Việt Nam mới chỉ quy định riêng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69) là "giao người phạm tội cho gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, công tác giám sát, giáo dục". Ngoài ra, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 trước đây cũng đã quy định: "Trong trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 Bộ luật hình sự, thì cơ quan Điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền" (khoản 3 Điều 139)...

Như vậy, hiện nay việc chuyển giao người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự cho gia đình, cơ quan, tổ chức mới chỉ được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69) là bắt buộc, còn lại chưa áp dụng đối với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác trong Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi, biện pháp quản lý này nên áp dụng bắt buộc đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên và là lựa chọn đối với những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết

miễn trách nhiệm hình sự là một biện pháp pháp lý cần sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân, của các cơ quan, tổ chức và nhất là gia đình người được miễn trách nhiệm hình sự để giám sát, giáo dục họ.

Việc giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức tương ứng giám sát và giáo dục người phạm tội nói chung, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nói riêng chính là thể hiện sự vận dụng đúng đắn các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng, cũng như của gia đình và chính quyền địa phương nhằm xóa bỏ những điều kiện, khả năng tiếp tục tái vi phạm hoặc phạm tội, làm cho người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự chủ động tích cực cải tạo trở thành người lao động lương thiện và có ích cho xã hội.

Trong nội dung cải tạo, giáo dục và giám sát người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, gia đình hoặc cơ quan, tổ chức cần phải có những biện pháp tích cực tác động làm cho người được miễn trách nhiệm hình sự thấy được hành vi phạm tội của mình trước đó, hậu quả tác hại mà mình đã gây ra cho gia đình và cho xã hội, thấy được chính sách khoan hồng, độ lượng của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của gia đình, cơ quan tổ chức đối với họ, để họ ý thức được trách nhiệm của mình trước gia đình, trước chính quyền địa phương và trước xã hội, quên đi quá khứ sai lầm, phấn đấu lao động và làm việc để trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì vậy, về giải pháp này, chúng tôi đã cụ thể hóa bằng việc ghi nhận nó trong nội dung khoản 3 điều luật đầu tiên về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự trong mô hình lý luận của chế định miễn trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam potx (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)