Trình độ lao động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 25 - 29)

Bảng 3.2: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CAFATEX

Cơ cấu lao động Số lao động Trình độ học vấn

Đại học Trung cấp Cấp III

Lao động gián tiếp 200 150 30 20

Lao động trực tiếp 2.100 - - 2.100

Tổng số lao động 2.300 150 30 2.120

% 100,00 6,52 1,30 92,17

Biểu đồ 3.1: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CAFATEX

Qua biểu đồ 3.1, ta thấy số lao động phổ thông của công ty còn chiếm rất nhiều, chiếm 92,17% so với tổng số lao động của toàn công ty. Với số lao động có trình độ phổ thông thì đa số là bộ phận lao động trực tiếp của công ty. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả thì công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, công ty Cafatex đang chuẩn bị xúc tiến một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Bên cạnh đó công ty còn đảm bảo thu nhập tiền lương cho nhân viên, tiền lương qua mỗi năm của nhân viên đều tăng đến năm 2006 khoảng 1.500.000đ/người tháng so với các công ty thủy sản khác thì Cafatex trả lương cho công nhân tương đối cao.

Biểu đồ 3.2: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY CAFATEX

Bộ phận lao động gián tiếp của công ty gồm nhiều bộ phận thuộc các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua,…Trình độ của bộ phận lao động gián tiếp này được thể hiện cụ thể thông qua biểu đồ 3.2. Qua biểu đồ này, ta thấy rõ tổng số lao động của bộ phận lao động gián tiếp là 200 người. Trong đó, số lao động có trình độ đại học là 150 người chiếm 75%, số lao động có trình độ trung cấp là 30 người chiếm 15% và số lao động cấp III là 20 người chiếm 10%. Từ đó cho thấy trình độ đại học chiếm một số lượng rất lớn trong tổng lực lượng lao động gián tiếp của công ty nên tình hình hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của công ty gặp thuận lợi.

Mặt khác, Cafatex là một doanh nghiệp lớn hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chức năng của công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của công ty cho phép các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác. Tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn

và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của công ty.

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂNCỦA CÔNG TY

3.4.1 Thuận lợi

Công ty được đặt ngay vị trí trung tâm của 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL nên thu hút được nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng khá tốt.

Công ty có đội ngũ nhân sự có trình độ cao, thu thập và xử lý thông tin chính xác, kịp thời. Từ đó, làm cho hoạt động trong toàn công ty luôn được hài hoà với nhau, từ khâu thu mua, quyết định công nghệ chế biến đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì của sản phẩm, … đều đạt được tiêu chuẩn cao, đủ chất lượng để công ty có thể xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác.

Công ty đã được cấp nhiều chứng nhận về chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó cũng đầu tư xây dựng và thực hành có hiệu quả phòng kiểm nghiệm sinh hóa với quy mô chiều sâu đạt nhiều kết quả kiểm soát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cho tất cả các khách hàng nhập khẩu đa dạng ở các nước phát triển công nghệ chế biến tiên tiến. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế, có thể khẳng định rằng: nhãn hàng cafatex được biết đến như là sản phẩm quen thuộc của người tiêu dùng ở các nước phát triển.

Luôn tìm hiểu khách hàng trước khi buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.

3.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi giúp Cafatex có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại những khó khăn phải kể đến:

Công ty không gần biển nên việc thu mua nguyên liệu còn hạn chế. Các loại nguyên liệu của công ty được thu mua chủ yếu từ các tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh ..., ngoài ra công ty còn phải nhập một số nguyên liệu từ nước ngoài. Bên cạnh đó khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến hàng thủy sản phải kể đến như Cataco, Nam Hải, Agifish,… đa số những công ty này đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống như nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm số lượng và giá cả nguyên liệu thường xuyên bị biến động nên gặp khó khăn về số lượng và giá cả.

Tình hình thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản xuất khẩu thời gian gần đây có nhiều biến động nhất là thị trường Mỹ tác động xấu đến giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản mà chủ yếu là mặt hàng tôm các loại.

Giá cả các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng, giá thành sản xuất tăng làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Phải thường xuyên thay đổi nhân viên do tình trạng bỏ việc ngày càng tăng.

Đối thủ cạnh tranh ngoài nước tương đối mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia... Hiện nay sản phẩm tôm thẻ chân trắng ( đối thủ của tôm sú) của Trung Quốc và Ấn Độ đã thâm nhập rộng vào thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w